Do máy hỏng đột suất hay mang máy đi sửa chữa theo kế hoạch, trước khi tháo cần quan sát kỹ cụm máy và các thiết bị quan trọng để quan sát các lỗi hư hỏng và đưa ra biện pháp để sửa chữa. Trước khi tháo máy ra sửa chữa cần được chuẩn bị các chi tiết để thay thế , các dụng cụ và gá lắp cần thiết. Các bộ phận máy phải được lau chùi sạch dầu mỡ bụi bẩn trên máy. Để thuận tiện và tránh nhầm lẫn cho việc tháo lắp chúng ta cần tuân theo các nguyên tắc sau:
• Chỉ được phép tháo rời cơ cấu hay cụm máy nào đó khi cần sửa chữa bảo dưỡng cơ cấu cụm máy đó.
• Trước khi tháo máy cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng thông qua bản vẽ thiết kế chi tiết của nhà sản suất đưa ra và phải được vạch kế hoạch tháo và tiến độ bảo dưỡng sửa chữa. Nếu máy không có bản vẽ thì trong quá trình tháo phải lập được sơ đồ động cơ của
máy, nếu máy phức tạp thì phải thành lập được sơ đồ tháo cho máy để tránh nhầm lần trong quá trình tháo.
• Trong quá trình tháo cần định các hư hỏng của các chi tiết, lập phiếu sửa chữa trong đó phải ghi tình trạng và nguyên nhân hư hỏng của thiết bị đó.
•Thường tháo từ các nắp che, bảo vệ máy để có chỗ tháo các chi tiết bên trong, khi lắp thì ngược lại.
• Khi tháo các cụm máy cần phải đánh dấu bằng ký hiệu riêng, nếu không cần thiết giữ nguyên vị trí tương quan giữa các chi tiết.
• Mọi chi tiết tháo ra phải phù hợp với phiếu sửa chữa đó đưa ra.
• Để tháo các chi tiết như bánh đai, trục, vũng bi, bánh răng cần phải dùng các dụng cụ chuyên dụng như vam 3 càng, máy ép thủy lực, hoặc các dụng cụ chuyên dụng để tháo. • Khi không thể dùng vam hay máy ép ta có thể dùng búa tạ thông qua dụng cụ như tông đồng, gỗ để tháo. Để tháo các chi tiết nặng cần phải có thiết bị nâng hạ như cần trục mát nâng chuyên dụng hoặc pa lăng xích để tháo.