- Dùng để làm hộp, thùng, khay đựng thựcphẩm.
d. Bao bì carton 7 lớp(1 lớp mặt +5 lớp sóng + 1lớp đáy):
1.5.2 Ký hiệu bằng hình vẽ cho bao bì vận chuyển hàng hóa (bao bì đơn vị gửi đi) được quy định theo TCVN 6405: 1998 và ISO 780:
- Để có được bao bì tiện lợi trong vận chuyển và đảm bảo chất lượng hang hóa bên trong ta cần quan tâm đến quy định chung như một ngôn ngữ riêng
- Tiêu chuẩn TCVN6405: 1998 và ISO780: 1997 quy định các kí hiệu quy ước ghi trên bao bì vận chuyển để hướng dẫn việc bốc xếp và bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
A- Quy cách kí hiệu- ý nghĩa:
Các kí hiệu được in trực tiếp trên bao bì đơn vị gửi đi không bắt buộc đóng khung đậm cho các kí hiệu.
a. Màu sắc của kí hiệu:
Màu sắc dùng cho kí hiệu phải là màu đen. Nếu màu của bao bì làm cho màu đen của kí hiệu không rõ thì nên chọn màu sắc tương phản, thích hợp làm nền, tốt nhất là màu của giấy traft chế tạo thùng. Phải tránh các màu có thể nhầm lẫn với nhãn hàng hóa thuộc loại nguy hiểm. Tránh dùng màu đỏ, da cam hoặc vàng, trừ khi có các yêu cầu đặc biệt.
b. Kích thước của kí hiệu:
- Các chiều cao thông thường của kí hiệu là 100mm, 15mm hoặc 20mm.
- Tuy nhiên, tùy theo kích thước và hình dạng của bao bì có thể sử dụng các kí hiệu lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
c. Số, vị trí và hướng của kí hiệu:
- Số của kí hiệu sử dụng cho mỗi loại bao bì phụ thuộc vào kích thước hình dáng và hàng hóa chứa đựng bên trong.
- Đối với các kí hiệu số 1,3,7,11, và 16 (xem bảng 5.3) phải theo các nguyên tắc sau:
• Kí hiệu số 1: “Dễ vỡ”, phải để ở góc bên trái của tất cả bốn mặt xung quanh bao bì (xem ví dụ số trong số 1 bảng 5.3).
• Kí hiệu số 3: “Hướng lên trên”, cũng để ở vị trí giống như kí hiệu 1
• Kí hiệu số 7: “Trọng tâm”, khi có thể, kí hiệu này cần phải để tất cả 6 mặt hoặc ít nhất phải để trên 4 mặt liên quan đến vị trí thực của trọng tâm
• Kí hiệu số 11: “Vị trí kẹp”
+ Chỉ những bao bì có các kí hiệu này mới được vận chuyển bằng kẹp.
+ Kí hiệu phải để ở hai mặt đối diện của bao bì trong tầm nhìn của người vận hành thiết bị khi bốc xếp hàng hóa. + Kí hiệu không được đặt ở mặt bao bì sẽ kẹp.
• Kí hiệu 16: “Quàng dây”, ở đây phải đặt ít nhất ở hai mặt đối diện của bao bì.
+ Khi bao bì vận chuyển được xếp thành đống, kí hiệu được để sau cho có thể nhìn thấy được.
+ Cần phải đặc biệt chú ý dùng chính xác kí hiệu tránh việc áp dụng sai. Kí hiệu số 7 và số 16 phải được để theo đúng hướng và vị trí tương ứng của nó.
+ Trong kí hiệu 14 “giới hạn số lượng xếp chồng lên”, n là số lượng tối đa bao bì được xếp chồng lên nhau.
B- Hình ảnh kí hiệu cụ thể:
Hướng dẫn phải được ghi rõ trên bao bì vận chuyển bằng cách sử dụng các kí hiệu tương ứng đưa ra trong bảng 3.
Thùng đơn vị gởi đi ( thùng phân phối hàng hóa) được ghi nhãn nhưng yêu cầu đơn giản so với trường hợp ghi nhãn cho hàng hóa đơn vị bán lẻ. thông thường có thể ghi nội dung cần thiết như sau:
- Thương hiệu
- Tên sản phẩm (có thể ghi một số chi tiết về đặc tính vật phẩm)
- Địa chỉ nhà sản xuất, nơi đóng bao bì – quốc gia sản xuất.
- Hạn sử dụng
- Số lượng hay trọng lượng
- MSMV
- Các ký hiệu, dấu hiệu phân hạng thực phẩm (nếu có) ( ví dụ dấu hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao)
LỜI KẾT
Theo xu thế phát triển của xã hội, bao bì dần vượt lên chức năng cổ truyền của nó là bao gói, trở thành một trong những yếu tố trọng tâm đưa sản phẩm thực phẩm của nhà sản xuất tới gần người tiêu dùng hơn. Điều này làm thúc đẩy cạnh tranh, tăng giá trị sử dụng của sản phẩm. Với những đặc tính vượt trội mà bao bì kim loại đã mang lại, các doanh nghiệp phần nào khẳng định thương hiệu của mình và góp phần đưa công nghiệp thực phẩm có những bước tiến xa hơn.
Bên cạnh đó, một ngành thực phẩm tiên tiến, vì sức khoẻ của cộng đồng, vì một môi trường xanh cũng chính là mục tiêu chúng ta cần đạt tới. Chúng ta nên quan tâm nghiên cứu cải tiến để bao bì nói chung và bao bì Giấy nói riêng ngày càng trở nên thân thiện với môi trường