Xây dựng đội ngũ lãnh đạo là những con người có đạo đức kinh doanh

Một phần của tài liệu Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 81)

doanh

Trong công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới, đặc biệt từ khi đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị trường, về định hướng xây dựng con người, Đảng ta luôn xác định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển… xây dựng con người Việt Nam giàu lịng u nước, có ý thức làm chủ, có trách nhiệm cơng dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình…”. Nhìn lại tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người ln quan niệm, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Khi bắt tay xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, với đặc điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không phải kinh qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định, đây là sự nghiệp lâu dài, đầy khó khăn, gian khổ. Để hồn thành sự nghiệp ấy, rất cần phải có những thế hệ con người mới xã hội chủ nghĩa, mà theo Người, đây là nguồn lực quan trọng nhất để xậy dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nhận thức đúng đắn vai trò nhân tố con người trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đặt nhiệm vụ xây dựng con người mới là nhiệm vụ hàng đầu. Người khẳng định: “Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Người cũng đưa ra những tiêu chuẩn của con người xã hội chủ nghĩa để định hướng xây dựng:

- Có tinh thần và năng lực làm chủ.

- Có đạo đức: cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. - Có kiến thức khoa học – kỹ thuật, nhạy bén với cái mới. - Có tinh thần năng động sáng tạo, dám nghĩa dám làm.

Nói cách khác, con người xã hội chủ nghĩa trong quan niệm của Hồ Chí Minh phải là con người phát triển về mọi mặt, vẹn toàn cả đức và tài.

Quán triệt quan điểm đó, một định hướng lớn trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (Bổ sung, phát triển năm 2011), được khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ XI: “Xây dựng đội ngũ những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản lý giỏi, có trách nhiệm xã hội, tâm huyết với đất nước và dân tộc”. Rõ ràng, chúng ta đang rất cần đội ngũ những người kinh doanh có tài và có đức.

Để xây dựng đạo đức cho người kinh doanh ở nước ta hiện nay cần phải căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII của Đảng về xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới với các đức tính:

- Có tinh thần u nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn lạc hậu, đồn kết với thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hồ bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

- Có ý thức tập thể, đồn kết phấn đấu vì lợi ích chung.

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng động, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kĩ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chun mơn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.

Căn cứ vào các tiêu chí nêu trên, trong giai đoạn hiện nay, cần xây dựng đội ngũ những doanh nhân có những phẩm chất cụ thể sau:

Một là, đội ngũ người kinh doanh cần phải có sức khoẻ. Tài sản quý giá

nhất của mỗi con người là sức khoẻ. Trong tư tưởng về con người, Hồ Chí Minh cho rằng: dân cường thì nước thịnh, một người khoẻ thì làm cho cả nước khoẻ, một người yếu thì làm cho cả nước yếu. Vì vậy, người kinh doanh cũng cần phải có sức khoẻ. Đảng ta từng khẳng định: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội”. Thể chất phát triển là nền tảng của sự phát triển khoẻ mạnh. Một người kinh doanh mà yếu về sức khoẻ, sẽ không đảm đương được công việc kinh doanh của mình. Chính vì vậy, việc phát triển thể chất bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của mỗi con người, trong đó có người kinh doanh là một yêu cầu quan trọng của xây dựng con người toàn diện.

Hai là, người kinh doanh phải là người có đức, có tài. Đây là hai nhân tố

cần và đủ trong phẩm chất của con người mới nói chung và người kinh doanh nói riêng.

Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng đạo đức cho người kinh doanh, cần phát huy tinh thần yêu nước, ý thức tự lực, tự cường, cùng truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc. Từ đó tạo nên đội ngũ những người kinh doanh có lối sống lành mạnh, văn minh, ln ý thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội để làm giàu một cách chân chính. Vì thế xây dựng đạo đức cho người kinh doanh là phải phát triển được cái thiện ở người kinh doanh: lòng nhân ái, trọng nghĩa trọng tình, khoan dung, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự giản dị trong lối sống, sự tinh tế trong ứng xử với người khác, v.v.. Nói cách khác, xây dựng đạo đức kinh doanh hiện nay là để tạo ra một đội ngũ những người kinh doanh chân chính, đóng góp sức mình vào cơng cuộc đổi mới xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, an ninh quốc phịng đảm bảo, bền vững về mơi trường sinh thái. Điều đó có nghĩa kinh doanh khơng chỉ làm giàu cho mình mà cịn cho gia đình, cho xã hội, cho đất nước. Nghĩa vụ của người kinh doanh khơng chỉ kinh doanh vì

lợi nhuận mà cịn để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, không phải để làm giàu bằng mọi giá.

Để thực sự trở thành người kinh doanh chân chính rất cần phải có trí tuệ, tài năng. Trí tuệ của họ được thể hiện ở trình độ học vấn, sự am tường thực tế, khả năng nắm bắt và giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành, nghề, lĩnh vực mình hoạt động đặt ra. Người kinh doanh có đầy đủ trí tuệ, sáng suốt, thơng minh, biết nhìn xa trơng rộng, nắm được xu thế, phát triển của thực tiễn sẽ kịp thời vạch ra mục tiêu, phương hướng và các giải pháp đúng đắn. Trí tuệ, tài năng của mỗi người khơng phải là cái sẵn có, cũng khơng phải là bẩm sinh mà là kết quả của quá trình giáo dục và tự giáo dục. Để phát triển trí tuệ của người kinh doanh, cần chú ý nâng cao trình độ học vấn cả về chuyên môn và lý luận. Cần giáo dục nghiêm khắc, có chất lượng cao, học đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền thực tiễn. Đồng thời, bản thân người kinh doanh cũng cần có thái độ ln học hỏi, nâng cao trình độ. Khơng có trí tuệ người kinh doanh sẽ khó đề ra được những kế hoạch kinh doanh phù hợp trong nền kinh tế thị trường đầy biến động.

Ba là, xây dựng đội ngũ những người kinh doanh có phương pháp làm việc

khoa học, có sự nhạy bén, linh hoạt trong mọi hồn cảnh và điều kiện, có sự mềm dẻo trong tư duy, bình tĩnh, sáng suốt trong hành động, sắc sảo trong quan hệ. Nếu khơng có phẩm chất này, người kinh doanh sẽ khơng làm chủ được hồn cảnh và tình huống, như vậy sẽ rơi vào bị động. Phong cách này đối lập với lề lối làm việc bảo thủ, ỷ lại, chậm đổi mới, khơng năng động. Xây dựng tác phong này chính là góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách người kinh doanh trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w