0
Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Liên quan cấu trúc giải phẫu xung quanh

Một phần của tài liệu NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG TRÊN BỆNH NHÂN U MEN XƯƠNG HÀM DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI TRONG NĂM 2011 (Trang 41 -45 )

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.8. Liên quan cấu trúc giải phẫu xung quanh

Trong nghiên cứu của chúng tôi khảo sát 32 trường hợp u men thì có 30 trường hợp thấy có liên quan với các răng lân cận (93,8%). Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là gây cắt cụt chân răng liên quan là 65,6% kế đến là mất răng chiếm 43,7%, đẩy lệch thân răng chiếm 37,5% và thấp nhất là răng ngầm với 28,1%. Chúng tôi chỉ khảo sát những răng liên quan trực tiếp đến u và không xét đến các trường hợp răng mất hoặc răng ngầm khác trong xương hàm dưới. Nghiên cứu của Ngô Công Uẩn (2007) [20], tỷ lệ gặp răng ngầm cao hơn với 34,29% trường hợp và răng hàm lớn thứ ba hàm dưới chiếm đa số, chỉ gặp 1 trường hợp u men vùng cằm răng nanh ngầm..

Ueno (1986) quan sát thấy răng ngầm liên quan trong 38% trường hợp và trong số đó có 82% là răng hàm lớn thứ ba hàm dưới, 5 trường hợp liên quan với răng hàm lớn thứ hai và có 3 trường hợp liên quan đến răng hàm nhỏ [55].

Hình ảnh tiêu chân răng cắt cụt ở ngay vùng tổn thương tiếp xúc với chân răng thường thấy ở tổn thương u men nhiều hơn các tổn thương nang hay u lành tính khác của xương hàm. Trong nghiên cứu của chúng tơi, có 21 trường hợp (65,6%) chân răng liên quan bị tiêu.

Các nghiên cứu khác cũng ghi nhận hình ảnh chân răng bị tiêu ngót như Ngơ Cơng Uẩn (2007) ghi nhận 25,71% trường hợp chân răng tiêu ngót với hình ảnh đặc trưng. Tổn thương cắt gọn, các răng liền kề có vị trí tiêu ngót hầu như ngang nhau trên một mặt phẳng. Sirichitra và Dhiravarangkura (1984) [38] quan sát thấy răng bị tiêu chân răng trong 39% các trường hợp và Yaacob (1991) quan sát thấy có 47% các trường hợp có tiêu chân răng.

Bên cạnh đó, u cũng gây tổn thương tới ống răng dưới trong hầu hết các trường hợp (96,9%) đây là nguyên nhân có thể gây ra gây hiện tượng di cảm môi dưới cùng bên được phát hiện trong thăm khám lâm sàng.

Như vậy, có thể thấy rằng u men tuy là một u lành tính, tiến triển âm thầm nhưng có thể gây tổn thương rất lớn khơng chỉ biến dạng xương mà còn làm tổn thương vĩnh viễn các cấu trúc lân cận u của xương hàm dưới.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu hình ảnh X quang thực hiện trên 32 bệnh nhân được khám và chẩn đoán là u men xương hàm dưới được điều trị tại khoa Phẫu thuật hàm mặt Viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2011, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Đặc điểm X – quang u men xương hàm dưới

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh từ 19 – 39 tuổi chiếm 46,9%. Tuổi trung bình là 35,8. Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ khơng có sự khác biệt nam : nữ = 1 : 1,3.

U men xương hàm dưới chỉ xuất phát từ một ổ (96,9%) phát triển lớn dần, thường gặp ở vị trí góc hàm phối hợp với các vị trí lân cận khác (50%) với tổn thương lan rộng nhiều vùng trên xương hàm dưới chiếm 72,9%.

Hình ảnh tổn thương nhiều buồng, ngăn cách nhau với vách xương mỏng và tổn thương một buồng gặp ở xương hàm dưới có tỷ lệ ngang nhau.

Ranh giới với phần xương lành rõ trong phần lớn các trường hợp (81,2%).

Bờ viền không đều thường gặp trong các tổn thương nhiều buồng (90%) trong khi bờ viền đều gặp trong tổn thương 1 buồng (100%).

Phồng vỏ xương cả bản trong và bản ngoài gặp trong hầu hết các trường hợp trên phim panorama và phim CT – Scanner (95,8%), tổn thương liên quan răng lân cận và ống răng dưới cũng gặp ở đa số các trường hợp u men (93,8% và 96,9%).

Thường có sự liên quan giữa kích thước khối u với một số đặc điểm như hình ảnh tổn thương, bờ viền tổn thương: u có kích thước lớn > 4 cm có hình ảnh nhiều buồng, dạng bong bóng xà phịng, bờ viền tổn thương khơng đều. Trong khi u có kích thước ≤ 4 cm có hình ảnh một buồng, bờ viền đều.

KIẾN NGHỊ

Qua những bàn luận và kết luận trên đây, chúng tôi đề xuất một số ý kiến sau:

1. Cần đi sâu nghiên cứu thêm về lĩnh vực giải phẫu bệnh để giúp cho việc phân loại u men chính xác, phục vụ cho quyết định phương pháp điều trị phù hợp

2. Nên đầu tư phát triển hệ thống máy chụp phim X – quang hàm mặt ở các tuyến bệnh viện tỉnh để có thể phát hiện sớm các khối u ngay từ khi chưa có các biểu hiện lâm sàng trên phim X – quang giúp cho việc điều trị bệnh dễ dàng và gây tổn thương xương hàm tối thiểu.

3. Cần phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng các thông tin về bệnh và hâu quả vủa việc đến khám muộn cũng như điều trị khơng thích hợp sẽ gây khó khăn cho điều trị và hậu quả bệnh nhân gặp phải là mất cân đối hình dạng khn mặt, đồng thời nâng cao ý thức người bệnh đối với sức khỏe bản thân.

Một phần của tài liệu NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG TRÊN BỆNH NHÂN U MEN XƯƠNG HÀM DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI TRONG NĂM 2011 (Trang 41 -45 )

×