Đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới dẫn đến tăng trưởng kinh tế mạnh
Cho đến gần đây, bối cảnh toàn cầu cho hoạt động đổi mới có nhiều thuận lợi. Đầu tư choNCPT của OECD tăng từ 468 tỷ USD năm 1996 lên 818 tỷ năm 2006. Tổng chi tiêu nội địa cho NCPT (GERD) tăng 4,6%/năm (tính theo giá trị thực tế) từ năm 1996 đến 2001, nhưng tăng trưởng chậm hơn 2,5%/năm từ năm 2001 đến năm 2006. Đầu tư tương lai phụ thuộc một phần vào các tác động lâu dài hơn của việc không ổn định thị trường tài chính đối với chi tiêu của kinh doanh.
Một số nền kinh tế không thuộc OECD đang trở thành những nền kinh tế chi tiêu quan trọng choNCPT
Tuy nhiên, phân bổ toàn cầu cho NCPT đang thay đổi. GERD của Trung Quốc đạt 86,8 tỷ USD năm 2006 sau khoảng thời gian tăng 19%/năm tính theo giá trị thực tế, từ năm 2001 đến 2006. Đầu tư choNCPT ở Nam Phi tăng từ 1,6 tỷ USD năm 1997 lên 3,7 tỷ USD năm 2005. Nga vượt lên từ 9 tỷ USD năm 1996 lên 20 tỷ USD năm 2006 vàẤn Độ đạt 23,7 tỷ USD năm 2004. Kết quả là các nền kinh tế không thuộc OECD đã tăng đáng kể tỷ lệ đầu tư choNCPT của thế giới –lên tới 18,4% năm 2005, từ mức 11,7% năm 1996. Vị trí ngày càng tăng của các nước này trong nền kinh tế toàn cầu cũng thay đổi, cũng giống như mức độ đầu tư choNCPTso với GDP ngày càng tăng, đặc biệt là ở Trung Quốc. Năm 2005, tổng chi tiêu cho NCPT toàn cầu ở 3 khu vực chính của OECD là khoảng 35% ở Mỹ, 24% ở EU27 và 14% ởNhật Bản. Trong khi Nhật Bản vẫn duy trì mức đầu tư cho NCPT của mình từ năm 2000 thì Mỹ giảm hơn 3% do việc tăng chậm trong chi tiêu cho NCPT của khu vực doanh nghiệp(BERD), và EU giảm 2% (Hình 1).
Tốc độ gia tăng của NCPT của khu vực doanh nghiệp chậm hơn nhưng ổn đinh
Các doanh nghiệp thực hiện phần lớn NCPT ở hầu hết các nước OECD. Đầu tư cho NCPT tăng hơn một thập kỷ qua, mặc dù tốc độ gia tăng chậm lại đáng kể từ năm 2001. Ở 27 nước thuộc EU (EU27), mức cho BERD chỉ tăng từ năm 1996 đến năm 2006, chiếm 1,11% GDP. Điều này cho thấy EU không thể đáp ứng mục tiêu BERD là 2% GDP của mình vào năm 2010. Ở Mỹ, mức NCPT thuộc doanh nghiệp đạt 1,84% GDP năm 2006, giảm từ 2,05% năm 2000, trong khi đóNhật Bản đạt mức cao mới là 2.62%. Ở Trung Quốc, tỷ lệ BERD trên GDP tăng nhanh, đặt biệt từ năm 2000, và hiện nay hầu như đạt mức của EU27 là 1,02% GDP năm 2006.
Quốc tế hóa NCPT lan rộng
Đầu tư cho NCPT tăng từ các nguồn nước ngoài (thông qua các doanh nghiệp tư nhân, các viện nghiên cứu công hay các tổ chức quốc tế). Ở hầu hết các nước OECD, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào NCPT thương mại ngày càng tăng, vì các công ty nước ngoài thu được nguồn thực hiện NCPT từ các công ty địa phương hay các chi nhánh mới thành lập.
Hình 1: Xu hướng đầu tư choNCPT toàn cầu ở các khu vực chính của OECD và các nền kinh tế không thành viên được lựa chọn
Nguồn: Dựa theo dữ liệu của 79 nước không thuộc OECD (Cơ quan Thống kê
UNESCO) và 30 nước OECD (Cơ sở dữ liệu các chỉ số cơ bản về khoa học và công nghệ OECD 2008/1)
Công bố bằng sáng chế và xuất bảnkhoa học gia tăng
Hầu hết các nước đều có sự gia tăng về việc công bố bằng sáng chế và xuất bản khoa học trong những năm gần đây. Mặc dù Mỹ tiếp tục chiếm phần lớn nhất về bằng sáng chế ba vùng (sáng chế được đăng ký tại Mỹ,Nhật Bản và EU để bảo hộ cho cùng một phát minh) nhưng tỷ lệ của chúng đã giảm xuống, cũng giống như EU. Cùng thời gian này, số bằng sáng chế 3 vùng của các nền kinh tế châu Á tăng đáng kể từ năm
1995 đến năm 2005, mặc dù vẫn còn ở mức thấp. Các bài báo khoa học được công bố cũng tăng lên, nhưng chỉ tập trung ở một số nước- toàn bộ khu vực OECD chiếm hơn 81% các bài báo được đăng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, năng lực khoa học đã tăng mạnh ở một số nền kinh tế nổi lên (Hình 2).
Hình 2: Công bố bằng sáng chế và khoa học ở các khu vực chính của OECD và các nền kinh tế không phải là thành viên có chọn lọc
Nguồn: Cơ sở dữ liệu bằng sáng chế của OECD, 2008
Yêu cầu về nguồn nhân lực gia tăng
Trìnhđộ tri thức tăng lênở nhiều nước đưa đến nhu cầu ngày càng tăng đối với các công nhân có kỹ năng cao. Việc sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (HRST) khu vực OECD tăng nhanh hơn cả. Nhân tài quốc tế góp một phần đáng kể vào việc cung cấp nhân lực HRST ở nhiều nước OECD, và thị trường toàn cầu về nguồn nhân lực kỹ năng cao trở nên cạnh tranh hơn vì các cơ hội việc làmở các nước cấp nhân lực chủ yếu, như Trung Quốc, Ấn Độ được cải thiện. Với nhiều nước đang phát triển, hàng loạt sáng kiến tạo điều kiện thuận tiện cho di trú, quốc tế hóa thị trường lao động HRST gần như diễn ra liên tục.
Đồng thời, cạnh tranh về nhân tài quốc tế tăng lên có nghĩa rằng các nước này ngày càng cần tăng cường hơn nữanguồn nhân lực của mình.