Hiện thực module giám sát trong Virtual Lab

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên trên nền tảng điện toán đám mây cho hệ thống Virtual Lab trong trường đại học (Trang 56 - 59)

Module giám sát được xây dựng bằng ngôn ngữ Java nhằm tương tác với Zenoss để truy xuất dữ liệu và điều khiển các tiến trình giám sát trong hệ thống Zenoss. Module sử dụng hệ cơ sở dữ liệu Mysql để lưu trữ những thông tin lấy được từ Zenoss nhằm cung cấp cho các module quản lý tài nguyên và module tính phí.

Hình 4.10: Giao diện trang chủ của website

Trang chủ của website có chức năng ra lệnh deploy một máy ảo từ một mẫu đã được định nghĩa trước trong hệ thống OpenNebula và chức năng yêu cầu tiến trình truy cập vào Zenoss lấy dữ liệu giám sát về database MySql. Bên cạnh đó, với việc nhập tên host hoặc IP sẽ cung cấp 2 chức năng xem các máy ảo đang chạy trên máy vật l{ đó hoặc thêm máy đó vào hệ thống giám sát Zenoss. Việc thêm một thiết bị vào hệ thống giám sát Zenoss yêu cầu khoảng 1ph – 2ph để khởi tạo thiết bị trong Zenoss, 1ph để model thiết bị nhằm kiểm tra trạng thái thiết bị và 1 ph - 2 ph để có dữ liệu giám sát đầu tiên.

54

Hình 4.11: Giao diện của bảng kết quả giám sát các máy vật lý

Giao diện của bảng kết quả nhằm định dạng lại dữ liệu và cung cấp giao diện để theo dõi dữ liệu hiện có trong cơ sở dữ liệu. Tương tự giao diện trên, còn có các giao diện thông tin máy ảo và giao diện quản lý tiến trình trong máy ảo.

55

Chương 5. Đánh giá

Qua quá trình hiện thực, các module hiện thực tuy đã đáp ứng được những mục tiêu đề ra nhưng vẫn còn những chức năng chưa thật sự hoàn chỉnh để tích hợp vào dự án phòng thí nghiệm ảo. Bên cạnh đó, dữ liệu thu thập được từ các thành phần giám sát vẫn chưa được kiểm định và so sánh kết quả với những công cụ giám sát chuyên biệt. Mặc dù những plugin lấy dữ liệu được tổng hợp từ cộng đồng của Nagios - Zenoss được đánh giá cao bởi người dùng nhưng cần thiết phải qua một thời gian vận hành và kiểm định từ hệ thống thực tế. Các kết quả giám sát trong phần hiện thực được cập nhật trong khoảng thời gian 1 – 2ph ngắn hơn mặc định của hệ thống Zenoss là 5ph nhằm đáp ứng tốt nhu cầu cho nhà quản trị. Tuy nhiên, khoảng thời gian trên cần xem xét và điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu giám sát tài nguyên sử dụng với chức năng định thời. Trong giai đoạn luận văn, đề tài sẽ tiếp tục kiểm định những dữ liệu giám sát trên hệ thống có quy mô lớn hơn nhằm rút ra những thông số phù hợp với từng nhu cầu cụ thể.

Trong mô hình hiện thực, chức năng giám sát trực tiếp thu thập dữ liệu và cập nhật vào cơ sở dữ liệu của hệ thống. Để sử dụng những dữ liệu này, chức năng quản lý tài nguyên và tính toán chi phí sử dụng được phép truy cập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu để sử dụng kết quả giám sát. Giải pháp hiện thực này dẫn đến sự thiếu trong suốt trong quá trình tích hợp các chức năng, dẫn đến tính linh hoạt không cao và dễ dẫn đến sự thiếu nhất quán trong dữ liệu. Nhóm đã thống nhất và đề xuất trong giai đoạn tiếp theo sẽ hiện thực cơ chế trao đổi thông tin sử dụng gọi hàm từ xa như XML RPC nhằm khắc phục những nhược điểm trên.

Nhìn chung các kết quả thu thập được từ hệ thống giám sát hiện tại là dựa vào từng thiết bị độc lập trong khi nền tảng điện toán đám mây và đề tài phòng thí nghiệm ảo đòi hỏi nhiều cấp giám sát khác nhau. Bên cạnh những dữ liệu chi tiết, dựa vào mục tiêu của các hệ thống khác nhau đòi hỏi cần có những cấp giám sát tổng quát hơn như giám sát theo cụm máy vật lý (Physical cluster) hay theo cụm máy ảo (Virtual cluster). Việc giám sát theo nhiều cấp hứa hẹn là bài toán thú vị và đầy thách thức. Bên cạnh đó, đề tài sẽ tiếp tục mở rộng khả năng tự động hóa nhận dạng sự thay đổi trong các máy giám sát như khi khám phá một máy mới trong mạng (auto discover devices).

56

Tài liệu tham khảo

[1] Zenoss 3.x Core Network and System Monitoring - Michael Badger

[2] Luận văn tốt nghiệp đại học: nghiên cứu các giải pháp và xây dựng mô hình cho việc giám sát hệ thông điện toán đám mây – Nguyễn Hữu Lâm, Nguyễn Ngọc Thịnh 6/2011. [3] Zenoss Administration – Zenoss, Inc

[4] Creating Zenoss ZenPacks for Zenoss 3 – Jane Curry

[5] Báo cáo những nguyên lý sáng tạo ứng dụng trong điện toán đám mây và công nghệ ảo hóa - Trần Trung

[6] Zenoss Developer Guide – Jane Curry

[7] Zenoss Json API – Zenoss Core API - Zenoss, Inc [8] OpenNebula Documentation Website http://community.zenoss.org http://zenoss.com http://en.wikipedia.org/wiki/Cloud_computing http://nagiosplugins.org/ http://exchange.nagios.org/ http://vcl.ncsu.edu/

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên trên nền tảng điện toán đám mây cho hệ thống Virtual Lab trong trường đại học (Trang 56 - 59)