Bang 3.5. Phân loại kết qua tra lời theo thu nhập

Một phần của tài liệu Ứng dụng chỉ số mô tả công việc (JDI - Job Descriptive Index) đánh giá sự thoả mãn đối với công việc của nhân viên tại Tổng công ty Vận tải thuỷ (Trang 42 - 47)

hạch toán phụ thuộc

Các công ty

xuất vận tải, xếp dỡ và các lĩnh vực kinh doanh khác trên thị trường. Tham mưu cho lãnh đạo Tông công ty công tác thể chế, luật pháp liên quan đến sản xuất kinh doanh vận tải, an toàn phương tiện, an toàn giao thông.

- Phòng Tài chính kế toán: Tham mưu giúp việc cho Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán theo đúng thế chế, chính sách pháp luật. Đảm bảo quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tránh thất thoát, kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn để thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong toàn Tổng công ty.

- Phòng Khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế: Tham mưu, giúp Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc tổ chức điều hành và thực hiện các hoạt động về lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, vật tư, hợp tác quốc tế, đầu tư nội địa và quốc tế trong Tổng công ty.

- Văn phòng Tổng công ty: Tham mưu giúp việc Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc trong các lĩnh vực. Tổng hợp, điều hòa các hoạt động của cơ quan Văn phòng, hành chính, công tác quản trị.

* Các đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ

- Cảng Hà Nội - Cảng Việt Trì

- Công ty Xây lắp và tư vấn thiết kế

- Công ty Nhân lực và thương mại quốc tế - Công ty Đầu tư và Xây dựng Hồng Hà - Trung tâm vận tải dịch vụ và đại lý vận tải

- Trung tâm vận tư kỹ thuật và xây dựng công trình thuỷ. - Chi nhánh Tổng công ty Vận tải thủy tại Quảng Ninh - Chi nhánh Tổng công ty Vận tải thủy tại Hòa Bình

- Chi nhánh Tổng công ty Vận tải thủy tại Thành phố Hồ Chí Minh - Công ty đóng tàu và vận tải Kim Sơn

- Công ty vật tải và cơ khí đường thủy

* Các công ty con

- Công ty cổ phần Vận tải thủy 1 - Công ty cổ phần Vận tải thủy 2

- Công ty cổ phần Vận tải thủy 3 - Công ty cổ phần Vận tải thủy 4 - Công ty cổ phần Cảng Hà Bắc

- Công ty cổ phần Vận tải thuỷ Thái Bình

* Các công ty liên kết

- Công ty cổ phần Vận tải thủy Nam Định - Công ty cổ phần cơ khí CK75

2.1.4. Lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty Vận tai thủy

Cùng với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, hoạt động giao thương hàng hoá trong và ngoài nước ngày càng sôi động với khối lượng vận chuyển ngày một gia tăng. Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi, với bờ biển dài khoảng 3200 km lại có hệ thống sông ngòi dầy đặc và có những con sông lớn nối liền với các quốc gia lân cận : hệ thống sông Hồng, sông Mê Kông, nên vận tải đường sông sẽ góp một phần rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa nội địa cũng như kết nối chuyển tải hàng hoá quốc tế. Hiện nay, hệ thống hạ tầng phục vụ cho vận tải thuỷ đã và đang được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá của đất nước. Đặc biệt khu vực Đồng bằng Bắc bộ với bề dày phát triển vận tải thuỷ nội địa lâu năm, hệ thống cơ sở hạ tầng, kho cảng phục vụ cho vận tải đường sông được hoàn thiện. So với một số phương thức vận chuyển khác thì vận chuyển bằng đường thủy nói chung có một số ưu điểm sau: có khả năng vận chuyển hàng hoá có kích cỡ và trọng tải lớn; tính ổn định cao; giá cước rẻ…

Tổng công ty Vận tải thuỷ là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề bao gồm: Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường thủy, đường bộ trong và ngoài nước, vận tải đa phương thức; Xếp dỡ hàng hóa và kinh doanh kho bãi; Thiết kế, đóng mới ,sửa chữa phương tiện vận tải thủy, phương tiện vận tải đường bộ; Thiết kế, đóng mới, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị nâng hạ; Sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng, tư vấn đầu tư và xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, thủy lợi, dân dụng, cấp thoát nước; Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê; Dạy nghề ngắn hạn; Kinh doanh và chế biến than mỏ, quặng; Kinh doanh

dịch vụ nhà hàng, khách sạn, du lịch. Trong đó các ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là: Vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ, đường bộ trong và ngoài nước; Bốc xếp hàng hoá, cảng và kho bãi; Sản xuất cơ khí; Xây dựng cơ bản; Dịch vụ.

Hoạt động sản xuất vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ được xác định là ngành nghề kinh doanh chủ lực của Tổng công ty Vận tải thuỷ. Hoạt động sản xuất vận tải thuỷ của Tổng công ty được định hình với mục tiêu vận chuyển hàng hoá bằng các đoàn tàu đẩy có trọng tải lớn, hiện đại, vận chuyển các mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu thụ của xã hội như: than, clinker, cát, lương thực… với mục tiêu đáp ứng và chiếm lĩnh phần lớn thị trường vận tải bằng đường thuỷ cho các đối tác lớn như: Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Tập đoàn Hoá chất…Tiến tới hình thành chuỗi vận chuyển khép kín trong đó bao gồm các hình thức vận tải khác cũng như tận dụng hệ thống cảng bốc xếp đã có sẵn.

2.1.5. Khái quát nguồn nhân lực tại Tổng công ty Vận tai thuy 2.1.5.1. Đặc điểm về qui mô và ngành nghề

Bang 2.2. Qui mô và cơ cấu lao động theo ngành nghề của Tổng công ty

STT Ngành nghề hoạt động Số lao động (Người) Tỷ lệ (%)

1 Vận tải thuỷ 1.674 40,12

2 Bốc xếp 622 14,91

3 Cơ khí 1.042 24,97

4 Các ngành nghề khác 835 20,01 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cộng 4.173 100

Nguồn: Báo cáo Lao động năm 2011 số 1102/TCCB-LĐ của Tổng công ty Vận tải thuy.

Xét về qui mô, lao động của Tổng công ty khá lớn và được phân bổ chủ yếu vào các ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty đó là Vận tải thuỷ, Cơ khí, bốc xếp. Còn về cơ cấu lao động theo ngành nghề có thể thấy số lao động ở lĩnh vực Vận tải thuỷ chiếm tỷ lệ cao nhất với 40,12% tổng số lao động hiện tại của Tổng công ty, tiếp theo là lao động trong lĩnh vực cơ khí chiếm 24,97 % và lao động trong lĩnh vực bốc xếp chiếm 14,91% . Lao động ở các lĩnh vực kinh doanh khác chiếm tỉ lệ không quá cao bằng 20,01%. Từ cơ cấu lao động theo ngành nghề hiện tại của Tổng công ty ta cũng có thể thấy được Tổng công ty khá tập trung phát triển ngành nghề kinh doanh chính của mình, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho để thực hiện các chính sách đối với nhân viên bởi tính đồng nhất của lao động.

2.1.5.2. Đặc điểm về giới tính

Bang 2.3. Cơ cấu lao động theo giới tính và ngành nghề của Tổng công ty

STT Ngành nghề hoạt động (Người )Nam (Người)Nữ

1 Vận tải thuỷ 1.576 98

2 Bốc xếp 435 187

3 Cơ khí 758 284

4 Các ngành nghề khác 572 263

Cộng 3.341 832

Nguồn: Báo cáo số 1102/TCCB-LĐ về Lao động năm 2011 của Tổng công ty Vận tải thuy.

Cơ cấu lao động theo giới tính của Tổng công ty phản ánh đúng thực tế cơ cấu giới ở một đơn vị có ngành nghề kinh doanh chính là vận tải với số lao động nam là 3.341 chiếm tới 80,06%, số lao động nữ chỉ chiếm 19,94% chủ yếu là lao động gián tiếp làm việc tại các phòng ban.

2.1.5.3. Đặc điểm về trình độ

Bang 2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ của Tổng công ty

STT Trình độ Số lao động (Người) Tỉ lệ (%)

1 Đại học và trên đại học 426 10,22

2 Cao đẳng 1.159 27,78

3 Trung cấp 1.009 24,16

4 Sơ cấp, công nhân kĩ thuật 1.579 37,84

Cộng 4.173 100

Nguồn: Báo cáo số 1102/TCCB-LĐ về Lao động năm 2011 của Tổng công ty Vận tải thuy.

Bảng cơ cấu lao động theo trình độ cho thấy lao động có trình độ cao (Đại học) tại Tổng công ty chiếm tỉ lệ thấp nhất (10,22% ), những lao động này chủ yếu tập trung ở bộ phận gián tiếp. Tỷ lệ lao động có trình độ cao thấp sẽ là một khó khăn đối trong việc đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh cho Tổng công ty. Lao động có trình độ sơ cấp, công nhân kĩ thuật chiếm tỉ lệ lớn nhất với 37,84%, chủ yếu là thuyền viên (sơ cấp), công nhân trong lĩnh vực sản xuất cơ khí.

2.2. Phương pháp nghiên cứu sự thoa mãn của nhân viên tại Tổng công ty Vận tai thuy bằng chỉ số JDI

2.2.1. Mô hình nghiên cứu sử dụng

Chỉ số JDI của Smith và cộng sự đã được sử dụng khá phổ biến và chứng minh được hiệu quả trong việc tìm hiểu mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên ở các lĩnh vực, quốc gia khác nhau trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Do đặc thù ngành vận tải đường thủy nên trong nghiên cứu này, tác giả đề nghị sử dụng 5 nhân tố trong bộ chỉ số JDI của Smith và cộng sự, bổ sung thêm nhân tố “Môi trường làm việc”, yếu tố “Phúc lợi” được ghép cùng với yếu tố “Tiền lương” thành yếu tố“ Thu nhập” thành các biến độc lập, còn sự thoả mãn công việc là biến phụ thuộc. Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu sự khác nhau trong sự thỏa mãn đối với công việc giữa các tổng thể con về: Độ tuổi, giới tính, trình độ, thu nhập, vị trí làm việc tại Tổng công ty Vận tải thủy. Mô hình nghiên cứu được sử dụng như sau:

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu sử dụng 2.2.2. Các gia thuyết nghiên cứu

Từ việc phân tích các nhân tố trong mô hình nghiên cứu, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:

H1: Sự thỏa mãn về bản chất công việc có ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mãn đối với công việc của nhân viên.

H2: Sự thỏa mãn về cơ hội đào tạo và thăng tiến có ảnh hưởng tích cực đến sự

thỏa mãn đối với công việc của nhân viên.

H3: Sự thỏa mãn về lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn đối với

công việc của nhân viên.

H4: Sự thỏa mãn về đồng nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn đối

với công việc của nhân viên.

H5: Sự thỏa mãn về thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn đối với

công việc của nhân viên.

H6: Sự thỏa mãn về môi trường làm việc có ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa

mãn đối với công việc của nhân viên.

H7: Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về sự thỏa mãn đối với công việc. H8: Không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi khác nhau về sự thỏa mãn đối

với công việc.

Bản chất công việc

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Lãnh đạo

Đồng nghiệp

Thu nhập

Một phần của tài liệu Ứng dụng chỉ số mô tả công việc (JDI - Job Descriptive Index) đánh giá sự thoả mãn đối với công việc của nhân viên tại Tổng công ty Vận tải thuỷ (Trang 42 - 47)