- Dùng để làm hộp, thùng, khay đựng thựcphẩm.
a. Ưu, nhược điểm:
1.4.1. Các loại sóng giấy và tính chất
Có 4 loại sóng chính tạo nên các rãnh và vòng uốn lượn của giấy tấm Carton, bao gồm : sóng A, sóng B, sóng C và sóng E. Đặc điểm tương ứng của các loại sóng này được liệt kê trong bảng dưới đây:
Đặc điểm của các loại gợn sóng:
+ Loại gợn sóng A: Có bước sóng dài và chiều cao sóng cao có đặc tính chịu lực va chạm tốt, đồng thời sóng A chịu lực phân tán trên bề mặt tấm từ nắp tới đáy là tốt nhất trong các loại sóng (Sóng C ít hơn khoảng 15% và sóng B là khoảng 25%). Giấy này dùng để đóng gói các loại hàng hóa có thể bị ảnh hưởng bởi va chạm cơ học.
+ Loại gợn sóng B: có bước sóng ngắn và chiều cao sóng thấp, có khả năng chịu va chạm cơ học, đặc biệt có khả năng chịu tải trọng nặng. Dó đó giấy bìa gợn sóng kiểu B chủ yếu được dùng để đóng gói các hàng
hóa có tải trọng cao như đồ hộp. Sóng B là loại sóng cho bề mặt phẳng tốt nhất (nhiều hơn khoảng 50% so với sóng A, và khoảng 25% so với sóng C).
+ Loại gợn sóng C: kết hợp những đặcs tính của loại A và B nên có tính năng chịu được tải trọng và va chạm. Loại sóng phổ biến nhất
hiện nay là sóng C. Thay thế phần lớn sóng A nhờ rãnh ít hơn sóng A khoảng 15%.
+ Loại gợn sóng E: có bước sóng ngắn và chiều cao sóng rất thấp nên khả năng chịu tải trọng cũng như va chạm đều rất kém. Sóng E là loại sóng rất mỏng, thường được dùng cho thùng đựng các vật nhẹ hoặc gói đồ. Sóng E thường là giấy màu trắng với nhiều màu sắc in bên ngoài.