Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Thử nghiệm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TH cho lợn thịt tại trang trại của công ty cổ phần thiên hợp – đông anh – hà nội (Trang 60 - 64)

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích các chiều cơ thể ở thời kỳ cuối so với thời kỳ đầu cân đo. Qua theo dõi sinh trưởng tương đối của lợn ở các giai đoạn chúng tôi tính toán sinh trưởng tương đối và thu được kết quả ở bảng dưới đây.

Bảng 2.10. Bảng sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm STT Giai đoạn ngày tuổi

(ngày) Lô TN1 Lô TN2 R(%) R(%) 1 30 – 45 49,44 49,96 2 45 – 60 42,42 43,30 3 60 – 75 39,78 40,95 4 75 – 90 32,16 31,19 5 90 – 105 25,34 25,27 6 105 – 120 18,30 23,23 7 120 – 135 15,51 14,65 8 135 – 150 13,20 13,27

Hình 2.6. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm

Nhìn vào kết quả của bảng 2.10 và hình 2.6 cho ta thấy sinh trưởng tương đối của lợn ở 2 lô thí nghiệm đều tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia súc. Đó là giảm dần theo giai đoạn tuổi.

Bắt đầu thí nghiệm 30 - 45 ngày tuổi sinh trưởng tương đối của lô TN 1 là 49,44% còn của lô TN 2 là 49,96%, giai đoạn 45 - 60 ngày tuổi sinh trưởng tương đối của 2 lô TN lần lượt là 42,42%; 43,30%, các giai đoạn tiếp theo lần lượt giảm dần. Kết thúc thí nghiệm ở 150 ngày sinh trưởng tương đối của 2 lô TN lần lượt là, 13,20% ;13,27%.

Như vậy qua nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh trưởng tôi có kết luận như sau: Nhìn chung thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TH của công ty cổ Phần Thiên Hợp có ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng của lợn trong thời gian thử nghiệm. Vì vậy công ty nên sản xuất các loại thức ăn này để bán ra thị trường để người chăn nuôi sử dụng đạt hiệu quả kinh tế cao.

2.4.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối khối lượng

Mục đích của việc chăn nuôi là làm thế nào để hạ giá thành sản phẩm, thời gian nuôi ngắn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp. Chính vì vậy vấn đề chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng là rất quan trọng và được đặt lên hàng đầu, quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng.

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng từ 30 - 150 ngày tuổi phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn. Như vậy, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng phải thấp. Đây cũng là một trong những mục tiêu của khoa học nghiên cứu về dinh dưỡng gia súc. Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thức ăn ở hai lô thí nghiệm chúng tôi tiến hành theo dõi lượng thức ăn tiêu tốn trong cả kỳ thí nghiệm, thu được kết quả như bảng 2.11.

Bảng 2.11. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng STT Giai đoạn ngày

tuổi (ngày) n Lô TN1 (kg) Lô TN2 (kg)

1 30 - 45 30 1,61 1,59 2 45 - 60 30 1,87 1,84 3 60 - 75 30 1,73 1,72 4 75 - 90 30 2,01 2,07 5 90 - 105 30 2,55 2,55 6 105 - 120 30 3,13 3,12 7 120 - 135 30 3,69 3,63 8 135 - 150 30 3,86 3,84 9 Bình quân (30 -150 ngày) 30 2,56 2,54

Kết quả bảng 2.11 cho thấy, tiêu tốn thức ăn có xu hướng tăng dần theo thời gian nuôi, điều này hoàn toàn phù hợp, tuân theo quy luật chung của gia súc, gia cầm.

+ Đối với lợn 3 máu (Móng Cái x Landrace x Yorkshire): TTTĂ/kg tăng khối lượng ở giai đoạn 30 - 45 ngày tuổi đạt mức thấp nhất 1,61 kg. Các giai đoạn tiếp theo tăng lên theo thời gian nuôi, TTTĂ/kg tăng khối lượng ở mức cao nhất là giai đoạn 135 - 150 ngày tuổi trung bình đạt 3,86kg. Bình quân cả giai đoạn đạt 2,56kg.

+ Đối với giống lợn 4 máu (♂402 x C22): TTTĂ/kg tăng khối lượng ở giai đoạn 30 - 45 ngày tuổi đạt 1,59 kg. Các giai đoạn tiếp theo tăng lên theo thời gian nuôi. Giai đoạn 135 - 150 ngày tuổi TTTĂ/kg tăng khối lượng cao nhất là 3,84 kg. Bình quân cả giai đoạn 30 - 150 ngày tuổi đạt 2,54 kg.

Lợn 3 máu TTTĂ/kg tăng khối lượng cao hơn so với lợn 4 máu điều đó hoàn toàn phù hợp với di truyền và đặc thù của giống.

2.4.6. Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME) và protein/kg tăng khối lượng

Bảng 2.12. Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME) và protein/kg tăng khối lượng

STT Giai đoạn

(ngày) n

Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME)/kg tăng

khối lượng (kcal)

Tiêu tốn Protein/kg tăng khối lượng (g) Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 1 Lô TN 2

1 30 - 45 30 4.824 4.774 32,16 31,82 2 45 - 60 30 5.435 5.062 31,86 34,89 3 60 - 75 30 5.013 4.990 29,39 32,69 4 75 - 90 30 5.817 5.997 30,09 35,15 5 90 - 105 30 7.382 7.403 38,18 43,40 6 105 - 120 30 9.085 9.050 46,99 53,05 7 120 - 135 30 10.701 10.517 55,35 61,65 8 135 - 150 30 11.202 12.407 57,94 65,32 9 Bình quân(30 - 150) 30 7.432 7.525 40,25 44,75

Qua bảng 2.12 cho ta thấy tiêu tốn (ME)/kg tăng khối lượng và tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của lợn tăng dần theo thời gian nuôi điều này hoàn toàn phù hợp và tuân theo quy luật chung của gia súc gia cầm.

Tiêu tốn (ME) và protein/kg tăng khối lượng lượng bình quân cả giai đoạn của 2 lô TN lần lượt là 7432; 7525 kcal và 40,25; 44,75g. Tiêu tốn ME và protein/kg tăng khối lượng của 2 lô TN đều cao. Điều đó có thể khẳng định rằng cả 2 loại lợn sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TH đạt hiệu quả cao.

2.4.7. Kết quả mổ khảo sát

Khả năng cho thịt của đàn lợn nuôi thịt ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Do đó khi nghiên cứu khả năng cho thịt của đàn lợn khảo sát chúng tôi đã tiến hành mổ khảo sát 3 con/lô vào lúc lợn được 150 ngày tuổi. Kết quả về một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá phẩm chất thịt của lợn thí nghiệm được trình bày trên bảng 2.13.

Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá phẩm chất thịt của lợn thí nghiệm

STT Chỉ tiêu ĐVT Lô TN1

(n = 3)

Lô TN2 (n = 3)

X± mx X± mx 1 Khối lượng sống Kg 88,33 ± 1,24 92,83 ± 1,43 2 Khối lượng móc hàm Kg 70,50 ± 0,71 74,50 ± 1,27 3 Tỷ lệ móc hàm % 79,82 ± 0,33 80,25 ± 0,19 4 Khối lượng thịt xẻ Kg 62,67 ± 0,89 67,50 ± 1,27 5 Tỷ lệ thịt xẻ % 70,95 ± 0,19 72,71 ± 0,28 6 Tỷ lệ thịt nạc % 53,43 ± 0,94 58,69 ± 2,93 7 Tỷ lệ xương % 13,01 ± 1,23 12,56 ± 1,34 8 Tỷ lệ mỡ % 19,94 ± 0,28 16,01 ± 1,56 9 Tỷ lệ da % 14,87 ± 0,96 9,12 ± 0,63

Qua bảng 2.13. cho ta thấy:

* Đối với lợn 3 máu (Móng Cái x Landrace x Yorkshire)

Khối lượng sống trung bình đạt 88,33kg. Khối lượng móc hàm 70,50kg, tỷ lệ móc hàm đạt 79,82%, tỷ lệ thịt xẻ 70,95%, tỷ lệ thịt nạc 53,43%.

* Đối với lợn 4 máu (♂402 x ♀C22).

Khối lượng sống trung bình lúc giết mổ đạt 92,83kg, tỷ lệ móc hàm đạt 80,25%. Tỷ lệ thịt xẻ 72,71%, tỷ lệ thịt nạc 58,69%.

Nói chung tỷ lệ nạc của cả 2 loại lợn tương đối cao điều này có ý nghĩa quan trọng đối với người chăn nuôi khi lựa chọn giống và lựa chọn thức ăn.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TH cho lợn thịt tại trang trại của công ty cổ phần thiên hợp – đông anh – hà nội (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w