0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Phân tích các cú sốc

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ PASS-THROUGH ĐẾN CÁC CHỈ SỐ GIÁ CỦA VIỆT NAM (Trang 28 -30 )

4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu

4.2 Phân tích các cú sốc

Cú sốc giá dầu:

Với cú sốc cung ( hình 4.1), ta nhận thấy rằng cú sốc giá dầu dẫn đến phản ứng cùng chiều trong M, EXPR, CPI và nghịch chiều đối với GAP. Xét về mức độ phản ứng, sự tăng giá dầu gây nên sự biến động có ý nghĩa đối với CPI và cung tiền, đặc biệt tác động mạnh tới CPI. Ngược lại, lại có mối tương quan âm nhỏ đối với ouput gap và hầu như không đáng kể. Rõ ràng nhất là CPI phản ứng tức thì với cú sốc cung này, hay nói chính xác hơn tăng 0.12 % trong giá dầu làm CPI tăng xấp xỉ 0.005%. Điều này nghĩa là sự tăng lên trong giá nhập khẩu nhờ chủ yếu vào sự gia tăng chi phí của các doanh nghiệp hơn là do đồng tiền mất giá. Điều này không khó lý giải vì dầu là nguyên liệu đầu vào quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi cú sốc giá dầu xảy ra, đầu tiên nó sẽ làm gây khó khăn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Do đó kéo theo giá cả hàng hóa trong nước gia tăng, kết quả là lạm phát CPI tăng cao.

Trong khi đó, GAP thì phản ứng chậm hơn một giai đoạn. Sau khi giá dầu giảm thi thấy rõ hơn sự dịch chuyển của gap. Phản ứng âm của GAP được giải thích là do việc gia tăng giá nhập khẩu làm tăng chi phí đầu vào cho sản xuất trong nước, làm giảm sút sản xuất và được thể hiện trong GAP. Cú sốc giá dầu làm giảm giá đồng tiền, thể hiện bởi sự giảm xuống trong EXPR.Việc M tăng trong bối cảnh CPI tăng là khá hợp lý bởi nguyên nhân tăng giá trong trường hợp này là do chi phí đẩy, chính sách tiền tệ thắt chặt hầu như không làm giảm lạm phát mà còn làm suy yếu

nền kinh tế.

**Hình 4.1: Phản ứng của các biến do cú sốc oil**

Cú sốc output gap:

**Hình4. 2: Phản ứng của các biến do cú sốc output-gap** Hình 4.2 đã cho thấy phản ứng không đáng kể của giá dầu, tỷ giá hối đoái do cú sốc cầu (cụ thể là cú sốc output gap) và hầu như là không có ảnh hưởng đến cung tiền. Với phản ứng nghịch chiều dai dẳng của giá dầu và cung tiền, cũng như tỷ giá. Thay vào đó, nó lại thúc đẩy CPI giảm. Ban đầu, với việc tăng lên trong output gap dẫn đến tăng nhẹ CPI, và sau đó CPI giảm thể hiện cú sốc tăng output gap không dẫn đến sự gia tăng giá tiêu dùng. Việc cung hàng hóa tăng sẽ khiến cho giá hàng hóa giảm, kết quả là CPI sẽ giảm theo. Dù không dẫn đến sự tăng giá tiêu dùng nhưng những nhà hoạch định chính sách chấp nhận chính sách tiền tệ thắt chặt, phản ứng này bởi vì họ nhận thức sai áp lực lạm phát của cú sốc cầu và chấp nhận thắt chặt tiền tệ để đề phòng lạm phát.

Cú sốc cung tiền:

Chính sách tiền tệ đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm phát của một quốc gia. Đại diện cho chính sách tiền tệ chính là cú sốc cung tiền. Qua hình 4.3 chúng ta cũng nhận thấy rằng cú sốc này có ảnh hưởng không đáng kể tới tới các yếu tố khác trong mô hình, và có ý nghĩa, mặc dù phản ứng của CPI có cao hơn. Đó là những phản ứng ngược chiều ngoại trừ giá dầu. Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến tỷ giá là điều hợp lý, nhưng nhờ vào công cụ tiền tệ của mình, cụ thể là lãi suất mà ngân hàng trung ương giữ cho tỷ giá ở mức cố định. Đồng thời, chính sách tiền tệ có độ trễ thường từ 6 đến 12 tháng, điều này đã giải thích được cho kết quả mô hình, tại sao lạm phát lại giảm trong giai đoạn đầu, và tăng lên trong những giai đoạn sau đó. Tăng cung tiền còn làm cho tỷ giá giảm nhưng không đáng kể, lý do là vì với chính sách nới lỏng tiền tệ này sẽ khiến cho đồng tiền trong nước bị đánh giá thấp

**Hình 4.3: Phản ứng của các biến do cú sốc cung tiền**

Cú sốc tỷ giá:

khi đó ảnh hưởng ngược chiều chút đối với output gap và cung tiền. Sau hai giai đoạn, thì cú sốc tỷ giá mới có ảnh hưởng đối với output gap một cách rõ rệt, được biểu hiện ngày càng tăng. Với số liệu trong mô hình, tại giai đoạn 0 có một cú sốc giảm giá đồng tiền0.016%, làm cho giá dầu đầu vào tăng, sản xuất giảm (nhưng có độ trễ), lạm phát tăng, cuối cùng là cung tiền thắt chặt giúp giảm lạm phát, lưu thông hàng hóa. Ngược lại, một sự tăng giá đồng tiền dẫn đến một sự giảm lên trong giá nhập khẩu, và có lợi cho việc nhập khẩu, cụ thể là sẽ tăng nhập khẩu. Sự tăng sản lượng tạo điều kiện để giảm lạm phát lên giá tiêu dùng trong nước

**Hình 4.4: Phản ứng của các biến vĩ mô do cú sốc tỷ giá**

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ PASS-THROUGH ĐẾN CÁC CHỈ SỐ GIÁ CỦA VIỆT NAM (Trang 28 -30 )

×