Triệt đốt trong lúc nhịp xoang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điện sinh lý tim và điều trị hội chứng Wolff-parkinson-white bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 25 - 26)

- Thời gian khoảng AV của các vị trí thành công ngắn hơn rõ rệt so với vị trí không thành công và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,001. Khi đầu điện cực lập bản đồ nội mạc đ−ợc đặt đúng vào vị trí bám của ĐDTBT thì khoảng AV sẽ ngắn nhất. ở vị trí triệt đốt thành công không có vị trí nào có khoảng AV>50ms. Nh− vậy không nên triệt đốt nếu khoảng AV >50ms. - Khoảng V-delta của các vị trí thành công sớm hơn rõ rệt so với các vị trí không thành công, p<0,001. Tất cả các vị trí thành công có khoảng V- delta >0. Nh− vậy khoảng V-delta >0 là một thông số dự báo khả năng triệt đốt thành công và không nên triệt đốt nếu khoảng V-delta <0

- Có sự liên tục của các điện đồ và có điện thế ĐDTBT: Tỷ lệ có sự liên tục của điện đồ nhĩ và thất và có điện thế ĐDTBT của vị trí triệt đốt thành công cao hơn rõ rệt của các vị trí không thành công, p<0,001. Nh− vậy có sự liên tục của các điện đồ nhĩ và thất và có điện thế ĐDTBT là những yếu tố dự báo khả năng thành công khi triệt đốt ĐDTBT trong lúc nhịp xoang.

- Tỷ lệ giữa điện đồ nhĩ và điện đồ thất: không có sự khác biệt về tỷ lệ điện đồ nhĩ và điện đồ thất của vị trí thành công và vị trí không thành công, p>0,05. Nh− vậy tỷ lệ giữa điện đồ nhĩ và điện đồ thất không có giá trị dự báo khả năng thành công hay thất bại.

4.3.2. Lập bản đồ nội mạc và triệt bỏ các ĐDTBT trong khi tạo nhịp

thất phải: 41 ĐDTBT đã đ−ợc triệt bỏ thành công trong khi tạo nhịp thất

phải, gồm 34 ĐDTBT bên trái và 7 đ−ờng bên phải. 41 vị trí thành công và 103 vị trí không thành công đ−ợc phân tích đánh giá các thông số. Chúng tôi thấy rằng: các thông số thời gian khoảng VA, khoảng St-A, sự liên tục của các điện đồ thất và nhĩ của các vị trí thành công đều ngắn hơn của các vị trí không thành công và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Nh− vậy thời gian khoảng VA, St-A ngắn, có sự liên tục của các điện đồ nhĩ và thất là các thông số có thể giúp dự báo khả năng thành công khi triệt bỏ các ĐDTBT trong khi tạo nhịp thất phải.

Với các ĐDTBT bên trái tỷ lệ có sự ổn định của các điện đồ ở vị trí thành công cao hơn hẳn ở các vị trí không thành công và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Tuy nhiên, khi triệt bỏ các ĐDTBT bên phải, tỷ lệ có sự ổn định của các điện đồ của các vị trí thành công và không thành công đều rất

thấp và không có sự khác biệt giữa 2 nhóm vị trí thành công và không thành công với p>0,05.

Tỷ lệ có điện thế ĐDTBT trong khi tạo nhịp thất phải đều rất thấp và không có sự khác biệt ở vị trí thành công và không thành công, p>0,05. Nh− vậy không thể dựa vào dấu hiệu ghi đ−ợc điện thế ĐDTBT để dự báo khả năng triệt bỏ thành công ĐDTBT trong khi tạo nhịp thất phải.

Khi triệt bỏ các ĐDTBT trong khi tạo nhịp thất phải, không có sự khác biệt về tỷ lệ giữa điện đồ nhĩ và thất của các vị trí thành công và không thành công, p>0,05. Nh− vậy trị số tỷ lệ giữa điện đồ nhĩ và thất không có giá trị dự báo khả năng triệt bỏ thành công ĐDTBT trong khi tạo nhịp thất phải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điện sinh lý tim và điều trị hội chứng Wolff-parkinson-white bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 25 - 26)