Chính sách khoa học và công nghệ được mở rộng…
Chính sách nghiên cứu và đổi mới được mở rộng, đáp ứng lại những cải cách rộng hơn để thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế cũng như chú tâm vào các mối quan tâm của quốc gia (như việc làm, giáo dục, sức khoẻ) và các thách thức toàn cầu ngày càng tăng như an toàn năng lượng và thay đổi khí hậu.
…đáp ứng toàn cầu hoáNCPT và mở ra các hình thức đổi mới
Toàn cầu hoá sản xuất và hoạt động NCPT gia tăng và ngày càng có thêm nhiều hình thứcliên kết và mang tính mở hơn trong đổi mới cũng đang thách thức các chính sách khoa học và công nghệ quốc gia. Các nước phải xây dựng năng lực đổi mới và nghiên cứu quốc gia để thu hút đầu tư nước ngoài cho NCPT và đổi mới và phải khuyến khích sự tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Điều này đòi hỏi sự hợp tác về chính sách và những thay đổi về cơ cấu quản lý
Những thách thức như vậy thúc đẩy các nước cải thiện sự hợp tác xây dựng và phổ biến chính sách quốc gia, gồm cả cấp quốc tế, như được minh hoạ bởi việc thành lập Khu vực Nghiên cứuchâu Âu (ERA). Một số nước thống nhất trách nhiệmxây dựng các chính sách nghiên cứu và đổi mớitrong một cơ quan duy nhất như là một cách để cải thiện sự hợp tác hay để phản ánh mức độ ưu tiên cao hơn đối với các chính sách này.
Ngân sách công cho NCPT tiếp tục tăng, một phần đáp ứng các mục tiêu quốc gia
vềNCPT
Nhiều nước OECD đã tăng việc tài trợ công cho NCPT bất chấp sức ép đối với ngân sách thường xuyên và việc cắt giảm toàn bộ tài trợ củaChính phủ ở một số nước. Việc tăng lên này có liên quan đến các mục tiêu ngân sách quốc gia như các ngân sách do EU dùng để tăng cường chi tiêu cho nghiên cứu chiếm 3% GDP vào năm 2010. Trong khi gần như hầu hết các nước EU không đáp ứng được các mục tiêu quốc gia của họ vào năm 2010, thì những mục tiêu như vậy thể hiện lời cam kết chính trị để kích thích đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới. Nhiều nước không thuộc EU cũng đặt các mục tiêu khuyến khíchNCPT trong nhiều thập kỷ tới.
Ngày càng nhiều nước thực hiện ưu đãi thuếNCPT, nảy sinh việc cạnh tranh thuế
Những năm gần đây có sự chuyển đổi từ tài trợ công trực tiếp cho NCPT thương mại sang tài trợ không trực tiếp (Hình 3). Năm 2005, ngân sách Chính phủ trực tiếp được cấp trung bình là 7% cho NCPT thương mại, giảm từ 11% năm 1995. Năm 2008, 21 nước OECD áp dụng trợ giúp thuế cho NCPT thương mại, tăng từ 12 nước năm 1995. Việc sử dụng ngày càng nhiều tín dụng thuế NCPT một phần do các nước cố gắng tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp choNCPT.
Các chính sách hỗ trợ cho các hệ kinh tế tập trung, có hệ thống và đổi mới đang được phát triển
Các sáng kiến tập trung, có hệ thống tiếp tục xuất hiện trong khi nhiều công cụ khác nhau (như tín dụng thuế) đang được sử dụng đồng thời để khuyến khích hợp tác giữa
ngành công nghiệp và nghiên cứu. Với việc toàn cầu hóa, hỗ trợ cho tập trung cũng đang được phát triển với quan điểm tạo ra “các đầu mối” tầm cỡ thế giới để liên kết các chuỗi giá trị đổi mới toàn cầu hơn là các cụm đổi mới giới hạn trong phạm vi địa lý. Các liên kết và sự hợp tác giữa các khu vực trong và ngoài nước đang trở nên quan trọng hơn.
Hình 3. Mức trợ cấp thuế cho1 USD thực hiệnNCPT, năm 20081