4.4.3.1. Chính sách hưởng lợi a. Quyền lợi
- Quyền lợi về mặt luật đất đai bao gồm các quyền trong sử dụng đất lâm nghiệp. - Quyền hưởng lợi gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
- Các quyền lợi khác.
b. Nghĩa vụ
- Tổ chức bảo vệ rừng. - Tổ chức kinh doanh rừng.
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước như: thuế, bảo vệ môi trường rừng…
4.4.3.2. Quy hoạch và kế hoạch đơn giản quản lý sử dụng đất lâm nghiệp được giao
a. Quy hoạch và kế hoạch quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở thôn bản
Trên cơ sở xác định quỹ đất hiện có và hiện trạng sử dụng các loại đất của thôn và kết quả họp thôn, thu thập phiếu điều tra hiện trạng sử dụng đất của các hộ trong thôn, đơn vị tư vấn đã xác định được các vùng dự kiến giao và đề xuất phương án giao đất, phương án quy hoạch sử dụng đất.
Năm 2010 tổng diện tích tự nhiên của xã 8609,77 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 7.646,19ha. Qua kết quả điều tra, các tài liệu, bản đồ đã xác định được khoảng gần 3.000 ha đất lâm nghiệp chưa được đo giao tại 14 thôn bản. Nhìn chung các diện tích này hiện người dân đang canh tác từ trước, mặc dù chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất song nhiều hộ đã canh tác ổn định nhiều năm trên diện tích này. Diện tích đất này thuộc tại các khu dự kiến giao (xem chi tiết bảng 4 – 03, chi tiết về từng khu vực dự kiến giao).
Trên cơ sở hiện trạng các vùng dự kiến giao và quy hoạch 3 loại rừng đã được xác định, đơn vị tư vấn đưa ra phương án quy hoạch các vùng dự kiến giao. Đối với đất đang là rừng trồng thì giữ nguyên hiện trạng rừng trồng, đối với đất hoang thì quy hoạch thành rừng trồng và một phần quy hoạch thành rừng tự nhiên. Đối với đất hoang núi đá thì quy hoạch thành rừng tự nhiên núi đá.
b. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho từng loại đất, loại rừng
- Đối với đất trống có đặc điểm địa hình cao và đặc điểm đất chua nên định hướng trồng thông và keo.
- Đối với đất rừng trồng trên địa bàn toàn thôn hiện đang trồng phần lớn là mỡ và đang phát triển tốt do vậy tiếp tục trồng mỡ.
- Các khu rừng tự nhiên trên địa bàn các thôn chủ yếu là rừng tái sinh IIa nên giao cho các hộ khoanh nuôi, bảo vệ.
- Một số khu vực nương rẫy hiện đang trồng ngô chuyển sang trồng rừng. - Một số khu vực đất trống ở khu núi đá không có khả năng đưa vào sử dụng nên sẽ chuyển sang rừng tự nhiên núi đá.
4.4.3.3. Đầu tư và giải pháp kinh doanh rừng
- Hỗ trợ giống cây trồng cho người dân trồng rừng.
- Hỗ trợ mở đường để vận chuyển, lên chăm sóc, khai thác.
- Hỗ trợ các giống các loài cây ngắn ngày (ngô, khoai, sắn…) để trồng xen ở giai đoạn cây lâm nghiệp còn nhỏ.
- Tổ chức tập huấn cho bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc cây, các mô hình trồng rừng kết hợp chăn nuôi đảm bảo lấy ngắn nuôi dài.
4.4.3.4. Tổ chức quản lý rừng ở cộng đồng
Với các diện tích đất các hộ gia đình đang sử dụng ổn định, không có tranh chấp và diện tích đủ lớn thì giao cho hộ gia đình, cá nhân tiếp tục quản lý và sử dụng.
Với diện tích đất cộng đồng còn lại giao cho cộng đồng thôn quản lý, đại diện là trưởng thôn. Tất cả các hộ trong thôn có trách nhiệm trồng, bảo vệ rừng cộng đồng và hưởng lợi chung từ rừng.
Tiến hành bảo vệ rừng theo như hương ước thôn bản đã được lập và thống nhất thực hiện của thôn.
4.4.3.5. Hiệu quả của phương án
* Về mặt kinh tế
- Khai thác tối đa khả năng đối với rừng trồng, đem lại hiệu quả cao về kinh tế cho các hộ gia đình.
- Đem lại lợi ích kinh tế từ việc cung ứng dịch vụ môi trường.
* Về mặt xã hội
- Giải quyết công ăn việc làm cho các hộ dân đặc biệt là đối với các hộ dân lao động trên đất lâm nghiệp.
- Tạo điều kiện để người dân an tâm canh tác trên phần đất mình được giao, từ đó họ có ý thức đầu tư, chăm sóc, bảo vệ rừng.
- Giúp người dân có thể làm giàu từ rừng, cải thiện kinh tế hộ, nâng cao thu nhập.
* Về mặt môi trường
- Phủ xanh các vùng đất trống, bỏ hoang, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng của địa phương.
- Cân bằng môi trường sinh thái được đảm bảo. - Tạo môi trường trong lành, hạn chế xói mòn đất…
* Về mặt quản lý
- Hạn chế tình trạng tranh chấp đất đai, tạo điều kiện cho Chính quyền địa phương quản lý tốt quỹ đất của mình.
- Hoàn thành tốt chính sách, chỉ đạo chung của dự án cũng như của Đảng và Nhà nước.
4.5. Nhận xét chung
Thực hiện chương trình “Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia” đến từng hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư địa phương quản lý, bảo vệ kế hoạch sử dụng đất và phương án giao đất được lập ra. Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất của địa phương cũng như kết quả phân tích điều kiện kinh tế - xã hội của các thôn bản dự thảo kế hoạch sử dụng đất và phương án quy hoạch sử dụng đất, giao đất lâm nghiệp của các thôn đưa ra đã tạo cơ sở thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Từ đó, đất đai của xã được sử dụng đầy đủ, hợp lý và hiệu quả trên quan điểm phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững.
Phần 5
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ