Khó khăn khi áp dụng cấu trúc khu vực toàn cầu

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của MC Donald (Trang 39 - 43)

Các công ty đa quốc gia dù áp dụng bất kì cấu trúc nào cũng không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. Mcdonald cũng vậy khi áp dụng cấu trúc khu vực toàn cầu bên cạnh những thuận lợi có được họ cũng phải đối diện với nhiều khó khăn.

Do hình thức cấu trúc nên một trong những chiến lược kèm theo mà Mcdonald áp dụng là chiến lược đa nội địa.Các chiến lược đa nội địa thường thích hợp với các công ty trong các ngành mà sở thích của người tiêu dùng là không giống nhau ở các quốc gia, chẳng hạn như các sản phẩm thực phẩm và một số phương tiện thông tin. Kết quả là, họ thường thất bại trong việc đạt được lợi ích của đường cong kinh nghiệm và tính kinh tế của địa điểm. Vì thế, nhiều công ty đa quốc gia có cơ cấu chi phí cao thường có xu hướng thực hiện không tốt tác dụng đòn bẩy của khả năng vượt trội trong công ty.

Tuy nhiên, nhược điểm của chiến lược đa nội địa là không cho phép các công ty khai thác lợi ích kinh tế của qui mô trong việc phát triển, sản xuất hay marketing sản

phẩm. Như vậy, thông thường một chiến lược đa nội địa làm tăng chi phí cho các công ty quốc tế và buộc các công ty này phải định giá bán cao hơn để thu hồi những chi phí đó. Do đó, chiến lược đa nội địa thường không thích hợp với các ngành mà công cụ cạnh tranh bằng giá cả. Khi quyết định thực hiện chiến lược này, định hướng chủ yếu của các công ty là đáp ứng các điều kiện môi trường của từng quốc gia thị trường, vì vậy công ty khó có thể xây dựng tốt và rõ ràng các khả năng và các năng lực tiềm tàng xuyên suốt nhằm tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh quốc tế hay toàn cầu và các công ty địa phương của các công ty chủ nhà.

Các khó khăn chủ yếu:

- Khó có thể xây dựng tốt và rõ ràng các khả năng và các năng lực tiềm tàng xuyên suốt :

Do có hàng ngàn các cửa hàng Mcdonald trên toàn cầu và phục vụ nhiều loại sản phẩm từ gà rán, khoai tây chiên, bánh hamburger,…Các cửa hàng ở từng khu vực lại được quyền có những biến đổi linh hoạt theo từng khu vực riêng của mình. Nên việc quản lí sẽ gặp nhiều khó khăn.

Để đảm bảo cho các sản phẩm tương tự nhau trên thị trường thì phải mất một khoản chi phí khá lớn cho việc vận chuyển.Mcdonald đang sử dụng cá minh thái và cá hôki làm nguyên liệu chế biến nhân bánh mỳ sandwich thủy sản của mình. Vậy để có được nguồn nguyên liệu thì Mcdonald phải vận chuyển nguồn cung từ các nhà cung cấp cá đến các cửa hàng. Điều này làm tăng thêm chi phí. Tuy nhiên, giá cá minh thái và cá hôki hiện khá cao, giá cá minh thái đã tăng hơn 60% trong vòng 4 năm qua và có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Do đó, McDonald buộc phải tìm các loại cá khác để thay thế.

Ngày 10/10/2009, Chính phủ Venezuela đã ra lệnh đóng cửa tất cả các cửa hàng McDonald's ở nước này trong vòng 48 giờ vì lý do vi phạm luật thuế.

Giám đốc cơ quan thuế của Venezuela – ông Jose David Cabello cho hay, chuỗi nhà hàng McDonald’s đã không có sự thống nhất về tài chính.

Tất cả 115 cửa hàng McDonald’s ở Venezuela đã bị đóng cửa từ 9/10 đến 11/10/2009.

Các nguồn lực và công việc hay bị rải ra trên diện quá rộng, như việc liên tục mở các cửa hàng ở Trung Quốc năm 2008 ít nhất 125 cửa hàng, đến năm 2009 là 150 cửa hàng và con số này sẽ không dừng ở đó. Điều đó dẫn đến sự không thống nhất được về các mặt hoạt động, tài chính, nguồn cung không đồng đều sẽ ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động của công ty.

McDonald là kẻ chậm chân nhất trong việc đổi mới thực đơn của mình và vì vậy phải chống chọi rất vất vả. Việc phục vụ khách hàng cũng rất quan trọng. McDonald thường xuyên bị xếp cuối bảng trong các cuộc thăm dò ý kiến khách hàng. Người tiêu dùng cho rằng, nhân viên của McDonald vừa chậm vừa thô lỗ, điều này được nhấn mạnh như là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người không vào quán McDonald.

- Khác biệt về văn hóa: các quốc gia khác nhau có những nền văn hóa khác nhau.Điển hình là ở Ấn Độ, các giáo dân nơi đây có tập quán ăn kiêng, họ không sử dụng thịt bò và thịt lợn; Ở Brazil, Cacocola không được ưa chuộng bằng loại nước giải khát làm từ trái gura hay dâu rừng Amazon. Do đó khi kinh doanh, Mcdonal phải tốn thêm các các chi phí nghiên cứu thị trường, nghiên cứu ra các sản phẩm mới để phục vụ khách hàng. Đa số các công ty đa quốc gia không loại trừ Mcdonald khi áp dụng cấu trúc khu vực toàn cầu rất ngại trong việc đưa ra các sản phẩm mới bán thử trên thị trường, họ thường muốn bán các sản phẩm đã được khách hàng ưa chuộng sẵn vì lợi nhuận cao hơn và không phải đau đầu với những khó khăn thách thức khi tung sản phẩm mới.

- Khó khăn lớn nhất McDonald's gặp phải lại không nằm ở sự khác biệt về văn hoá, yếu tố quan trọng nhất ngăn cản McDonald's nhanh chóng xâm chiếm thị trường toàn cầu là sự khó khăn trong việc kìm kiếm và thiết lập mạng lưới cung cấp sản phẩm đầu vào đạt tiêu chuẩn cho các nhà hàng của công ty. Như đã nói ở trên, sự thành công của McDonald's phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với các nhà cung ứng. Đây là mối quan hệ cộng sinh tương hỗ qua lại bởi khi McDonald's làm ăn thua lỗ, các

đối tác cung ứng cũng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và ngược lại. Ở các thị trường mới, việc đáp ứng được các điều kiện khắt khe về quản lý chất lượng cũng như vận hành của McDonald's là không dễ dàng với các nhà cung ứng hiện có trên thị trường. Thông thường, các nhà cung ứng sẽ phải bỏ ra một khoản đầu tư không nhỏ để tái cơ cấu nhằm thích nghi với những đòi hỏi của phía McDonald's và như vậy có nghĩa là tương lai của họ giờ đây phụ thuộc rất nhiều vào thành công cũng như thất bại của đối tác khó tính này. Như vậy sẽ gây khó khăn cho nhà cung cấp làm họ phải đắn đo suy nghĩ khi quyết định có nên hợp tác với Mcdonald hay không. McDonald's đã từng buộc phải chấm dứt hợp tác với 2 nhà cung cấp bánh của Anh bởi họ không đáp ứng được những yêu cầu chất lượng như đã thoả thuận. Từ đó dẫn đến chi phí sản xuất cao do phải đảm bảo chất lượng cho mọi sản phẩm cũng như bảo vệ tên tuổi của mình, McDonald's phải đứng ra xây dựng riêng một nhà máy sản xuất bánh tại Anh. Một ví dụ khác là tại thị trường Nga, chi phí cho một nhà hàng ở đây chỉ là 4,5 triệu USD, trong khi đó, để đảm bảo cung ứng đầu vào cho nhà hàng này, công ty phải chi tới 40 triệu USD.

Ngoài ra hệ thống cửa hàng Mcdonal cũng gặp phải những khó khăn:

• Dễ bị tác động dây chuyền: khi một cửa hàng trong hệ thống nhượng quyền gặp rắc rối về sản phẩm, cung cách phục vụ rất dễ dẫn đến sự ảnh hưởng đến toàn hệ thống nhượng quyền vì khách hàng chỉ biết đến thương hiệu chứ không quan tâm đến tính riêng biệt của cửa hàng đó nữa. Chính vì nhược điềm này mà chủ thương hiệu luôn quan tâm đến việc thực hiện đúng yêu cầu và giữ uy tín cho thương hiệu ở tất cả các cửa hàng nhượng quyền.

• Thương hiệu chết dẫn đến hệ thống cửa hàng nhượng quyền sẽ chết. Ngược lại với điểm trên là sự phụ thuộc của các cửa hiệu nhượng quyền vào chủ thương hiệu nên khi thương hiệu chết đi vì bất cứ lý do gì đó, cả hệ thống nhượng quyền sẽ chết theo. Vì thế người nhận quyền cần phải có sự cảnh giác khi lựa chọn người nhượng quyền vì vẫn có nhiều trường hợp sau khi xây dựng thương hiệu và lấy tiền nhượng quyền, chủ thương

hiệu “quất ngựa truy phong” để lại hàng hoạt các cửa hiệu nhượng quyền không thể hoạt động.

• Mất tính độc lập trong hoạt động kinh doanh. Đối với một số người, một trong những điểm bất lợi trong việc ký kết các Bản quyền kinh doanh là sự mất tính độc lập. Nếu bạn muốn tự quyết định, việc đăng ký bản quyền là một sự lựa chọn sai lầm. Hệ thống bản quyền kinh doanh được xây dựng trong một khuôn mẫu mà người đứng ra chịu trách nhiệm bản quyền sẽ đưa ra rất nhiều qui tắc.

• Đây là mô hình dễ phát sinh tranh chấp giữa các bên. Vì là một mô hình gắn chặt những quyền lợi và trách nhiệm của hai bên nhận quyền và nhượng quyền nên khi không thể giải quyết êm thấm bằng sự thỏa thuận hay bằng hợp đồng nhượng quyền chặt chẽ giữa hai bên thì tranh chấp rất dễ xảy ra về các khoản phí trên doanh thu, hay sự thiếu hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với bên nhận.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của MC Donald (Trang 39 - 43)