Thực trạng sử dụng phương pháp trách phạt trong giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Đề tài: Tìm hiểu thực trạng sử dụng nhóm phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học ở khu vực thành phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phú ppt (Trang 32 - 52)

III. Thực trạng sử dụng nhóm các phương pháp khuyến khích và

2. Thực trạng sử dụng phương pháp trách phạt trong giáo dục đạo đức

động khác, đồng thời là tấm gương sáng để các em khác trong nhà trường noi theo muốn phấn đấu cao hơn nữa. Vì vậy việc thực hiện phương pháp khen thưởng trong giáo dục các giáo viên ở đây thực hiện chưa tốt.

2. Thực trạng sử dụng phương pháp trách phạt trong giáo dục đạo đức chohọc sinh tiểu học. học sinh tiểu học.

Để tìm hiểu thực trạng này tôi có sử dụng câu hỏi sau:

Các Thầy ( Cô ) có thường sử dụng phương pháp trách phạt để giáo dục

những hành vi sai trái của học sinh, tạo cơ hội cho học sinh nhận ra lỗi lầm về hành vi của mình, từ đó quyết tâm không tái phạm nữa:

*Nếu thường sử dụng phương pháp trách phạt thì trong sử dụng thầy (cô) thường chú ý đảm bảo yêu cầu nào sau đây:

1. Trách phạt tập thể và trách phạt trong trường hợp còn nghi vấn. 2. Trách phạt phải khách quan, công bằng, được tập thể lớp ủng hộ. 3. Không được gây ra sự đau khổ về thể xác và tinh thần.

4. Không nên trách phạt quá nhiều. 5. Đảm bảo các yêu cầu 2,3,4.

Nếu Thầy ( Cô ) đồng ý với ý kiến nào xin hãy đánh dấu “ + ” vào ô đó. Kết quả: Tổng Kết quả Có Không 84 84/84 100% 0/84 0% Tổng Kết quả 1 2 3 4 5 84 3/84 3,57% 10/84 11,9% 7/84 8,33% 1/84 1,19% 63/84 75% Với kết quả thu được từ phiếu ý kiến cũng như trao đổi với các thầy cô trong nhà trường tôi nhận thấy:

Trong giáo dục đạo đức học sinh các giáo viên có sử dụng phương pháp trách phạt đối với những hành vi không tốt của học sinh như: nói tục, chửi bậy, đánh nhau…với các hình phạt là nhắc nhở, phê bình, chê, trách…qua đó cũng đã ngăn chặn được phần nào các hành vi sai trái của học sinh không phù hợp với các chuẩn mực hành vi xã hội, nội quy học sinh, những quy định của nhà trường,

của tập thể lớp. Bên cạnh đó các giáo viên khi trách phạt học sinh vẫn chưa tìm hiểu, phân tích kỹ nguyên nhân và tính đến điều kiện nảy sinh hành vi đó, việc trách phạt chưa gắn liền với hành động việc làm của học sinh. Thông qua bảng số liệu có 3,57% trên tổng số 84 giáo viên lấy ý kiến vẫn có một số thầy ( cô ) khi không tìm ra được cá nhân vi phạm, đã dùng hình thức trách phạt tập thể có cá nhân đó, điều này dễ tạo lên sự chống đối ngầm, nhiều học sinh cảm thấy ấm ức, không chịu với cách làm của thầy cô. Đã có những giáo viên mang cả chuyện tức giận của cá nhân đến lớp dẫn đến có lời lẽ không hay với học sinh, thậm trí việc trách một học sinh vi phạm nào đó diễn ra cả tiết học làm cho lớp học căng thẳng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em học sinh. Như vậy các thầy ( cô ) đã sử dụng phương pháp trách phạt nhưng chưa đảm bảo toàn diện các yêu cầu của phương pháp trách phạt, các nguyên tắc trong giáo dục đạo đức học sinh như các thầy ( cô ) vẫn có hiện tượng xác phạm đến thể xác và nhân phẩm của học sinh. Vì khi sử dụng phương pháp trách phạt là nhằm mục đích giúp học sinh thấy được sai trái, lỗi lầm của mình, làm các em có tâm trạng xấu hổ, sự ân hận trước tập thể về hành vi của mình để từ đó các em sẽ thay đổi hành vi, giúp các em có nghị lực chống lại sự cám dỗ của hành vi tương tự.

3. Thực trạng sử dụng phương pháp thi đua trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

Để tìm hiểu thực trạng này tôi sử dụng câu hỏi:

Các Thầy ( Cô ) có thường sử dụng phương pháp thi đua để khích lệ, kích thích các cá nhân, tập thể hăng hái thi đua vươn lên cao hơn nữa:

* Nếu thường sử dụng phương pháp đó thì trong khi sử dụng thầy (cô) thường sử dụng đảm bảo yêu cầu nào dưới đây:

1. Thi đua phải tổ chức trong các hoạt động hằng ngày, mang tính thường xuyên.

2. Tránh tình trạng vì thành tích có thể tạo ra sự ganh đua không lành mạnh.

3. Tổ chức phong trào thi đua sôi nổi, hấp dẫn, lôi cuốn được mọi người tham gia với động cơ tốt lành.

4. Phải thường xuyên sơ kết, tổng kết công tác thi đua, động viên khen thưởng, trách phạt kịp thời.

5. Tất cả các yêu cầu đó.

Nếu Thầy ( Cô ) đồng ý với ý kiến nào xin hãy đánh dấu “ + ” vào ô đó.

Kết quả thu được:

Tổng Kết quả Có Không 84 84/84 100% 0/84 0% Tổng Kết quả 1 2 3 4 5 84 4/84 4,76% 1/84 1,19% 3/84 3,57% 4/84 4,76% 72/84 85,71% Căn cứ vào kết quả thu được, kết hợp cùng với trao đổi các thầy ( cô ), với cô tổng phụ trách và quan sát các hoạt động giáo dục trong nhà trường, tôi nhận

thấy trong các nhà trường tiểu học ở khu vực thành phố Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc có tổ chức các phong trào thi đua theo từng chủ điểm của tháng để chào mừng các ngày lễ kỉ niệm như ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, kỷ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh…Sau mỗi đợt thi đua nhà trường cũng có sơ kết, tổng kết công tác thi đua, động viên khen thưởng và trách phạt. Tuy nhiên phong trào thi đua trên mới chỉ diễn ra ở cấp trường giữa việc thi đua các lớp với nhau, chưa chú ý đến phong trào thi đua trong lớp, ngoài ra một số thầy ( cô ) trong nhà trường chỉ chú ý đến kết quả thi đua, bệnh thành tích gây nên sự ganh đua hiếu thắng, tìm mọi cách để hơn lớp khác, điều đó ảnh hưởng xấu cho các em học sinh, sự động viên khen thưởng thi đua trong nhà trường chưa kịp thời, các phong trào thi đua thực sự chưa thiết thực, và hấp dẫn, nên chưa lôi kéo được học sinh tham gia.Vì thi đua là phương pháp giáo dục đạo đức, thu hút, khích lệ các cá nhân, tập thể tạo điều kiện và cơ hội cho họ vươn lên, cố gắng nhiều hơn nữa để khẳng định mình. Do vậy kết luận rằng các trương tiểu học trong khu vực đã sử dụng phương pháp thi đua trong giáo đục đạo đức nhưng chưa tốt.

Chương 3: Nguyên nhân của thực trạng và những giải pháp cần thiết để đảm bảo tốt việc sử dụng nhóm phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học..

1. Nguyên nhân của thực trạng

Qua tìm hiểu thực tế về sử dụng nhóm phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi tại thành phố Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc, tôi nhận thấy có những nguyên nhân sau: Do trình độ, khả năng , năng lực của giáo viên; do nhà trường chú trọng đến vấn đề dạy văn hóa nhiều hơn vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh; do sự chỉ đạo của các cấp quản lý; do kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục. Đã làm ảnh hưởng đến việc sử dụng nhóm phương pháp trên chưa tốt.

Trong xã hội hiện đại ta thấy sự xuống dốc đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên sống không có mục đích, hoài bão, mơ ước…Để đất nước phát triển cần những con người có tâm và có tầm, tiến xa hơn nữa là con người của chủ nghĩa xã hội. Vậy mà việc sử dụng nhóm phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức học sinh chưa được các cấp quản lý chú trọng, trong các nhà trường có sử dụng nhưng không đảm bảo các yêu cầu của phương pháp, mới chỉ dừng lại ở tính hình thức, bệnh thành tích trong giáo dục. Trong giáo dục đã có các thông tư về quy chế khen thưởng thi đua của bộ ban hành, nhưng đó chỉ là cho giáo viên, chứ không phải cho học sinh. Việc sử dụng phương pháp đó chưa có văn bản ép buộc nào để mọi giáo viên, mọi cở sở giáo dục phải thực hiện.

Giáo viên là chủ thể của quá trình giáo dục – là những người giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên trình độ, khả năng nhận thức của mỗi giáo viên lại tác động rất lớn đến kết quả của quá trình giáo dục. Nội dung của nhóm phương pháp đã được các giáo viên tiếp cận khi còn là sinh viên tuy nhiên sự hiểu biết đó chưa sâu, nội dung của phương pháp chưa thuần nhuyễn, và thời gian đã lấy dần đi các kiến thức đó nếu không thường xuyên bồi dưỡng và cập nhận kiên thức mỗi ngày. Việc không hiểu đúng bản chất, việc thực hiện không thường xuyên, sau mỗi lần thực hiện các phương pháp đó không tìm hiểu và đúc rút kinh nghiệm dãn đến việc thực hiện chưa tốt. Không những thế việc thực hiện đánh giá các hành vi đạo đức của học sinh chưa đồng đều, học sinh chưa được thực hành các hành vi đạo đức nên cơ hội cho học sinh chuyển hóa bước đầu niềm tin các chuẩn mực đạo đức còn nhiều hạn chế.

Một nguyên nhân nữa chính là sự đề cao trí thức của cả giáo viên và phụ huynh học sinh lên hàng đầu, giáo viên thì chỉ chú trọng đến việc truyền đạt kiến

thức khoa học, phụ huynh học sinh thì chỉ chú ý đến việc con em mình đã lĩnh hội được những gì mà quên đi mất ý nghĩa của quá trình giáo dục bao gồm hai mặt: dạy học và giáo dục. Điều đó có nghĩa là song song với việc truyền đạt kiến thức cho học sinh thì phải giáo dục đạo đức cho các em, để các em có một nền tảng đạo đức mới, đạo đức của con người xã hội chủ nghĩa. Thời gian học văn hóa gần như lấp kín thời gian biểu trong gian trường ít các tổ chức hoạt động tập thể, nếu có thì cũng chỉ vào các ngày lễ lớn trong năm học. Không những thế trong các nhà trường hiện nay chưa có một hình thức kiểm tra, và thang đánh giá đạo đức của học sinh tiểu học.

Chính việc chưa được đề cao giáo dục đạo đức trong nhà trường vì vậy việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục còn nhiều hạn chế. Với học sinh tiểu học cần hình thành ở các em một con người tự tin tham gia vào các phong trào hoạt động, luôn vươn lên, phấn đấu trong học tập, trong các phong trào hoạt động thi đua, biết tránh các hạnh vi đạo đức mà không được xã hội chấp nhận. Muốn có được điều đó thì các em phải được trải nghiệm bằng những hoạt động thực tiễn. Tức là các em có những buổi hoạt động ngoại tham quan các bảo tàng lích sử, nói chuyện với những tấm gương sáng trong các lĩnh vực khác nhau… tất cả các hoạt động đó đều cần có kinh phí và thời gian, cần đến sự đóng góp của các cơ quan đoàn thể, cha mẹ học sinh, sự đầu tư từ vốn ngân sách trong nhà trường.

2. Những giải pháp cần thiết để đảm bảo tốt việc sử dụng nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

Giáo dục con người với mục đích phát triển và hình thành nhân cách, đòi hỏi phải giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ bậc tiểu học. Với ý nghĩa và vai

trò đặc biệt quan trọng trong việc sử dụng nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức học sinh, thì thực trạng sử dụng nhóm phương pháp chưa tốt, dẫn đến kết quả giáo dục đạo đức học sinh chưa cao. Dựa vào các nguyên nhân tôi đã phân tích ở trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp để đảm bảo tốt việc sử dụng nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay:

a. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí

Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo tốt việc sử dụng nhóm phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Để thực hiện điều đó, các cán bộ quàn lý giáo dục, các cấp có thẩm quyền phải thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng nhóm phương pháp này. Các nhà quản lý giáo dục phải ban hành các văn bản, công văn hướng dẫn, quy định mọi người phải hiểu và sử dụng nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục. Ban lãnh đạo của nhà trường phải xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức dựa trên tình hình đạo đức của học sinh trong nhà trường, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức đó, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đó, cuối cùng là phải tổ chức kiểm tra đánh giá định kỳ đạo đức học sinh.

b. Nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực giáo dục của mỗi giáo viên

Để sử dụng tốt nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức, đòi hỏi mỗi giáo viên phải hiểu và vận dụng một cách sáng tạo, đảm bảo các yêu cầu khi sử dụng phương pháp khen thưởng và phương pháp trách phạt trong giáo dục đạo đức học sinh

Công tác giáo dục với sự nghiệp cao cả trồng người, đòi hỏi mỗi giáo viên phải thường xuyên trau dồi, tích lũy kiến thức từ các nguồn tài liệu trên thư viện nhà trường, từ Internet…kết hợp trao đổi với đồng nghiệp. Đồng thời trong nhà

trường cũng phát động phong trao thi đua giữa các thầy cô để mỗi thầy cô là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

c. Đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục

Để hình thành và phát triển nhân cách của một con người mà ngày từ khởi đầu của sự giáo dục là cấp tiểu học cần phải cho các em có những trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa trong nhà trường như tổ chức nói chuyện với những tâm gương sáng về đạo đức: lòng dũng cảm, tấm gương về sự vượt khó vươn lên trong cuộc sống…các hoạt động này cần phải đầu tư kỹ lưỡng, có nội dung, tổ chức quy củ để có thể lôi cuốn các học sinh tham gia vào các hoạt động đó một cách tích cực, tạo cho học sinh sự hứng thú, niềm tin vào những gì mà các em đang được nghe nhân vật sống kể lại. Để đạt được kết quả như mong muốn cần phải có sự đầu tư về kinh phí, cần sự chung tay góp sức của các tập thể và cá nhân.

d. Tổ chức kiểm tra đánh giá định kỳ kết quả giáo dục đạo đức ở học sinh

Đánh giá hành vi đạo đức của học sinh cần dựa vào ba yếu tố: Mục tiêu thực hiện hành vi, kết quả của việc thực hiện hành vi đạo đức và điều kiện thực hiện hành vi đó. Đối với những hoạt động thực tiễn, cần đặc biệt chú ý động cơ thực hiện hành vi đó đó: các em đã thực hiện những hành vi đạo đức gì?vì sao thực hiện hành vi đó. Chúng ta nên hướng dẫn học sinh tự nhận xét đánh giá các hành vi của mình, giáo viên là người đưa ra kết luận cuối cùng. Kết quả của quá trình giáo dục thành công như thế nào chỉ có đánh giá một cách công bằng, khách quan, tính rõ ràng công khai, cần có sự phối hợp các phương pháp kiểm tra đánh giá khác.Kết quả đó là cơ sở để các em tự điều chỉnh mình trong các hành vi của mỗi quan hệ với tập thể.

Tuy nhiên kết quả đó chưa phải là cuối cùng, nó cần có thời gian để tích lũy, kiểm chứng và điều chỉnh. Hiện nay việc đánh giá đạo đức của học sinh qua

việc trả bài miệng, bài viết không hiệu quả, vì không có tác dụng trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Điều cần thiết và quan trọng nhất trong việc đánh giá đạo đức của học sinh thông qua hành động, thông qua chuyển biến của học sinh chứ không phải thông qua trả bài đạo đức như hiện nay. Công việc đánh giá

Một phần của tài liệu Đề tài: Tìm hiểu thực trạng sử dụng nhóm phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học ở khu vực thành phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phú ppt (Trang 32 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w