Liệt kê thiết bị

Một phần của tài liệu thiết kế xây dựng thiết bị usb dongle - bảo vệ phần mềm có bản quyền (Trang 59 - 67)

Liệt kê thiết bị (Enumerate device) là tiến trình thiết lập cũng nhƣ thu thập thông tin nhằm đáp ứng các tính năng của thiết bị. Tiến trình này luôn luôn dùng kiểu truyền Control transfer để gửi các request đến Control endpoint (endpoint 0). Tiến trình này bao gồm các bƣớc sau:

 B1: Khi thiết bị đƣợc gắn vào cổng USB. Host chờ tối thiểu là 50ms để reset cổng USB. Sau đó, Host sẽ reset thiết bị về trạng thái default. Lúc này thiết bị đang ở địa chỉ mặc định là 0.

60

Hình 2-4 Tiến trình liệt kê thiết bị

 B2: Host gửi Get_Descriptor request đọc 8 byte đầu từ Device descriptor và cập nhật kích thƣớc lớn nhất của packet truyền qua endpoint 0.

 B3: Host thiết lập địa chỉ mới cho thiết bị bằng cách gửi Set_Address request.

 B4: Host gửi Get_Descriptor request đọc 9 byte từ Configuration descriptor để xác định các thông tin cần thiết.

 B5: Dựa vào các thông tin này, Host gửi các Get_Descriptor request đọc toàn bộ các descriptor liên quan đến Configuration này (Interface, Endpoint). Nếu thiết bị có nhiều Configuration thì B4 và B5 đƣợc lặp lại nhiều lần.

 B6: Dựa vào tính năng của từng Configuration, Host sẽ chọn Configuration thích hợp bằng cách gửi Set_Configuration request.

 B7: Nếu trong Configuration đƣợc thiết lập có nhiều Interface thì Host sẽ gửi

Set_Interface request để chọn ra Interface thích hợp.

 B8: Tùy theo nhu cầu mà Host sẽ gửi Get_Descriptor request đọc từ String descriptor các thông tin mô tả nhƣ: tên sản phẩm, tên nhà sản xuất,…

Đến đây thì kết thúc tiến trình liệt kê thiết bị, tùy thuộc vào từng loại thiết bị mà Host sẽ có những cách giao tiếp cho phù hợp.

61

CHƢƠNG 3:

 Đề cập tình hình vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam và trên thế giới, đưa ra các con

số dẫn chứng thể hiện tính cấp bách của vấn đề để từ đó có những biện pháp giải quyết.

3.1.

Bản quyền vốn vẫn đƣợc coi là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi nhuận cho mô hình kinh doanh các sản phẩm có khả năng sao chép (bài hát, đoạn nhạc, ý tƣởng…)

Bản quyền phần mềm về bản chất cũng giống nhƣ các loại bản quyền khác, tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, nó vẫn có những điểm rất khác biệt, điều này bắt nguồn từ việc một sản phẩm phần mềm hoàn toàn không giống với các loại sản phẩm khác.

Vậy ăn cắp bản quyền, hiểu theo một nghĩa đơn giản nhất dƣới cái nhìn của ngƣời dùng cuối thì đó là việc sử dụng, sao chép, phân phối các sản phẩm phần mềm mà chƣa có sự đồng ý từ phía chủ sở hữu, nói cách khác là không trả tiền bản quyền mà dùng một cách nào đó để bẻ khóa, sử dụng phần mềm một cách trái phép. Luật bản quyền mang lại cho một lập trình viên (hoặc công ty tổ chức thuê lập trình viên đó) những quyền lợi nhằm bảo vệ sản phẩm phần mềm do họ làm ra. Cụ thể, việc chạy chƣơng trình, sao chép các chƣơng trình, sửa đổi các chƣơng trình, phân phối chƣơng trình… đƣợc coi là bất hợp pháp khi chƣa có sự đồng ý từ ngƣời sở hữu chƣơng trình đó.

Theo kết quả Báo cáo Điều tra vi phạm bản quyền phần mềm Toàn cầu 2010. Tổng giá trị thƣơng mại của các phần mềm bị vi phạm ở khu vực Châu Á Thái bình đƣơng lên đến 18,746 tỷ đô la Mỹ. Tính trên toàn cầu, giá trị phần mềm bị vi phạm đã tăng lên mức kỷ lục 59 tỉ US$, tức là gần gấp đôi so với mức khi điều tra lần đầu vào năm 2003. Một nửa trong số 116 quốc gia và lãnh thổ đƣợc điều tra trong năm 2010 có tỉ lệ vi phạm từ 62% trở lên, với tỉ lệ vi phạm bình quân toàn cầu là 42%. Những nền kinh tế mới nổi đã trở thành một yếu tố thúc đẩy vi phạm bản quyền phần mềm. Tỉ lệ vi phạm ở các nƣớc đang phát triển cao gấp 2,5 lần so với những nƣớc phát triển; giá trị thƣơng

62

mại của các phần mềm bị vi phạm (31,9 tỉ đô la Mỹ) chiếm hơn một nửa giá trị vi phạm của toàn thế giới.[2]

Theo khảo sát của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp, gọi tắt là BSA, Việt Nam đứng sau Trung Quốc và Nigeria trên danh sách các quốc gia vi phạm bản quyền về phần mềm máy tính nhiều nhất trên thế giới, với tỷ lệ 76%.

Kết quả khảo sát trên 15.000 ngƣời sử dụng tại 32 quốc gia cho thấy Trung Quốc dẫn đầu các nƣớc vi phạm bản quyền phần mềm, với tỷ lệ vi phạm là 86%. Đứng nhì là Nigeria, 81%.

Vi phạm bản quyền phần mềm tức sử dụng lậu các phần mềm về âm nhạc, phim ảnh, cũng nhƣ các phần mềm về ứng dụng máy tính và các hệ thống vận hành máy tính...

Các phần mềm này thƣờng đƣợc tải xuống từ các trang web ở những quốc gia không tôn trọng các giấy phép về quyền sử dụng phần mềm và bản quyền tác phẩm.

Khảo sát của BSA cũng phát hiện ra rằng đa số ngƣời sử dụng máy tính ở các nƣớc đang phát triển thƣờng sử dụng bất hợp pháp các phần mềm bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ dùng các sản phẩm copy lậu hoặc chỉ mua một bản gốc và cài cho nhiều máy tính sử dụng

3.2.

Không chỉ ở các nƣớc đang phát triển mà cả các nƣớc phát triển, tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm máy tính đều rất phổ biến. Hiện tại, đây đang là thực tế nhức nhối ở Việt Nam.

Tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính ở Việt Nam đã giảm thêm 2% xuống mức 83% trong năm 2010, đánh dấu lần giảm đầu tiên sau 3 năm liên tiếp từ 2007 đến 2009 tỉ lệ này đứng yên ở mức 85%. Tuy nhiên, trong năm 2010, giá trị thƣơng mại của các phần mềm không có bản quyền đƣợc cài đặt trên máy tính cá nhân ở Việt Nam lại tăng lên 412 triệu USD so với mức 353 triệu USD trong năm 2009. Đó là một trong số những kết quả theo Báo cáo Điều tra vi phạm bản quyền phần mềm Toàn cầu 2010, do Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) thực hiện, nhằm đánh giá tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm trên toàn thế giới. [2]

63

Hình 3-1: Đánh giá tỉ lệ vi phạm tại các nƣớc Châu Á

Đây là kết quả của những nỗ lực lớn của chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây trong việc cải thiện khung pháp lý nhằm bảo vệ bản quyền phần mềm và tăng cƣờng công tác tuyên truyền cũng nhƣ công tác thực thi. Tuy vậy, để giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt nam xuống mức khu vực là khoảng 60% song song với việc đạt đƣợc mục tiêu đƣa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về CNTT thì vẫn còn nhiều việc chính phủ phải làm, kể cả việc xử lý vi phạm ở nhóm ngƣời tiêu dùng để nâng cao nhận thức. Điều này sẽ có lợi cho Việt Nam nhờ tăng đƣợc Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng số việc làm và tăng nguồn thu thuế cho chính phủ, nhƣ đã đƣợc chỉ ra trong các báo cáo.

3.3. 1

Với tỷ lệ 83%, Việt Nam đã lọt khỏi top 10 các nƣớc vi phạm bản quyền phần mềm nhiều nhất thế giới, song vẫn đang ở vị trí 16, sau các nƣớc: Georgia (93%), Zimbabwe (91%), Bangladesh (90%), Moldova (90%), Yemen (90%), Armenia (89%), Venezuela (88%), Belarus (88%), Lybia (88%), Azerbaijan (88%), Indonesia (87%), Ukraine (86%), Sri Lanka (86%), Iraq (85%), Pakistan (84%). [3]

1Theo Business Software Alliance

64

Riêng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, Việt Nam đang đứng cuối top 5 gồm các nƣớc Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Srilanka. Tỷ lệ chung của cả khu vực là 60%.

Báo cáo về tình hình vi phạm bản quyền năm 2010 đƣợc BSA đƣa ra vào tháng 5/2011 vừa rồi, Việt Nam đứng thứ 16 trong số những quốc gia có tỉ lệ vi phạm cao nhất.[3]

65

3.4.

Những lợi ích của phần mềm hợp pháp đƣợc nhắc đến nhiều nhất trên toàn thế giới là do yếu tố đƣợc hỗ trợ kỹ thuật (88%) và đƣợc bảo vệ trƣớc nạn tin tặc và mã độc (81%).

Đa số ngƣời sử dụng máy tính cá nhân trên thế giới cho rằng quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đem lại những lợi ích kinh tế cụ thể: 59% số ngƣời đƣợc điều tra trên toàn thế giới cho rằng quyền sở hữu trí tuệ đem lại lợi ích cho nền kinh tế; 61% cho rằng quyền sở hữu trí tuệ tạo thêm số việc làm.

Phần mềm ra đời và để bảo hộ các quyền của tác giả, chủ sở hữu của nó. Do đó cần có một giải pháp hợp lý và khả thi để hạn chế việc xâm phạm và sử dụng những phần mềm không có đăng ký. Qua đó mới khuyến khích việc phát triển phần mềm, tạo sự yên tâm trong việc sử dụng phần mềm hợp pháp, bản quyền phần mềm phải đƣợc tôn trọng và thực thi để thúc đẩy sự phát triển xã hội và công nghệ.

Hơn 20 năm qua, vi phạm pháp luật về sao chép và sử dụng trái phép các phần mềm đã tăng lên nhanh chóng trên thế giới, công nghệ và phạm vi thực thi pháp luật về bảo vệ phần mềm vẫn tiếp tục gia tăng trong các phƣơng pháp khác nhau.

Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của công nghệ thông tin nhƣ hiện nay thì nhu cầu bảo vệ các sản phẩm phần mềm, những sản phẩm trí tuệ ngày càng đƣợc quan tâm và có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Các phƣơng thức bảo vệ phần mềm thông dụng hiện nay:

 Serial key

 Key file

 Active online

 Trial

 Giới hạn chức năng chƣơng trình

 …..

Với biện pháp ứng dụng hệ thống nhúng trong bảo vệ sử dụng phần mềm có bản quyền là một trong những hƣớng mới vào thời điểm hiện tại. Một thiết bị đƣợc sản xuất

66

tƣơng thích để đảm bảo rằng khi có nó tích hợp vào thì phần mềm sẽ đƣợc đăng ký và sử dụng hợp pháp.

Việc bảo vệ phần mềm, bên cạnh xử lý theo lập trình phần mềm còn đƣợc kết hợp với xác thực phần cứng sẽ mang đến giải pháp cần thiết, thêm sự lựa chọn cho các chủ sở hữu phần mềm. Hƣớng tiếp cận này đƣợc gọi là bảo vệ theo khóa cứng, bảo vệ dựa trên dongle, chứng thực qua dongle. Kiểu ngăn chặn này, làm cho các phần mềm - các sản phẩm trí tuệ có thể đƣợc bảo vệ tốt nhất, và nó có giá trị đem lại lợi ích, nguồn lợi tối đa cho nhà cung cấp phần mềm.

67

CHƢƠNG 4: CÁC PHƢƠNG PHÁP BẢO VỆ PHẦN MỀM

 Trình bày liệt kê các cách thức giúp bảo vệ phần mềm, ngăn chặn việc sử dụng phần mềm

trái phép mà không đăng kí

Một phần của tài liệu thiết kế xây dựng thiết bị usb dongle - bảo vệ phần mềm có bản quyền (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)