Nhận thức của giáo viên về con đường sử dụng nhóm các phương

Một phần của tài liệu Đề tài: Tìm hiểu thực trạng sử dụng nhóm phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học ở khu vực thành phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phú ppt (Trang 26 - 30)

II. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sử dụng nhóm các

3.Nhận thức của giáo viên về con đường sử dụng nhóm các phương

khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức.

Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này, tôi đã sử dụng câu hỏi sau:

Thầy ( Cô ) thường sử dụng nhóm phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong hoạt động nào:

1. Trong hoạt động dạy học.

2. Trong hoạt động ngoài giờ : ( Sinh hoạt đầu tuần, trong tháng có ngày kỷ niệm…)

3. Tất cả trường hợp trên.

Nếu Thầy ( Cô ) đồng ý với ý kiến nào xin hãy đánh dấu “ + ” vào ô đó. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4: Nhận thức của giáo viên về con đường sử dụng nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi.

Tổng số Kết quả 1 2 3 84 8/84 9,52% 02/84 2,38% 74/84 88,1%

Với kết thu được ở trên cho thấy đa số các giáo viên đã sử dụng nhóm phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong mọi hoạt động, vẫn còn số ít giáo viên giáo nhận thức lệch lạch về con đường giáo dục đạo đức học sinh tiểu học. Vì giáo dục đạo đức phải diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không chỉ bằng con đường dạy học trên lớp mà còn thông qua con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp để củng cố, phát triển và hoàn thành nhân cách của học sinh trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội qua đó hình thành những kỹ năng cơ bản cần thiết phù hợp với sự phát triển của

lứa tuổi, phát huy tính tích cực tự lực, sự tự tin của học sinh trong các hoạt động tập thể của lớp, của trường, trên cơ sở đó giáo dục ý thức tự hoàn thiện nhân cách bản thân, nhận thức về ý nghĩa cá nhân và xã hội trong từng suy ngĩ và hành động của các em học sinh. Qua quan sát và tìm hiểu ở các trường trong khu vực thành phố Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc tôi thấy các thầy ( cô ) ở đây không chỉ giáo dục đạo đức học sinh qua các bài giảng trên lớp mà đã gắn kết sử dụng phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp như:

+ Tiết chào cờ đầu tuần + Tiết sinh hoạt tập thể

+ Hoạt động giáo dục theo chủ điểm của từng tháng

Trong các nhà trường giáo dục hiện nay việc tổ chức sinh hoạt tập thể hàng tuần ( 2 tiết ) trong đó: 01 tiết chào cờ đầu tuần vào sáng thứ 2 và 01 tiết sinh hoạt tập thể lớp vào ngày cuối tuần là diễn ra một cách thường xuyên. Tiết sinh hoạt đầu tuần có vai trò hết sức quan trọng trong các trường học. Đây là buổi sinh hoạt tập thể giáo dục ý thức học sinh về lòng yêu Tổ quốc, rèn luyện những kỹ năng sinh hoạt tập thể. Đồng thời thông qua tiết chào cờ các học sinh còn gắn bó hơn với trường lớp, không những thế qua tiết chào cờ nêu gương những cá nhân, tập thể có thành tích cao trong học tập cũng như trong các phong chào khác. Do đó có thể nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực trong hoạt động tập thể của học sinh và cũng nhắc nhở, ngăn chặn những hành vi chưa tốt của học sinh. Vì vậy sinh hoạt đầu tuần có nhiều ưu việt trong giáo dục đạo đức cho học sinh.

Quy trình của tiết chào cờ tại các trường gần như giống nhau: Nội dung giáo dục trong tuần tới và nhận xét tuần vừa qua chủ yếu là cô tổng phụ trách Đội đánh giá xếp loại các mặt của từng lớp, tuyên dương những lớp có thành tích

tốt, đồng thời nhắc nhở và có hình thức trách phạt với những lớp, những cá nhân mắc khuyết điểm. Hiệu trưởng lên phát biểu ý kiến và phổ biển kế hoạch tuần tới đồng thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh học hành. Ngoài ra tôi còn nhận thấy nhiều trường đã có sự kết hợp sáng tạo các nội dung giáo dục vào giờ chào cờ như trường tiểu học Đống Đa đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, hay các buổi khuyên góp ủng hộ học sinh nghèo vượt khó, mua tăm ủng hộ người mù vào tiết chào cờ đầu tuần. Qua đó có thể giáo dục học sinh hiểu và giúp đỡ các em kém may mắn hơn mình. Có trường còn sáng tạo hơn như trường tiểu học Liên Minh mỗi tuần sinh hoạt gắn với một chủ đề giáo dục như mỗi tuần mỗi lớp phải có tiết mục văn nghệ tham gia trong tiết chào cờ. Qua đây giáo dục truyền thống hào hùng của các bậc cha đi trước đã hy sinh xương máu để giành lại nền độc lập, tự do cho đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy cho các em lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Ngoài ra trường Ngô Quyền thường hay tổ chức các tiết mục văn nghệ giữa các lớp trong tiết sinh hoạt đầu tuần.

Thông qua những hoạt động như vậy tôi quan sát thấy đã lôi cuốn được các em tham gia đông đảo, thậm trí có trường tổ chức thi đua giữa các lớp để chọn ra lớp có tiết mục hay, sáng tạo để trao giải thưởng. Qua đây giúp các em biến suy nghĩ, tình cảm, thái độ của mình thành hành động. Tuy nhiên bên cạnh đó không phải tiết chào cờ cũng đem lại những điều vui, mới mẻ cho học sinh, mà biến tiết chào cờ nặng về kiểm điểm, nhận xét, đánh giá, phê bình, thậm trí trách phạt, nặng nề với học sinh. Như vậy làm cho học sinh sẽ cảm thấy tiết chào cờ nặng nề và tham gia sinh hoạt đầu tuần miễn cưỡng. Có thể nói rằng nhà trường đã vận dụng nhóm phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục chưa tốt. Việc tổ chức nhiều khi thiếu chu đáo, nội dung qua loa,

chỉ tập trung chủ yếu vào công bố kết quả thi đua trong tuần, và các hoạt động khác vẫn diễn ra bình thường ( học sinh đi lại, các thầy cô thì trò chuyện…)

Trong hai đợt thực tập: đợt 1 có ngày lễ kỉ niệm nhà giáo Việt Nam, và đợt 2 vào tháng 3 có nhiều ngày lễ kỉ niệm lớn gắn liền với nhiều chủ điểm giáo dục cần được tổ chức để giáo dục cho học sinh như chào mừng ngày 8/3, kỉ niệm ngày 26/3.

Đợt thực tập 1 với chủ điểm là ngày kỉ niệm nhà giáo Việt Nam 20/11 các trường đã phát động các phong trào thi đua: Bông hoa điểm mười, dạy tốt học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ…Các em đều tham gia một cách tích cực

Với chủ điểm chào mừng ngày 8/3 các trường dừng lại ở việc tổ chức hoạt động văn nghệ, đây là hoạt động phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh nên nó đã thu hút, lôi cuốn được học sinh tham gia vì ở tuổi này các em nhỏ yêu thích ca hát qua đó giáo dục được các em hòa đồng, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể và cũng giúp các em trách xa được các trò chơi bạo lực, những hoạt động không lành mạnh khác. Đồng thời giúp các em có thêm hiểu biết về ngày 8/3.

Chủ điểm trong tâm trong tháng 3 là ngày 26/3 thì cả ba trường phát động thi đua học theo những tấm gương nhân vật lích sử là đại diện tiêu biểu cho lực lượng Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh như Võ Thị Sáu…qua đó giáo dục ý thức học sinh ghi nhớ công lao, quyết tâm tu dưỡng và rèn luyện để vững bước đi lên. Ngoài ra các trường tổ chức các hoạt động tập thể như các trò chơi dân gian: kéo co, đập nước…Những hoạt động tập thể như vậy có một ý nghĩa hết sức to lớn trong việc giáo dục đạo đức học sinh như vậy các trường trong thành phố đã sử dụng nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục.

Tuy nhiên các hoạt động theo chủ điểm như vậy, không phải diễn ra thường xuyên, không phải tất cả các chủ điểm giáo dục nào cũng được tổ chức, chính vì vậy chưa phát huy được hiệu quả giáo dục

Ba trường trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc đều là các trường bán trú dạy hai buổi/ngày do đó các tiết luyện tập-thực hành và hoạt động tập thể thường được tổ chức vào các buổi chiều. Có trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: tìm hiểu về ma túy, tìm hiểu về bảo vệ môi trường…được ghi trong kế hoạch nhưng đầu tư chưa được thỏa đáng, mới diễn ra ở dạng hình thức cho nên hiệu quả giáo dục chưa cao.

III. Thực trạng sử dụng nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnhhành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố Vĩnh Yên

Một phần của tài liệu Đề tài: Tìm hiểu thực trạng sử dụng nhóm phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học ở khu vực thành phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phú ppt (Trang 26 - 30)