2.1. Ban hành chính sách Thuế
Đây là công việc thuộc lĩnh vực lập pháp. Việc ban hành chính sách thuế TNCN sẽ tạo ra những quy định pháp luật làm cơ sở để tính và thu thuế TNCN. Đồng thời, ban hành chính sách cũng đưa ra những căn cứ để kiểm tra, thanh tra, và áp dụng các chế tài đối với quá trình tính và thu này. Để mỗi công dân sống và làm việc theo pháp luật thì chính sách thuế TNCN cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản như sau: Thứ nhất, việc xây dựng các văn bản pháp luật và chính sách thuế cần đảm bảo tính đơn giản, minh bạch rõ ràng và chặt chẽ.Vì loại thuế TNCN khá phức tạp nên nguyên tắc này cần được đảm bảo để hạn chế hành vi trốn thuế của các đối tượng nộp thuế. Thứ hai, quy định trong chính sách thuế TNCN phải đảm bảo được yêu cầu đặt ra trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đảm bảo tính công bằng đối với cả người nộp thuế và xã hội.
Thứ ba, quy định trong chính sách thuế TNCN cũng cần đảm bảo tính công bằng đối với người nộp thuế và xã hội. Thuế TNCN đóng vai trò phân phối lại thu nhập trong xã hội, giảm bớt sự cách biệt quá lớn về mức sống giữa các cá nhân trong xã hội nhưng cũng cần động viên sự phấn đấu làm việc của người lao động. Các quy định phải đảm bảo cho thu nhập thực tế sau khi nộp thuế của các đối tượng nộp thuế tương xứng với
công sức lao động và sự đóng góp của họ.
Ngoài yêu cầu cơ bản trên, để đảm bảo chính sách thuế TNCN phát huy hiệu quả cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình triển khai thực hiện như: cải tiến và hoàn thiện chế độ kế toán, thống kê, thông tin, báo cáo để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế TNCN, đặc biệt đối với cá nhân, hộ gia đình tự doanh.
2.2. Tổ chức thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân
Luật thuế TNCN đã được áp dụng hàng trăm năm nay ở các nước phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam, thuế TNCN lần đầu tiên được ban hành vào năm 1990 dưới hình thức Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Hiện nay theo quy định hiện hành, Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực ngày 01/01/2009, được chính thức áp dụng vào đời sống nhân dân ban hành kèm theo Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ và Thông tư 84/2008/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế TNCN. Với quy định này, việc kê khai nộp thuế thu nhập được thực hiện theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn, đối với trường hợp xác định được cơ quan chi trả thu nhập, người hành nghề tự do và có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, cơ quan thuế có thể áp dụng phương pháp tự kê khai. Đây là khâu đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của việc sử dụng công cụ thuế. Nhờ việc tổ chức thực hiện chính sách thuế và quá trình tính, thu thuế mới diễn ra trong thực tế, đồng thời các quy định về quá trình này mới đến được với mọi người dân thông qua tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế. Đó chính là nội dung mà các cơ quan quản lý thuế tiến hành thực hiện dưới đây. 2.2.1. Trình tự thủ tục về đăng ký thuế, quản lý kê khai và nộp thuế
2.2.1.1. Đăng ký thuế và cấp mã số thuế
Trong quá trình thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, với số lượng cá nhân đăng ký thuế để được cấp mã số thuế ngày càng rất lớn. Do đó, khối lượng công việc và dữ liệu cơ quan Thuế phải xử lý sẽ phức tạp hơn và tăng gấp nhiều lần. Với tình hình khẩn trương đó Bộ Tài chính đã phê duyệt dự án ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế thu nhập cá nhân. Hệ thống được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng giải pháp phần mềm chuẩn có sẵn theo mô hình xử lý tập trung, đã được triển khai ứng dụng vào đầu năm 2009.
Ứng dụng đăng ký Thuế chỉ đáp ứng được việc nhập, xử lý tờ khai đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho những đối tượng nộp thuế theo quy định tại Thông tư 84/2008/TT- BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân thu nhập cá nhân
như sau:
* Thủ tục đăng ký thuế