Thực trạng lạm phát tại Việt Nam( từ năm 2005 đến nay)

Một phần của tài liệu một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 28 - 41)

Một số chỉ số kinh tế giai đoạn 2005-2010

STT Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 CPI so với cuối năm 8,40 6,60 12,63 19,89 6,52 11,75 2 Tăng trưởng GDP 8,44 8,24 8,46 6,31 5,32 6,78 3 Tốc độ tăng M2 28,72 33,68 41,12 20,31 28,99 29,8 4 Bội chi NSNN/GDP 4,86 5,00 6,00 4,95 6,90 5,60 5 Nhập siêu (%/Xuất khẩu) -14,0 -12,7 -29,1 -28,8 -22,5 -17,3 28 28 28 28 28

Giai đoạn 2005-2006

Theo số công bố của Tổng cục thống kê, tính đến hết tháng 12-2005, chỉ số giá tiêu dùng của cả nước đã lên tới 8,4%, vượt xa so với mức 6,5% theo nghị quyết của Quốc hội đề ra từ đầu năm, thấp hơn so với mức 9,5% của năm 2004

Phân tích các nhóm hàng và nguyên nhân của diễn biến tăng giá, có thể thấy như sau:

Tăng giá cao nhất trong cả năm 2005 là nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm. Tính chung trong cả 12 tháng đầu năm 2005, nhóm lương thực, thực phẩm tăng 10,8%, thấp hơn so với mức tăng kỷ lục 15,6% của cả năm 2004, trong đó riêng nhóm hàng thực phẩm đã tăng tới 12% và nhóm mặt hàng lương thực tăng 7,8%.

Nguyên nhân do giá xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng, giá thu mua một số mặt hàng lương thực làm thức ăn gia súc tăng, làm tăng giá các mặt hàng lương thực trong nước.Diện tích đất đai sản xuất lương thực có xu hướng giảm do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, do đất đai canh tác được chuyển sang đất đô thị, đất khu công nghiệp, đất làm đường giao thông và các mục đích khác. Mặt khác giá thành sản xuất các mặt hàng lương thực cũng tăng lên. Đặc biệt là giá thóc gạo xuất khẩu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mưa lũ tại các tỉnh miền Trung trong các tháng 10,11 và tháng 12-2005. Bởi vậy đã làm cho giá lương thực trong năm 2005 tăng tới 7,8%. Tuy nhiên vẫn thấp hơn mức tăng 14,3% của mặt hàng lương thực trong năm 2004.

Trong khi đó giá cả mặt hàng thực phẩm tính chung trong năm 2005 tăng 12% thấp hơn so với cả năm 2004 đã tăng kỷ lục, tới 17.1%. Nguyên nhân là do tác động của dịch cúm gia cầm …cũng như tình trạng đóng băng tiêu thụ các sản phẩm ở nhiều địa phương. Do đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm được dồn sang các mặt hàng khác làm cho giá bán lẻ nhóm mặt hàng này tăng lên. Trước tình hình diễn biến của dịch cúm gia cầm đến cuối tháng 11-2005 đã lan rộng đến 17 tỉnh thành phố trong cả nước, cũng như tình trạng tiêu thụ các sản phẩm gia cầm ở nhiều địa phương bị đóng

2929 29 29 29 29

băng, làm cho giá thực phẩm trong tháng 12-2005 tiếp tục tăng giá. Cùng với tác động của lũ lụt ở khu vực miền Trung, do nhu cầu tiêu thụ vào dịp cuối năm nên chỉ số giá-CPI trong tháng 12-2005 vẫn tiếp tục tăng tới 1,7%

Mức tăng lớn thứ hai trong năm 2005 là nhóm mặt hàng nhà ở và vật liệu xây dựng. Trong năm 2005 nhóm này đã tăng 9,8%. Nguyên nhân của tình trạng đó là do giá sắt thép trên thị trường thế giới và giá bán lẻ thị trường trong nước tăng cao, đồng thời nhu cầu xi măng và cá mặt hàng vật liệu xây dựng khác trong nước cũng tăng, tác động lên giá bán lẻ.

Mức tăng đứng hàng thứ ba trong cả năm 2005 là nhóm phương tiện đi lại và bưu điện,. Tính chung trong 12 tháng nhóm này tăng 9,1%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá bán lẻ xăng dầu trong nước tăng cao. Cũng trong 11 tháng đầu năm 2005, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu thị trường trong nước được điều chỉnh tăng tới 3 lần, với tổng mức tăng bình quân từ 45,6% đến 55%. Nguyên nhân là do giá dầu thô trên thế giới tăng cao lên đến mức đỉnh điểm trong hàng chục năm qua. Đến ngày 22-11-2005 giá bản lẻ xăng dầu được điều chỉnh giảm 500đ/lít, nhưng không tác động giảm cước phí giao thông vận tải và đi lại.

Thứ tư là nhóm đồ dùng và dịch vụ khác trong năm 2005 tăng 6,0%. Tiếp đến là nhóm mặt hàng giáo dục, may mặc, mũ nón, giày dép tăng 5.0%; dược phẩm y tế tăng 4,9%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 4,8%. Riêng nhóm văn hóa thể thao giải trí có mức tăng thấp nhất là 2,7%.

Vàng và đô la Mỹ không tính trong chỉ số giá tiêu dùng CPI nhưng riêng giá vàng tăng tới 11,3%

Về tiền tệ: Trong năm 2005 NHNN đã 3 lần tăng các loại lãi suất chủ đạo, 2 lần tăng lãi suất cơ bản đồng Việt Nam và giữ mức cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Thực tế các chỉ tiêu: Khối lượng tiền cung ứng ra lưu thông, dư nợ cho vay…của hệ thống NH thấp hơn cùng kỳ và cả năm 2004. Tổng phương tiện thanh toán đến hết tháng 11-2005 tăng 16,4% so với 31-12-2004, dự báo cả năm sẽ chỉ tăng khoảng 18%. Bản thân các NHTM cũng kiểm saot chặt chẽ cho vay. Thậm chí nhiều NHTM nhà nước còn khống chế chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ của các chi nhánh NHTM trực thuộc. Các NHTM còn đẩy mạnh huy động vốn

3030 30 30 30 30

trong nền kinh tế, đồng thời đầu tư khoảng trên 22000 tỷ đồng vào tín phiếu kho bạc Nhà nước thông qua đấu thầu do NHNN tổ chức, mua công trái giáo dục, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu đô thị của Hà Nội… Do đó một lần nữa có thể khẳng định, tiền tệ không phải là nguyên nhân gây nên chỉ số CPI tăng cao trong năm 2005.

Về chính sách tài chính, dự kiến thu Ngân sách cả năm 2005 sẽ đạt 210.400 tỷ đồng, vượt 15% so với kế hoạch và tăng 16% số thực hiện năm 2004. Trong đó số chi ngân sách cả năm 2005 dự tính chỉ tăng 12,5% so với dự toán. Bội chi vẫn nằm trong mức do Quốc hội cho phép. Vốn Ngân sách đầu tư phát triển cho các dự án giải ngân không đạt kế hoạch. Điều đó cho thấy tiền ngoài lưu thông được thu hút về qua kênh ngân sách đạt kết quả rất tích cực. Các khoản chi ra được thực hiện chặt chẽ. Tất nhiên là không tránh khỏi tình trạng tham ô, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng,… qua kênh chi tiêu Ngân sách, qua các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Mặc dù vậy, cũng không thể đổ lỗi cho thực hiện CSTK gây nên tình trạng tăng chỉ số CPI năm 2005.

Diễn biến chỉ số tăng giá và tâm lý lạm phát trong năm 2005 chủ yếu do thị trường thế giới, tiếp đến do thiên tai và dịch bệnh. Về mặt khoa học và thực tiễn không thể đổ lỗi cho vấn đề tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hay do thực hiện chính sách tài chính gây nên tình trạng tăng giá nói trên.

Năm 2006, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống còn 6,6% so với mức 8,4% của năm 2005, lạm phát bình quân giảm xuống còn 7,4% so với mức 8,3% của năm 2005. 31 31 31 31 31

Năm 2007

Năm 2007 chỉ số giá cả CPI tăng lên mức kỷ lục 12,63% (so với tháng 12 năm 2006). Có hàng loạt nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng giá, tình trạng lạm phát tăng ngoài mức dự đoán. Tuy nhiên, lạm phát năm 2007 có nguyên nhân chính từ nguồn cung tiền tệ quá lớn.

Theo các chuyên gia về thị trường giá cả Việt Nam, năm 2007, tốc đọ phát triển kinh tế chưa đạt đến mức 8,5% như kỳ vọng, trong khi đó, chỉ số giá đã vượt quá xa mục tiêu kiềm chế. Mặc dù tốc độ tăng giá chưa đến mức là một thảm họa đối với một nền kinh tế đang phát triển nhanh như Việt Nam, song lại là một tín hiệu không tốt cho đời sống người dân và nền kinh tế. Trong năm 2007, yếu tố cơ bản gây nên lạm phát là tiền nhiều. Riêng kiều hối lên đến 5 tỷ USD thậm chí có thể lên đến 7,5 tỷ USD. Trong khi nhà nước lại chủ động tăng dự trữ ngoại hối lên từ 13-20 tuần nhập khẩu. Hàng trăm ngàn tỷ đồng tung ra trong thời gian ngắn để hút USD đã gây ra tác động lớn đến tăng giá hàng hóa, dịch vụ. Trước đây, chỉ vài chục ngàn tỷ đồng tung ra đã làm khuynh đảo thị trường, năm 2007 tung ra đến hàng trăm tỷ đồng là rất lớn đối với thị trường trong nước và tác động đến tăng lạm phát. Bên cạnh đó, đã có ít nhất 15 tỷ USD đã đổ vào Việt Nam trong năm 2007 từ các nguồn: dịch vụ (du lịch) 4,6 tỷ USD, vốn FDI giải ngân 2,2 tỷ USD, vốn vay ODA 1,8 tỷ USD, cổ phiếu và trái phiếu 2,5 tỷ USD…và đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng lạm phát ở Việt Nam và là mức lạm phát cùng kỳ cao nhất trong các nước mới nổi ở Đông Nam á. Mặc dù có nhiều nước tiếp nhận số lượng ngoại tệ rất lớn nhưng vẫn cơ bản giữ được tỷ lệ lạm phát ở mức tương đối thấp. Vấn đề của Việt Nam là do chính sách

3232 32 32 32 32

quản lý tài chính, tiền tệ chưa hợp lý. Dường như Việt Nam có tất cả các dấu hiệu của một nước tiếp nhận nhiều tiền mà không hấp thụ tốt, sự bùng nổ về xây dựng, tài sản, dự trữ ngoại tệ tăng, định giá cao tỷ lệ hối đoái, lạm phát gia tăng,…và điều này làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát.

Bên cạnh đó, từ nửa cuối năm 2007 giá cả các loại hàng hóa trên thế giới đã tăng nhanh tỷ lệ nghịch với sự mất giá danh nghĩa của đồng USD đẩy mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, đặc biệt là dầu thô, lên cao gấp 2 đến 3 lần so với năm 2003. Giá dầu lửa đã tăng từ 53,4 USD/thùng tháng 1/2007 lên 89,4USD/thùng tháng 12/2007. Tốc độ tăng giá năng lượng và đặc biệt là giá lương thực trong giai đoạn này là nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát trên diện rộng ở tất cả các nước trên thế giới.

Dấu hiệu lạm phát cao đã bắt đầu xuất hiện từ tháng 6 năm 2007 khi chỉ số giá CPI tháng 6 vọt lên xấp xỉ 1%- trái hẳn với thông lệ giá cả hơn 1 thập kỷ qua.

Năm 2008

Năm 2008 đã đi vào lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam như một năm đầy biến động , sóng gió đối với nền kinh tế Việt Nam. Nửa đầu năm 2008 lạm phát tiếp tục leo thang và vượt ra mọi qui luật đã hình thành từ hàng chục năm nay buộc Việt Nam phải điều chỉnh chính sách từ ưu tiên tăng trưởng sang ưu tiên kiềm chế lạm phát. Chỉ sau 6 tháng, tổng cục thống kê đã công bố chỉ số CPI đã lên đến tới 26,8% so với tháng 7 năm 2007 và 18,44% so với cuối năm 2007, riêng giá nhóm hàng lương thực tăng tương ứng tới 74,3% và gần 60%- phá vỡ mọi dự tính về kiểm soát lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô và còn nghiêm trọng hơn khi Việt Nam cơ bản vẫn là nước nông nghiệp với nông dân vẫn chiếm trên 60% dân số và lực lượng lao động. Sự phụ thuộc của nền kinh tế nói chung, của giá cả thị trường nói riêng vào những biến động trong khu vực sản xuất lương thực thực phẩm của nước ta còn rất lớn mặc dù tỷ trọng khu vực nông nghiệp đã giảm chỉ còn xấp xỉ 20% GDP. Giá cả tăng mạnh không chỉ trong dịp tết mà còn cả trong các tháng sau tết, trái hẳn với quy luật vận động của giá cả trong những năm gần đây. Sau hơn 1 thập kỷ, lạm phát đang quay trở lại đe dọa những thành quả kinh tế- xã hội. Đỉnh điểm lạm phát lên đến 3,91% vào tháng 5 năm 2008- trùng với thời điểm giá gạo trên thị trường quốc tế tăng vọt tới trên 1000USD/tấn và khủng hoảng lương thực trở thành mối đe dọa toàn

3333 33 33 33 33

cầu. Ngay tại một cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu như Việt Nam mà tin đồn thiếu gạo đã đẩy đông đảo người tiêu dùng lo lắng về tình trạng thiếu gạo còn cơ quan chức năng yêu cầu ngừng xuất khẩu gạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng bắt đầu suy giảm mặc dù tỷ lệ đầu tư tiếp tục ở mức cao, GDP nửa đầu năm chỉ tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ một số năm gần đây. Lạm phát trong năm 2008 cao như vậy do nhiều nguyên nhân khách quan, trong đó hai nguyên nhân cơ bản là:

+ Các biện pháp kích cầu đầu tư (tập trung tăng đầu tư trực tiếp từ NSNN và có nguồn gốc NSNN) nhằm vượt qua khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998 khởi nguồn từ đầu những năm 2000 và nỗ lực đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế lên cao đã làm cho hiệu quả đầu tư giảm sút nghiêm trọng, ICOR tăng lên đến trên 5 vào năm 2007, thậm chí có thể xấp xỉ 7 vào năm 2008, đi đôi với mở rộng tín dụng ngân hàng quá mức và có phần quá dễ dãi tương tự như cho vay dưới chuẩn của Mỹ từ nửa cuối năm 2007 (tổng tín dụng năm 2007 mở rộng tới 154% so với năm trước, hơn nữa một phần không nhỏ lại đổ vào tạo ra bong bóng chứng khoán và bất động sản. Bên cạnh đó, bộc phát tiêu dùng quá mức và thâm hụt NSNN triền miên làm tăng thêm lạm phát.

+ Lạm phát mang tính toàn cầu trong nửa đầu năm 2008 với giá cả nhiều hàng hóa chiến lược tăng vọt, điển hình như giá gạo lên tới 1000USD/tấn vào tháng 5-2008, khủng hoảng lương thực toàn cầu đã báo động đỏ hay giá dầu thô lên đỉnh 147USD/thùng vào tháng 7-2008, giá sắt thép, phân bón, thức ăn chăn nuôi…cũng liên tục lập kỷ lục mới và tất yếu tác động tức thì tới giá cả của một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu tới trên 150%GDP. Bên cạnh đó do những hạn chế trong dự báo thị trường nên Việt Nam lại phải chịu đựng thêm những thua thiệt không đáng có trước biến động trên thị trường quốc tế, chẳng hạn như việc dừng xuất khẩu gạo trong khi giá gạo xuất khẩu tăng cao, sau đó lại phải hỗ trợ để xuất khẩu gạo trong khi giá gạo đã xuống thấp, ồ ạt mua phôi thép giá cao dẫn đến tồn đọng khối lượng lớn trong khi giá thép trên thị trường quốc tế đã giảm rất mạnh,hay như liên tục giảm giá xăng dầu một cách nhỏ giọt tới 9 lần trong vòng hơn 4 tháng nhưng cũng không theo kịp sự mất giá tới 2/3 của giá dầu thô quốc

3434 34 34 34 34

tế.

2009

Năm 2009 lạm phát nằm trong dự kiến và việc kiểm soát được lạm phát có thể coi là một thành công của Việt Nam. Chốt lại năm 2009, lạm phát tháng 12 cao hơn 6,52% so với cùng kỳ, lạm phát bình quân 12 tháng năm 2009 so với cùng thời kỳ năm 2008 cao hơn 6,88%. Như vậy Chính phủ đã kiềm chế lạm phát thành công ở mức dưới 7%.

Nhìn lại diễn biến CPI trong 12 tháng của năm 2009, Tổng cục thống kê cho rằng tính quy luật diễn biến giá tiêu dùng hàng tháng đã diễn ra (quy luật này thường xác lập trong những năm nền kinh tế phát triển ổn định).

Cụ thể, giá hàng hóa, dịch vụ thường tăng cao trong hai tháng đầu năm do ảnh hưởng của Tết nguyên đán, sau đó giảm trong tháng 3 rồi tăng nhẹ từ tháng 4 đến tháng 10, hai tháng cuối năm giá tăng khá cao do áp lực tăng chi tiêu dùng và đầu tư xã hội. Tuy nhiên, việc CPI tháng 12/2009 tăng mạnh, trước thời điểm Tết nguyên đán tới 2 tháng là diễn biến sớm so với nhiều năm trước,. Nguyên nhân có thể do kỳ vọng về một quy mô thị trường tiêu thụ lớn dịp Tết nguyên đán, đang khiến nhiều

Một phần của tài liệu một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 28 - 41)