Cần những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh

Một phần của tài liệu Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 74)

nữa các chương trình kinh tế - xã hội; chủ động khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong các cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật cho phù hợp với yêu cầu của đất nước và bối cảnh quốc tế. Mặt khác, xã hội cũng cần phải tăng cường hơn nữa lực lượng, phương tiện, kinh phí cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, xây dựng các cơ quan này thực sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt. Và để cho pháp luật thực sự có hiệu quả trong việc giữ gìn trật tự kỷ cương của xã hội, tạo mơi trường thuận lợi cho việc hình thành đạo đức mới thì mỗi người (cụ thể là các chủ thể kinh doanh) phải có ý thức tơn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp. Bởi vì, pháp luật khơng chỉ là phương tiện để quản lý xã hội, mà pháp luật cịn là “cơng cụ quan trọng để bảo đảm sự ổn định xã hội vì nó thể chế hố quyền con người, quyền công dân và bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện các quyền đó. Tất cả những vấn đề có liên quan đến an tồn tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm, tự do, bình đẳng, cơng bằng đều có sự điều chỉnh của pháp luật.”

Như vậy, muốn xã hội ổn định, phát triển và ngày càng tiến bộ địi hỏi phải có một hệ thống pháp luật chặt chẽ, hoàn chỉnh và đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động của con người và của toàn xã hội. Sự hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả trong thực thi pháp luật có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. Đây là cơ sở xã hội, cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển đạo đức mới nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

3.2.1.3 Cần những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp thực hiện đạo đứckinh doanh kinh doanh

Chúng ta cần ý thức rằng, khơng có một ranh giời cố định nào về đạo đức mà đạo đức là một phạm trù mà con người luôn cần vươn lên để đạt đến nó. Rất khó kiểm sốt đạo đức vì nó vượt xa hơn việc tn thủ pháp luật rất nhiều. Với đạo đức kinh doanh, vấn đề còn phức tạp hơn vì việc tuân thủ đạo đức trong

ngắn hạn thường không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp trong khi lợi nhuận mới là mục đích chính của doanh nghiệp. Vì vậy các cơ quan nhà nước cần có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp có thành tích trong đạo đức kinh doanh như các giải thưởng: Sao Vàng Đất Việt, Bơng Hồng Vàng,… và đưa thành tích trong đạo đức kinh doanh vào hồ sơ xét duyệt. Các cơ quan thông tin, truyền thông cần đưa tên tuổi các doanh nghiệp trên lên nhiều trang báo mạng, truyền hình,… để tơn vinh và đưa tên tuổi các doanh nghiệp trên gần hơn với người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 74)