Từ những vấn đề thực tiễn và lý luận nêu trên, chúng tôi thấy rằng quy định
về việc bồi thường chi phí đào tạo của người lao động đối với người sử dụng lao động theo Điều 13 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ là không phù hợp
Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 27
với thực tế và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động bởi: Thứ nhất, xét dưới khía cạnh lợi ích kinh tế, người sử dụng lao động đã phải bỏ ra một khoản tiền nhất định để đào tạo người lao động với hy vọng người lao động sẽ phục vụ doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng điều này không đạt được và như vậy doanh nghiệp vừa không đạt được mục tiêu phát triển nhân lực vừa mất tiền của. Thứ hai, xét dưới góc độ về mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động thì đây là mối quan hệ không hài hoà, không gắn kết công bằng giữa quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động với
quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Thứ ba, xét dưới khía cạnh
phát triển nguồn nhân lực thì quy định này làm hạn chế động lực phát triển nguồn
nhân lực có chất lượng cao.
Vì vậy, pháp luật cần tạo ra một cơ chế thoả thuận bình đẳng giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc đào tạo và cam kết lao động. Trước mắt
cần phải có sự sửa đổi quy định của Điều 13 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ theo hướng “Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động”. Như vậy, chỉ những trường hợp
chấm dứt hợp đồng lao động theo các điều kiện mà nguyên nhân từ phía người sử
dụng lao động hoặc vì điều kiện khách quan thì người lao động không phải bồi thường chi phí đào tạo còn những trường hợp khác khi chấm dứt hợp đồng lao động đều phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu được đào tạo và có cam kết).
Ngược lại cũng nên có một số hướng dẫn trong việc ký hợp đồng đào tạo hoặc cam kết đào tạo, cụ thể như số năm phục vụ sau khi được đào tạo phải phù hợp với số tiền mà người sử dụng lao động đầu tư, không nên quá dài; Có quy định cụ thể lộ trình tăng lương hoặc các chế độ khác sau khi được đào tạo,... để tránh một “bản thỏa thuận nghiêng” mà trong đó người lao động phải chịu nhiều thiệt thòi khi đặt bút ký mà sau này có phát sinh tranh chấp. Phải có sự hài hòa như vậy thì một bên mới an tâm đầu tư đào tào nguồn nhân lực, còn bên kia yên tâm phục mà không “bức xúc” vì mình đang bị bóc lột sức lao động. Đây là nền tảng cơ bản để thị trường lao động Việt Nam ngày càng tăng về lượng, nâng về chất, góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu, mạnh.
3.2. Kết luận.
“ Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước....” (Lời nói đầu Bộ Luật Lao động năm 1994). Đúng vậy! Con người có thể tồn tại được là nhờ có lao động, lao động là một hoạt động quan trọng nhất của sự phát triển xã hội loài người. Một xã hội phát triển đòi hỏi phải có một lực lượng lao động đủ chất, đủ lượng dù là lao động trí óc, hay lao động chân tay. Mà muốn có được
Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 28 điều đó, người lao động phải không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức nghề nghiệp, nâng cao tay nghề để kết quả lao động luôn đạt mức cao nhất như mong muốn. Việc tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho người lao động và người sử dụng lao động trong các lĩnh vực của quan hệ lao động nói chung và trong lĩnh vực bồi thường chi phí đào tạo nói riêng là một điều kiện cần thiết để có một đội ngũ lao động lành nghề, sáng tạo, năng động, nhiệt huyết làm việc với năng suất cao nhất. Thiết nghĩ, các nhà làm luật nên sớm có những quy định mới để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động của đất nước.
“Bộ luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hộitrong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng- dân chủ- văn minh”. Với ý nghĩa cao cả và
mục đích hết sức thiết thực này, đòi hỏi những luật sư của chúng ta phải là những người am hiểu một cách sâu sắc về pháp luật nói chung, lĩnh vực lao động nói
riêng; có tư cách đạo đức nghề nghiệp tốt; có kỹ năng nghề nghiệp vững vàng để có thể là chỗ dựa tin cậy cho khách hàng, hướng tới mục đích làm hài hòa mối quan hệ lao động, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và góp phần vào xây dựng sự nghiệp “Dân giàu-Nước mạnh, xã hội Công bằng- Dân
Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 29