Bảng 7: Cơ cấu nguôn vốn của ngân hàng Công Thương chỉ nhánh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng công thương chi nhánh vĩnh long (Trang 37 - 46)

Luận văn tốt nghiệp Phân tích KOHĐKD tại NHCT chỉ nhánh Vĩnh Long

BẢNG 2: DOANH SÓ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH VĨNH LONG

ĐVT: Triệu đồng Tỷ trọng Chênh lệch SA 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % |Sốtiền| % | Sốtiền | %

Ngắnhạn | 3.051.627 | 97,75 | 3.623.552 | 37.58 | 3.959.654 | 97,26 | 571.925 | 18,74 |336.102| 9,27 Trung hạn 60.534| 1/994| 79634| 2l#| 98670| 2422| 19.100| 31,55| 19.036 | 23,90 Dài hạn 9826| 0231| 104324| 028| 12720| 0432 498| 5007| 2396| 232 Tổng 3.121987| 100|3.713.510| 100 |4.071.044| 100 | 591.523 | 18,95 |357.534| 9,63 (Nguôn: Phòng tín dụng)

Luận văn tốt nghiệp Phân tích KOHĐKD tại NHCT chỉ nhánh Vĩnh Long

Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng trong các thời hạn cho vay thì cho vay

ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất 97,75% năm 2008, 97,58% năm 2009 và

97,26% năm 2010. Mặc dù chính sách cho vay của ngân hàng cho vay tất cả các lĩnh vực với mọi thời hạn nhưng chủ yếu ngân hàng vẫn tập trung vào cho vay ngắn hạn. Bởi vì càng cho vay ngắn hạn nhiều thì càng hạn chế được rủi ro tín

dụng, do khi cho vay ngắn hạn thì ngân hàng có thể xác định chính xác hơn thời

hạn cho vay cũng như thời hạn trả nợ của khách hàng, từ đó việc thu nợ cũng đạt

hiệu quả hơn, và với việc cho vay ngắn hạn thì vốn của ngân hàng được thu hồi nhanh hơn, vòng quay vốn ngắn hơn. Ngược lại đối với cho vay dài hạn thì việc xác định chính xác thời hạn trả nợ của khách hàng là rất khó khăn, hơn nữa ngân hàng cũng không thể lường trước được những rủi ro có thể xảy ra vài thời hạn cho vay quá dài. Tuy nhiên, ngân hàng cũng không nên tập trung vào cho vay ngắn hạn mà bỏ lỡ những khách hàng cần vay vốn trung, dài hạn có nhiều tiềm

năng.

Nhìn về tổng thể, doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm liên tục tăng, năm sau có chiều hướng tăng cao hơn năm trước. Cụ thể là doanh số cho vay

năm 2009 so với năm 2008 là 18,95%, đến giai đoạn 2010 so với 2009 tỷ trọng

tăng mặc dù thấp hơn giai đoạn trước là chỉ tăng 9,36%, nhưng đó vẫn là một doanh số khả quan. Điều này cho thấy lượng khách hàng của ngân hàng đã ngày

càng tăng lên theo thời gian và khách hàng đã ngày càng biết đến ngân hàng

nhiều hơn. Nó cũng thể hiện cho hoạt động của ngân hàng đã ngày càng được sự tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng về cách thức làm việc cũng như cả về uy tín của ngân hàng. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình đã tạo được lòng tin và sự hài lòng của khách hàng, bên cạnh đó là sự kết hợp chặt chẽ của các phòng ban, các nhân viên trong toàn ngân hàng.

Điều quan trọng hơn nữa là do ngân hàng đã đưa ra những chính sách mở rộng quy mô hoạt động và chính sách tăng trưởng hợp lý như:

- Đa dạng hóa các đối tượng cho vay, nâng cao tỷ trọng cho vay đối với các

hộ vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, cho vay các doanh nghiệp và sản

xuất,. `

-_ Với mạng lưới giao dịch rộng khắp, ngân hàng đã mở thêm một phòng giao dịch tại huyện Tam Bình, đều này làm cho hệ thống giao dịch của ngân

Luận văn tốt nghiệp Phân tích KOHĐKD tại NHCT chỉ nhánh Vĩnh Long

hàng gần như có mặt ở khắp các huyện, thành phố trong cả tỉnh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch của khách hàng với ngân hàng, mọi người sẽ biết

đến ngân hàng nhiều hơn, từ đó thu hút được nhiều khách hàng đến giao dich với

ngân hàng.

4.1.2.2. Tình hình thu nợ

Bao giờ cũng vậy, hoạt cho vay thì phải đi đôi với việc thu nợ, hiệu quả của việc thu nợ cũng chính là cơ sở để một ngân hàng tồn tại và có thê phát triển đi

lên. Để hiểu rõ hơn về tình hình thu nợ tại ngân hàng, ta hãy đi sâu vào phân tích

tình hình thu nợ qua 3 năm 2008, 2009, 2010 tại ngân hàng Công Thương chi

nhánh Vĩnh Long:

BẢNG 3: DOANH SÓ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI

NHÁNH VĨNH LONG ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chí tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiên % | Số tiền | % Ngắnhạn | 2.625.344 | 2.952.235 |3.614.917| 326.891| 12,45 | 662.682 | 22,45 Trung hạn 45213| 56418| 90.454| 11.⁄205| 2478| 34.036 | 60,32 Dài hạn 1.142 8.953| 11.137 1211| 15,64| 2.184 24,39 Tông 2.678.299 | 3.017.606 | 3.716.508 | 339.307 | 12,67 | 698.902 | 23,16 (Nguồn: Phòng tín dụng)

Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy rằng bên cạnh việc doanh số cho

vay tăng thì tình hình thu nợ của ngân hàng cũng tăng không kém, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Kết quả đạt được là do sự nỗ lực không ngừng của tất cả các cán bộ công nhân viên của ngân hàng mà chủ yếu là cán bộ tín dụng luôn tích cực trong công tác đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, thường xuyên theo

dõi tình hình hộ vay có nợ quá hạn, nợ xấu để khi hộ vay có thu nhập và có khả

năng trả nợ là thu ngay, không để đến hạn như cam kết nhằm tránh hộ vay sử dụng vào mục đích khác. Ngoài ra một yếu tố không những góp phần không nhỏ đến kết quả thu nợ của ngân hàng mà nó còn là yếu tố quyết định khả năng thu nợ của ngân hàng, đó là do nhờ vào mục đích sử dụng vốn của khách hàng vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và khách hàng đã sử dụng vốn đúng

Luận văn tốt nghiệp Phân tích KQHĐKD tại NHCT chỉ nhánh Vĩnh Long

với những gì mà khách hàng đã cam kết với ngân hàng khi ký hợp đồng tín

dụng.

Ngoài ra, từ bảng số liệu ta còn thấy tốc độ tỷ trọng tăng trưởng của tình hình thu nợ giai đoạn 2009 — 2010 cao hơn so với giai đoạn 2008 — 2009, trong khi đó tỷ trọng doanh số cho vay giai đoạn 2009 — 2010 lại thấp hơn so với giai

đoạn 2008 — 2009. Điều này cho thấy tình hình thu nợ trong năm 2009 tuy cao

hơn 2008, nhưng so về doanh số cho vay vào năm 2009 thì tình hình thu nợ

trong năm 2009 vẫn chưa được tốt. Nguyên nhân là do những thay đổi, biến

động bất thường của thời tiết, khí hậu làm mắt mùa, năng suất đạt không cao, dịch bệnh, ốm đau,... cùng với những biến động của nên kinh tế, xã hội đã làm cho một số khách hàng bị mắt khả năng trả nợ và trả nợ đúng hạn. Nhưng đến

năm 2010, tình hình thu nợ đã có những bước tiến triển rất khả quan, đó là do ngân hàng đã có những chính sách phát triển đúng hướng, khắc phục những khó

khăn của năm 2009.

4.1.2.3. Tình hình dư nợ

Dư nợ là gì? Dư nợ chính là số tiền mà khách hàng còn thiếu ngân hàng xét

tại một thời điểm ở hiện tại. Dư nợ nhiều hay ít cũng thể hiện được tình hình

hoạt động tại ngân hàng là như thể nào. Và để hiểu rõ hơn ta hãy xem xét, phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng Công Thương chi nhánh Vĩnh Long trong 3 năm qua bảng số liệu sau:

BẢNG 4: DOANH SÓ DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

CHI NHÁNH VĨNH LONH ĐVT:Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiên %œ | Sốtin | % Ngắnhạn | 1.013.526 | 1.324.682 | 1.493.825 | 311.156| 30,7 | 169.143 | 12,77 Trunghạn | 124.370| 157817| 172071| 33.447| 26,89| 14.254| 9,03 Dài hạn 36238| 60.182| 77.⁄717| 23.944| 66,01| 17.535 | 29,14 Tổng 1.174.134 | 1.542.681 | 1.743.613| 368.547 | 31,39 | 200.932 | 13,02 (Nguôn: Phòng tín dụng)

Luận văn tốt nghiệp Phân tích KOHĐKD tại NHCT chỉ nhánh Vĩnh Long

Tình hình dư nợ của ngân hàng qua 3 năm liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Mặc dù tốc độ tăng trưởng trong năm

2010 có phần thấp hơn so với trong năm 2009, nhưng dư nợ tăng lên liên tục là

một kết quả đáng mừng cho hoạt động của ngân hàng. Điều này càng chứng tỏ ngân hàng đã có những định hướng đúng đắn trong quá trình hoạt, đồng thời ngân hàng cũng đang nâng cao và thê hiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng

đối với các tô chức tín dụng khác địa bàn, và ngân hàng đã tạo được mỗi quan hệ

tốt, thân thiện, gần gũi với khách hàng.

Ngoài ra góp phần cho kết quả này là chiến dịch quảng bá thương hiệu khá thành công của ngân hàng với các hoạt động marketing, đặc biệt là sự gần gũi,

vui vẻ, thân thiện của cán bộ công nhân viên trong hoạt động giao dịch và giới

thiệu về ngân hàng cho người dân, cũng như sự tuyên truyền của các khách hàng đã có quan hệ truyền thống, mật thiết, gắn bó với ngân hàng.

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng tăng trưởng trong giai đoạn 2008 — 2009 là rất cao, trong đó khoản dư nợ dài hạn là có tỷ trọng tăng cao nhất. Dư nợ tăng lên là một điều đáng mừng, nhưng dư nợ dài hạn tăng lên nhiều quá ngân hàng sẽ

phải đối mặt với rất nhiều những rủi ro do thời gian thu hồi nợ của nợ dài hạn dài

nên ngân hàng khó có thể dự đoán chính xác về tình hình hoạt động của khách

hàng, các rủi ro cũng như khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Bù lại doanh số dư nợ ngắn hạn cũng tăng lên cao, nó có thể phần nào góp phần bù đắp những rủi ro

có thể xảy ra đối với khoản dư nợ dại hạn. Đến giai đoạn 2009 — 2010, mặc đù

tốc độ tăng trưởng có thấp hơn so với giai đoạn trước nhưng đây không phải là một kết quả không tốt cho ngân hàng, và không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng mà đây là chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Vì nếu dư nợ mà cứ tăng lên quá cao qua các năm thì mức độ rủi ro càng cao, ngân hàng không thể lường trước được và có thể xảy ra tình trạng mắt cân đối vốn tại ngân hàng.

4.1.2.4. Tình hình nợ quá hạn

Trong quá trình hoạt động tín dụng, hầu như tất cả các ngân hàng đều phải đối mặt với các khoản nợ quá hạn, mà khoản nợ này thường ảnh hưởng không

tốt đến hoạt động tại ngân hàng. Và dưới đây là bảng số liệu về tình hình nợ quá

hạn của ngân hành Công Thương chi nhánh Vĩnh Long trong các năm 2008, 2009, 2010:

Luận văn tốt nghiệp Phán tích KOHĐKD tại NHCT chỉ nhánh Vĩnh Long

BẢNG 5: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG

THƯƠNG CHI NHÁNH VĨNH LONG

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chiêu | 2008 | 2009 | 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Ngắnhạn | 20.523| 53.993| 3.412| 33.740| 166,59| (50.581)| (93,68) Trung hạn 1134| 1.790 232 6566| 5785| (1558)| (87.04) Dài hạn 2257| 5.800 0| 3543| 15699 (5.800)|L (100) Tổng 23.644| 61583| 3.644| 37.939| 160,46| (57.939)| (94.08) (Nguồn: Phòng tín dụng)

Từ bảng số liệu ta thấy tình hình nợ quá hạn của ngân hàng đã có những thay đổi rất nhanh, đặc biệt là khi xét về khía cạnh tốc độ thay đổi trong hai giai

đoạn 2008 — 2009 và 2009 - 2010:

Giai đoạn 2008 — 2009, ta thấy tình hình nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên

khá cao 166,59% đối với nợ ngăn hạn, 57, 85% đối với nợ trung hạn và 156,46%

đối với nợ dài hạn. Điều này đã chứng tỏ là ttrong giai đoạn này chất lượng của các món nợ quá thấp, một phần cũng do doanh số cho vay, tình hình dư nợ tăng lên khá cao nên kéo theo rủi ro của các món nợ cũng tăng lên. Nhưng chủ yếu nguyên nhân của tình trạng nợ quá hạn tăng cao trong giai đoạn này là do một số

nguyên nhân sau:

- Qua kiểm tra thực tế các món vay nợ quá hạn thì các hộ vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, có khả năng đảm bảo khả năng trả nợ, tài sản còn đảm bảo,

nhưng các hộ lại không thể trả nợ gốc và trả lãi đúng hạn là do nguyên nhân bắt

thường, bất khả kháng không thể lường trước như dịch bệnh làm mắt mùa, kinh

tế biến động là cho các hộ kinh doanh sản xuất gặp khó khăn,...

-_ Do thời tiết thay đôi thất thường đã làm thay đổi chu kỳ sản xuất kinh

doanh cây trồng, vật nuôi, có khi là bị thất thu dẫn đến kế hoạch trả nợ của khách

hàng không đúng hạn.

- Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng do chuyên môn thấm định chưa cao nên

chưa có thể đánh giá, tính toán chính xác nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng

trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh, còn thụ động chưa đôn đốc khách hàng trả nợ.

Luận văn tốt nghiệp Phân tích KOHĐKD tại NHCT chỉ nhánh Vĩnh Long

- Cấn bộ chưa ý thức tự giác và quan tâm nhiều đến việc kiểm tra sau khi

cho vay để đánh giá tình hình tài chính, tình hình thực hiện phương án sản xuất

kinh doanh và khả năng đảm bảo trả nợ của khách hàng khi đến hạn.

Đến giai đoạn 2009 — 2010 nợ quá hạn tại ngân hàng đã giảm nhanh một

cách đáng kể cụ thể là năm 2010 đối với nợ ngắn hạn giảm 93,68%, nợ trung hạn

giảm 87,04% và nợ dài hạn giảm đến 100% so với năm 2009. Xét về tổng thể thì

tình hình nợ giảm 94,08%, kế quả đạt được này là do quá trình nỗ lực, cố găng

không ngừng của toàn thể ngân hàng mà chủ yếu là cán bộ tín dụng như:

- Cán bộ tín dụng được đạo tạo nâng cao chuyên môn thấm định cùng với

sự cố gắng tìm hiểu thâm định kỹ càng khách hàng, tập trung thâm định đánh giá khả năng tài chính và các nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng, ưu tiên đầu tư đối với các khách hàng có uy tín, tín nhiệm cao, vay trả nợ ngân hàng đúng hạn,

các khách hàng mới vay vốn lần đầu nhưng làm ăn có hiệu quả, đặc biệt là trong

các khoản vay dài hạn.

-_ Thường xuyên theo dõi nợ đến hạn, nợ đã cho gia hạn, nợ cho điều chỉnh

kỳ hạn để đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn theo cam kết.

Nói tóm lại rủi ro trong hoạt động tín dụng là điều xảy ra thường xuyên mà ngân hàng khó có thể kiểm soát được. Cũng như ngân hàng, khách hàng cũng không thể kiểm soát được tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, vì vậy

chúng ta chỉ có thể tìm những biện pháp tốt nhất để ngân hàng và cả khách hàng

có thể hạn chế được rủi ro đến mức thấp nhất.

4.1.2.5. Phần tích hoạt động tín dụng

Việc phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng là một nội dung quan

trọng trọng việc phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Từ việc phân tích

này ta có thể xác định được những rủi ro mà ngân hàng đang và sẽ gánh chịu để từ đó có thể đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm để hạn chế và góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Dưới đây là các chỉ số để đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Vĩnh Long giúp ta phân tích một cách chính xác hơn.

Luận văn tốt nghiệp

DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH VĨNH LONG

Phán tích KOHĐKD tại NHCT chỉ nhánh Vĩnh Long

BẢNG 6: CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG TÍN

ĐVT: Triệu đồng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng công thương chi nhánh vĩnh long (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)