TRÌNH BÀY BẢN ĐỒ PHÔNG PHÓNG XẠ

Một phần của tài liệu Đề tài ứng dụng gis xây dựng bản đồ phông phóng xạ môi trường khu vực thành phố Biên Hòa (Trang 37 - 40)

III. ƯU ĐIỂM CỦA GIS TRONG XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÔNG PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG

2. TRÌNH BÀY BẢN ĐỒ PHÔNG PHÓNG XẠ

Đây là công đoạn cuối cùng khi xây dựng bản đồ phông phóng xạ. Ngoài sự chính xác, một bản đồ còn đòi hỏi tính trực quan, thẩm mĩ.

Khi vẽ bản đồ suất liều trên, hai lớp là lớp giao thông và thủy hệđược dùng. Tuy nhiên khi cần vẽ bản đồ đường đồng mức ta không nên dùng lớp giao thông vì lớp này bao gồm chủ yếu là các đường làm khó quan sát các đường đồng mức. Như vậy, khi vẽ bản đồ phông phóng xạ, theo đề suất của người làm đề tài này, chỉ cần lớp thủy hệ và ranh giới trên bản đồđịa lý.

Một bản phóng xạđầy đủ cần có đánh dấu các vùng có phông phóng xạ dị thường và kèm theo chỉ dẫn bổ sung về thành phần phóng xạ, điều mà đề tài này chưa làm được do hạn chế về thiết bị. Tỉ lệ xích của bản đồ càng nhỏ sẽ có giá trị sử dụng càng cao. Đối với bản đồ phóng xạ của tỉnh hoặc thành phố có thể chọn tỉ lệ 1/50 000 hoặc 1/25 000.

Một vấn đề cần quan tâm là việc phổ cập kiến thức về phông phóng xạ môi trường trong dân chúng. Rõ ràng những khái niệm phóng xạ trình bày trong phần trên hoàn toàn không có trong sách giáo khoa phổ thông. Như vậy có nghĩa là chỉ một số rất ít người có thể xem và hiểu được bản đồ phông phóng xạ một cách đầy đủ. Đại bộ phận dân chúng chỉ biết đến phông phóng xạ môi trường qua các khuyến cáo, cảnh báo phóng xạ. Với mục đích trên cần phải đưa ra chuẩn thống nhất, đơn giản cho các bản đồ phóng xạ (chuẩn về màu sắc, tỉ lệ, các kí hiệu và qui ước…) và phổ biến rộng rãi trong dân chúng. Trong các phần mềm, tuy thang màu có thể được thay đổi rất dễ dàng nhưng cần có một qui định thống nhất được đưa ra bởi một cơ quan chuyên môn nhằm phục vụ cho việc xây dựng bản đồ phông phóng xạ quốc gia.

Khi cần mức độ chi tiết cao, thang màu của bản đồ suất liều có thể qui ước như bảng 2. Việc xác định các khoảng giá trị dựa vào các các yếu tố như: đối tượng, mục đích,… của bản đồ Đối tượng của bản đồ suất liều do đề tài thực hiện là dân chúng, giá trị dùng tính toán: 7000 giờ/năm [3], giới hạn liều là 1 mSv/năm:

Bảng 5: Qui ước khoảng giá trị thang màu bản đồ suất liều (đề xuất) Mức Khoảng giá trị

(đơn vị Sv/h)

Chú thích Màu

1 Thấp hơn 0.15 Khoảng mức phông thiên nhiên trung

bình trên thế giới. Tím 2 0.15 – 0.35 Từ mức phông đến giá trị suất liều trung bình 2.426 mSv/năm. Xanh dương đậm 3 0.35 – 0.49 Từ giá trị suất liều trung bình đến giới hạn liều hàng năm cho dân Xanh lá cây

chúng (1 mSv/năm, sau khi trừ phông).

4 0.49 – 0.63 Cao hơn cho phép 1 mSv/năm, cần

cảnh báo. Vàng

5 0.63 – 0.70 Cao hơn cho phép 2 mSv/năm. Cam

6 0.70 – 0.84 Cao hơn cho phép 3 mSv/năm. Đỏ 7 Lớn hơn 0.84 Mức nguy hiểm rất cao. Đen

Trong đa số trường hợp thông dụng, để đơn giản thì ta chỉ nên sử dụng 03 màu riêng biệt cho các mức thấp, trung bìnhcao. Ví dụ như bản đồ trong hình sau:

Bản đồ hàm lượng khí radon trong không khí tại Hoa Kỳ

Các vùng có hàm lượng khí radon cao (lớn hơn 4 pCi/L) có màu tím, các vùng có hàm lượng radon thấp (nhỏ hơn 2 pCi/L) có màu xanh và các vùng còn lại có màu vàng (2 – 4 pCi/L).

Một phần của tài liệu Đề tài ứng dụng gis xây dựng bản đồ phông phóng xạ môi trường khu vực thành phố Biên Hòa (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)