0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Diện tích bỏng chung rộng, diện độ sâu lớn, nguy cơ nhiễm khuẩn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG NHIỄM KHUẨN HUYẾT BỎNG TẠI VIỆN BỎNG QUỐC GIA (Trang 26 -27 )

huyết cao (P<0,05). Bệnh nhân bị kết hợp bỏng hô hấp hoặc bị biến chứng tiêu chảy cấp có tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết cao (gấp 1,4 và 1,3 lần) so với nhóm không bị triệu chứng này. Vị trí bỏng ở tầng sinh môn, thân sau có tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết cao hơn những vị trí khác (P<0,05).

- Những bệnh nhân không đ−ợc xử trí bỏng kỳ đầu hoặc xử trí sai, sốc bỏng nặng và rất nặng có tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết cao hơn so với nhóm có đ−ợc xử trí bỏng kỳ đầu, sốc bỏng nhẹ và vừa.(P<0,05)

- Nguy cơ nhiễm khuẩn huyết cao khi: Số l−ợng bạch cầu máu ngoại vi thấp (<4.109/l) hoặc cao (>12.109/l), nồng độ IgG trong máu thấp hơn chỉ số bình th−ờng, nồng độ CRP >100mg/l (P<0,01). Nồng độ CRP cao và không giảm ở những bệnh nhân tiến triển nặng và tử vong.

- Nhiễm khuẩn huyết cao gấp 2,9 lần ở những vết bỏng có số l−ợng vi khuẩn là 107 trên một đơn vị diện tích so với 106 (P<0,01). Vết bỏng có hai loại vi khuẩn dễ bị nhiễm khuẩn huyết hơn 1,7 lần vết bỏng chỉ có 1 loài vi khuẩn (P<0,01).

- Nguy cơ nhiễm khuẩn huyết do trực khuẩn mủ xanh: Độ sâu lớn

(>20% diện tích cơ thể), sốc bỏng nặng, thời điểm 10 ngày đầu sau bỏng. Vết bỏng tỳ đè, hoại tử −ớt, hoại tử thứ phát. Số l−ợng bạch cầu máu ngoại vi thấp (<4.109/l), nồng độ IgG, IgM, IgA, số l−ợng tế bào TCD4,TCD8 thấp, tỷ số CD4/CD8<1,

- Nguy cơ nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng: Diện bỏng sâu nhỏ hơn

(<20% diện tích cơ thể), thời điểm từ cuối tuần thứ hai sau bỏng.Vết bỏng nhiều ổ mủ. Số l−ợng bạch cầu máu ngoại vi cao (>12.109/l), nồng độ IgG, IgM, IgA, số l−ợng tế bào TCD4,TCD8 trong máu không giảm hoặc tăng.

2. Một số biện pháp điều trị dự phòng nhiễm khuẩn huyết bỏng.

- Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết ở nhóm đ−ợc cắt bỏ hoại tử sớm, ghép da ngay trong 72 giờ sau bỏng thấp hơn so với nhóm đ−ợc cắt bỏ hoại tử muộn (P<0,05).

- Những bệnh nhân đ−ợc nuôi d−ỡng sớm qua đ−ờng tiêu hoá có tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết thấp hơn nhóm đ−ợc nuôi d−ỡng qua đ−ờng tĩnh mạch.

- Nhiễm khuẩn huyết ở nhóm đ−ợc truyền khối bạch cầu giàu bạch cầu đa nhân trung tính có tỷ lệ thấp hơn nhóm không đ−ợc truyền khối bạch cầu.

- Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết ở nhóm đ−ợc lọc máu liên tục tĩnh mạch-tĩnh mạch thấp hơn so với nhóm chứng (P<0,05).

- Những bệnh nhân đ−ợc can thiệp nhiều biện pháp điều trị dự phòng có tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết thấp hơn so với những bệnh nhân đ−ợc can thiệp ít (P<0,05).

Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi có một số kiến nghị sau đây:

1. Những bệnh nhân bỏng nặng và rất nặng có nhiều yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn huyết. Để cứu sống đ−ợc ng−ời bệnh cần có chiến l−ợc điều trị và hạn chế tới mức thấp nhất các yếu tố nguy cơ.

2. Để hạn chế tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết trong bỏng, các biện pháp điều trị dự phòng cần đ−ợc nghiên cứu sâu hơn và phát triển thêm nhiều kỹ trị dự phòng cần đ−ợc nghiên cứu sâu hơn và phát triển thêm nhiều kỹ thuật khác nh− trị liệu miễn dịch (vaxin kháng trực khuẩn mủ xanh), phẫu thuật cắt bỏ hoại tử sớm và triệt để, chiến dịch cách ly, chống lây chéo trong các đơn vị bỏng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG NHIỄM KHUẨN HUYẾT BỎNG TẠI VIỆN BỎNG QUỐC GIA (Trang 26 -27 )

×