Lịch sử và kinh nghiệm của hoạt đông quốc tế

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của MC Donald (Trang 25 - 27)

Đi tiên phong trong việc này là McDonald’s với các tiệm thức ăn nhanh lan rộng khắp nước Mỹ với tốc độ chóng mặt. Các công ty bán hàng bằng máy tự động có tham vọng nhất đều rất sẵn lòng hợp tác làm ăn với họ nhưng những công ty này luôn vấp phải sự từ chối thẳng thừng của McDonald’s. Dường như nhà sáng lập Ray Kroc, không muốn có khói thuốc lá trong chuỗi nhà hàng của mình khi thực khách đang tận hưởng những chiếc bánh hamberger đầy hấp dẫn của ông. Tiêu chí của McDonald’s, ngày trước cũng như bây giờ, là làm hài lòng khách hàng một cách nhanh nhất, rồi chuyển sang những khách hàng kế tiếp - cứ như thế.

Có thể nói Kroc là một ví dụ điển hình trong việc đả phá các tín ngưỡng truyền thống. Đế chế của ông mở rộng ra khắp nơi và kiểm soát gần như phân nửa ngành công nghiệp thức ăn nhanh, ngành công nghiệp mà ông là người khai sinh ra. Các nhà quan sát đều đồng ý rằng McDonald’s làm được điều này bằng cách liên tục theo đuổi triết lý kinh doanh nền tảng mà người sáng lập đã đi tiên phong trong việc thực hiện: Xây dựng

những nhà hàng đơn giản, thông dụng và dễ nhận biết, với cung cách phục vụ thân thiện, giá cả phải chăng và không có việc chờ đợi bàn trống trong khi có ai đó hút xong một điếu thuốc.

Từ năm 1967, McDonald's tìm cách vươn ra nước ngoài. Để thành công, Ray Kroc đã phải có những chiến thuật rất linh hoạt mà không làm mất đi hình ảnh của công nghiệp fastfood mang tên McDonald's. Tại các nhà hàng nằm ngoài nước Mỹ, McDonald’s phải thường xuyên thay đổi thực đơn cho phù hợp với tập quán và khẩu vị của người dân bản địa. Chẳng hạn như, McDonald’s Ấn Độ đã tung những sản phẩm dành riêng cho người Ấn, đặc biêt là những người ăn chay. Họ được phục vụ thịt cừu, gà, cá cùng những món chay khác thay vì thịt bò, thịt heo và những thực phẩm đi kèm chúng. Big Mac ở Ấn Độ cũng được gọi thành Maharaja Mac. Với các nước đạo Hồi thì McDonald's bổ sung thêm món bánh mì với thịt cừu rán mang cái tên rất Arab là "McMaharadscha", hay "McFalafel. Cửa hàng “MeSki” đầu tiên được khai trương ở Lindvallen, Thụy Điển năm 1996, tại đây khách hàng có thể thưởng thức chiếc bánh BigMac, ca cao nóng hay một miếng bánh táo trên con đường dốc trượt mà không cần phải cởi bỏ các dụng cụ trượt tuyết. Ở Nhật là món súp bắp và Teriyaki burgers, mỳ salad ở Ý và ở Pháp là rượu, nhạc piano cùng với McNuggets. Khi McDonald’s lần đầu tiên khai trương tại Matxcơva, họ đã phải vượt qua những chướng ngại vật to lớn để đáp ứng được tiêu chuẩn khá cao trong việc làm hài lòng khách hàng tại thị trường hoàn toàn mới lạ này. Họ đã phải huấn luyện các nhà cung cấp, nhân viên và thậm chí cả người tiêu dùng hiểu được cách thức làm việc hiệu quả đã được thử thách qua thời gian của chính McDonald’s ". Những chuyên viên kĩ thuật cùng với mối quan tâm đặc biệt về một loại hạt giống kháng bệnh có nguồn gốc từ Canada đã hướng dẫn cho những người nông dân Nga cách trồng loại khoai tây Burbank để làm món khoai tây chiên kiểu Pháp, và công ty này cũng đã xây dựng một nhà máy chuyên về công nghệ tiệt trùng để đảm bảo một nguồn cung cấp sữa tươi dồi dào.

Trong ngày khai trương cửa hàng mới, McDonald’s đã tổ chức một bữa tiệc ra mắt dành cho 700 trẻ mồ côi ở Muscovite và quyên góp hết số tiền bán hàng của ngày hôm đó vào Quỹ nhi đồng Matxcơva. Chính điều này đã giúp cho cửa hàng McDonald mới khai

trương ở Matxcơva đạt được một bước khởi đầu thành công rất mỹ mãn. Có khoảng 50.000 lượt khách tập trung rất đông tại cửa hàng trong suốt ngày đầu khai trương.

Thừa thắng xông lên, với thành công vang dội ở Matxcơva, McDonald’s tiếp tục khuếch trương sự có mặt của mình trên toàn thế giới. Một nhà hàng với diện tích 28.000 feet vuông ở Bắc Kinh với 29 máy tính tiền và đủ chỗ ngồi cho 700 người.

Ba năm sau, công ty của ông phát triển ra ngoài phạm vi nước Mỹ bằng cách mở rộng thị trường sang châu Âu và Australia. Năm 1980, 28% số nhà hàng mới được mở nằm tại các thị trường ngoài biên giới nước Mỹ, Khi Kroc qua đời vào năm 1984, công ty đã có hơn 7.500 chi nhánh trên toàn thế giới, con số này năm 1986 là 40%, và tăng lên tới gần 60% vào năm 1990.

McDonald’s tiếp tục khai phá những vùng đất mới, và khách hàng theo bước một cách háo hức ngay cả ở những nơi mà nhiều người xem là không phù hợp để phát triển loại hình kinh doanh này. Ví dụ, vào năm 1994, khoảng 15.000 người đã xếp hàng vào ngày khai trương cửa hàng McDonald’s tại thành phố Kuwait để thưởng thức món Hamburger yêu thích của người Mỹ..

Ngày nay cửa hàng Mcdonald’s có mặt tại 121 nước trên thế giới với hơn 31.000 cửa hàng.

=> McDonald’s đã hoạt động trên vũ đài quốc tế nhiều năm cho nên tập đoàn đã có những quản trị gia đầy kinh nghiệm hoạt động tốt ở cấu trúc phức tạp.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của MC Donald (Trang 25 - 27)