III. ƯU ĐIỂM CỦA GIS TRONG XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÔNG PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀ
Việc lấy số liệu cho đề tài tương đối đơn giản và ít tốn kém về thời gian và kinh phí nên các điểm lấy số liệu được chọn một cách ngẫu nhiên sao cho phân bố tương đối đồng đều. Tuy nhiên khi việc thu thập số liệu phức tạp và tốn kém nhưđo các mẫu môi trường bằng hệ phổ kế gamma phông thấp thì cần phải lập mạng lưới lấy mẫu trước khi thực hiện. Vì thế trong tương lai cần phải nghiên cứu lý thuyết Tối ưu hóa mạng lưới lấy mẫu nhằm tiết kiệm công sức và kinh phí khi thực hiện. Cụ thể sẽ tìm cơ sở khoa học cho việc chọn số lượng mẫu, mật độ, kích thước ô lưới, phương pháp nội suy…
Với mức độ cao hơn, ngoài bản đồ suất liều phóng xạ, đề tài có thể thực hiện thêm bản đồ biểu diễn hoạt độ phóng xạ riêng của các nguyên tố quan tâm. Như vậy không những mô tả trực quan mức phông tại khu vực nghiên cứu mà còn có thể cho biết hàm lượng các nguyên tố phóng xạ quan tâm. Khi đó có thể phân biệt rõ mức phông thiên nhiên và mức phông nhân tạo tại khu vực nghiên cứu. Việc làm này có thể thực hiện được do hiện nay nhiều phòng thí nghiệm đã có hệ phổ kế gamma phông thấp hiện đại trong đó có phòng thí nghiệm Vật lý hạt nhân trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
Nhưđã trình bày, nếu có bản đồ và kiến thức vềđịa chất ta có thể phân tích bản đồ phông phóng xạ kết hợp với bản đồ địa chất, từ đó tìm mối liên hệ giữa mức phông và nền địa chất tại khu vực nghiên cứu. Đây là một thế mạnh của GIS vì có thể phân tích một lượng lớn các thông tin thuộc tính.
Mục đích chính của đề tài là tiếp cận với công nghệ GIS dùng xây dựng bản đồ phông phóng xạ nên vẫn còn nhiều rất nhiều hạn chế khi thực hiện. Trong thời gian tới, người thực hiện đề tài sẽ tiếp tục tìm hiểu và học hỏi về GIS. Sau khi đã nắm vững các bước vẽ bản đồ phóng xạ sẽ xây dựng một qui trình giúp việc xây dựng bản đồ phóng xạđược thực hiện nhanh chóng và chính xác.