Kiểm định Granger Causality

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá Pass-Through đến các chỉ số giá của Việt Nam (Trang 27 - 28)

4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu

4.1.3 Kiểm định Granger Causality

Granger (1969) đã mở ra hướng cho câu hỏi x có phải là nguyên nhân của y hay không để thấy được bao nhiêu phần của y hiện tại có thể được giải thích bởi giá trị y trong quá khứ và sau đó có thể thấy là thêm giá trị x có độ trễ thi có tăng giá trị cho lời giải thích. Y được xem là kết quả Granger của x nếu x giúp dự báo y, hoặc tương đương với việc nếu hệ số của x đã tính đến độ trễ có ý nghĩa thống kê. Vậy kiểm định này giúp chúng ta hiểu rằng x là nguyên nhân của y hay là kết quả của y. Eviews sẽ chạy phương trình:

Yt = αo + α1yt-1 + αlyt-l + β1xt-1+….+ βlxt-l +εt (1) xt = αo + α1xt-1 + αlxt-l + β1yt-1+….+ βlyt-l +εt (2)

Với giả thuyết H0 : β0= β1= ……=βl =0. Giả thuyết đồng nghĩa với việc x không phải là nguyên nhân của Y ở phương trình (1), và y không phải nguyên nhân của x ở phương trình( 2). Dựa vào chỉ số Chi-sq để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0. Kết quả Granger Causality cho mô hình được trình bày trong bảng phụ lục3. Tỷ giá được nhận định là nguyên nhân gây nên sự dịch chuyển giá dầu, gap và cung tiền, cũng như đối với giá nhập khẩu. Đồng thời tất cả các biến cũng được ghi nhận là nguyên nhân gây nên dịch chuyển tỷ giá. Điều này rất hợp lý vì việc tăng hay giảm tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến vấn đề xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối với dầu – nguyên liệu chính phục vụ sản xuất. Nếu tỷ giá sụt giảm thì giá nhập khẩu sẽ rẻ hơn, giá dầu nhập khẩu vì thế cũng giảm, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho đầu vào của sản xuất, kích thích tăng sản lượng. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng tỷ giá thông qua kênh lãi suất, tăng/ giảm cung tiền…

Đối với GAP, tỷ giá và cung tiền có mối quan hệ hai chiều hai với nhau. Tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến đầu ra và đầu vào của các công ty thông qua xuất nhập khẩu.

Mức biến đổi của tỷ giá tạm thời hay dài hạn cũng ảnh hưởng đến quyết định sản xuất của công ty. Chính sách tiền tệ cũng đóng vai trò quan trọng như lạm phát, thông qua kênh lãi suất giúp các công ty vay vốn sản xuất, thông qua cung tiền kích thích tiêu dùng.. Bên cạnh đó việc thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến việc tăng giảm tỷ giá. Điều này cũng đồng nghĩa cho thấy chính sách tiền tệ được điều chỉnh một phần vì những cú sốc cầu nước ngoài và giá nhập khẩu.

Trong khi đó, oil, cung tiền và giá nhập khẩu được xem là nguyên nhân của CPI. Điều này hoàn toàn hợp lý, các yếu tố này ảnh hưởng đến việc tiêu dùng sản xuất, giá cả trong nền kinh tế, hay nói cách khác là ảnh hưởng đến CPI.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá Pass-Through đến các chỉ số giá của Việt Nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)