1. Tự sự:
- Lúc đầu, công việc tự sự sinh ra từ nhu cầu của con người muốn thuật lại cho người khác nghe diễn biến của một sự việc nào đó. Về sau, hoạt động tự sự còn quan tâm nhiều hơn đến việc khắc hoạ tính cách của nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.
- Khi chọn phương thức tự sự, ai cũng mong nó có thể mình thuật lại câu chuyện một cách hấp dẫn,gây sự thích thú đối với người nghe:
+ Muốn vậy, thì người kể chuyện, trước hết phải xây dựng câu chuyện có một cốt truyện chân thực, hợp lí, hấp dẫn; các câu chuyện tổ chức sao cho thu hút sự chú ý của người đọc. Muốn vậy, cốt truyện có thể bao gồm các thành phần:
• Trình bày(mở đầu): Giới thiệu hoàn cảnh của câu
chuyện.
• Khai đoạn(thắt nút): Nêu sự kiện mở ra mâu
thuẩn, xung dột hay những đột biến khác.
• Phát triển: Các mâu thuẩn, xung đột,… được
triển khai theo thời gian và trên bề rộng để ngày càng trở nên căng thẳng, có sức cuốn hút với người đọc, người nghe .
• Đỉnh điểm(cao trào): Các mâu thuẩn, xung đột...
được đẩy lên tới mức cao nhất, chuẩn bị cho kết thúc.
• Kết thúc(mở nút): tình trạng cuối cùng của hoàn
cảnh, nhân vật, của xung đột, mâu thuẩn…, đem lại cảm giác thoả mãn (hay bất ngờ) cho người đọc, người nghe hoặc khiến họ phải tiếp tục trăn trở và suy nghĩ.
Trên đây chỉ là mô hình chung, không phải cốt truyện của tác phẩm tự sự nào cũng phải áp dụng và mô hình ấy lúc nào cũng theo trật tự đó.
+ Hoạt động tự sự còn để khắc hoạ các tính cách, làm cho các tính cách được khắc hoạ tạo ra những ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc trong lòng người đọc(người nghe).
Vì vậy, khi vận dụng phương thức tự sự cần chú trọng đến khâu xây dựng nhân vật. Nhân vật càng thú vị, đặc sắc thì câu chuyện càng lôi cuốn và giúp họ nhận ra những điều mới mẻ trong về con người và cuộc sống.
Muốn sống lâu bền trong lòng người đọc thì nhân vật phải có cá tính riêng.
Để giúp người đọc hiểu biết sâu hơn về con người và cuộc sống, nhân vật phải được xây dựng sao cho có
hình dạng và hành vi không giống bất cứ ai, nhưng nhìn vào cuộc đời trong mọi thời đại , ta đều thấy Đôn Ki-hô- tê vẫn tồn tại làm cho người đọc phải suy nghĩ khôn nguôi cả về mặt đáng quí lẫn đáng cười của những con người khao khát hiến mình cho lí tưởng tốt đẹp nhưng lại hão huyền, không thực tế.
GV: Vì sao con người cần sử dụng phương thức miêu tả?
GV:Miêu tả như thế nào đượ xem như thành công?
GV: Muốn làm bài miêu tả tốt, yêu cầu người viết phải như thế nào?
những nét tiêu biểu, những nét chung.
+ Công việc tự sự còn đòi hỏi người thuật chuyện phải chuyển tải tới người nghe một ý kiến, một tư tưởng về cuộc sống.Vì vậy, văn bản tự sự phải có tư tưởng chủ đề. Chủ đề càng có ý nghĩa lớn, càng sâu sắc, mới mẻ thì câu chuyện càng có giá trị về nội dung.
Các yếu tố cốt truyện và nhân vật, xét cho cùng cũng chỉ là những phương cách để phục vụ cho việc làm sáng tỏ chủ đề.
Song chủ đề không được nói thẳng ra mà cần phải ẩn mình trong những chi tiết.
+ Phương thức tự sự còn đòi hỏi người thuật chuyện biết kể câu chuyện của mình theo ngôi kể thích hợp. 2. Miêu tả:
a. Trong cuộc sống , không ít khi người ta có nhu cầu bức thiết phải dùng ngôn ngữ- hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó- làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người. Hoạt động miêu tả sinh ra từ đấy .
b. Sự miêu tả được xem như thành công khi đem lại những hình ảnh có thể khiến người nghe(người xem) cảm thấy như gặp được con người, nghe thấy âm thanh, nhìn ra cảnh sắc, và có khi còn tưởng như chạm được tay vào nhân vật.
- Muốn vậy, khi vận dụng phương thức miêu tả thì yêu cầu đầu tiên là phải chính xác.
- Khi miêu tả phải cố gắng để làm nổi bật những nét riêng của đối tượng.
Cần cố gắn để bài văn miêu tả không sa vào công thức chung chung, những lời nói sáo mòn.
c. Người làm văn phải biết quan sát kĩ con người và sự vật. Ngoài ra, người làm công việc miêu tả cần phải biết liên tưởng và tưởng tượng, để con người và cảnh vật có thể hiện ra trong những dáng nét mới lạ hơn.
Tuy nhiên, không được “buông thả ngòi bút cho
những tưởng tượng chưa có căn cứ và hết sức tránh bịa đặt theo nghĩa đen của từ này”. Tích luỹ vốn sống, đó
vẫn là điều kiện đầu tiên và thiết yếu nhất đối với người làm văn miêu tả.
GV: Thế nào là biểu cảm?
GV: Khi nào người ta thường dùng phương pháp thuyết minh?
GV: Yêu cầu chủ yếu của công việc thuyết minh là gì?
GV: Làm thế nào để đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn cho văn bản thuyết minh?
GV: Nghị luận là gì?
Yêu cầu khi nghị luận là gì?
GV: Trước khi chính thức viết bài văn nghị luận cần thực hiện thao tác nào trước?
a. Biểu cảm là một nhu cầu của con người trong cuộc sống. Bởi vì, trong thực tế sống, luôn luôn có những điều khiến tâm hồn ta rung động(cảm) và ta luôn muốn bộc lộ (biểu) sự rung động ấy với một hay nhiều người khác.
b. Khi biểu cảm, ai cũng muốn xúc cảm mà mình bộc lộ ra phải được truyền nguyên vẹn cho người nghe(người đọc), khiến họ cũng xúc động như chính mình.
4. Thuyết minh:
a. Thuyết minh là một hoạt động mà con người vẫn thường xuyên tiến hành trong đời sống. Người ta tìm đến phương thức thuyết minh khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người rất cần biết nhưng còn chưa biết.
b. Yêu cầu đầu tiên và cũng là chủ yếu nhất đối với công việc thuyết minh là yêu cầu về tính chuẩn xác. Và để thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe, cần phải tìm cách làm cho bài văn thuyết minh có tính hấp dẫn. * Để văn bản thuyết minh vừa có tính hấp dẫn vừa bảo đảm tính chuẩn xác người làm công việc thuyết minh cần phải:
- Tìm đến dề tài đặc sắc hoặc chi tiét bất ngờ, đặc sắc của nội dung.
- Làm giảm bớt sự khô khan trừu tượng bằng những câu chuyện, những chi tiết cụ thể hoặc những so sánh bất ngờ, thú vị.
- Lời thuyết minh sinh động, gợi cảm xúc như hùng tráng, trang nghiêm, thơ mộng hay hóm hỉnh.
c. Để diễn đạt các yêu cầu đúng , rõ, hay thì ngoài nền tảng kiến thức vững vàng, nếp tư duy trong sáng, khả năng phát hiện và sự khéo léo trong diễn đạt, người thuyết minh còn cần nắm được các hình thức kết cấu và phương pháp thuyết minh.
5 . Nghị luận:
a. Luận là bàn về sự lí để phân biệt phải trái, nghị là bàn về sự lí để dịnh việc nên hoặc không nên.
b. Người làm công việc nghị luận phải đưa ra các ý kiến quan điểm để giải quyết một vấn đề hay bàn luận về một hiện tượng gọi là luận điểm.
Yêu cầu của luận điểm là phải trung thực, đúng đắn, rõ ràng, phù hợp, có căn cứ ở lẽ phải và sự thật (luận cứ)… c. Trước khi làm bài văn nghị luận, trước hết phải lập dàn ý, sắp xếp một hệ thống luận điểm đúng đắn, đầy đủ và thích hợp với đề tài. Ngoài ra , người làm văn cần phải biết lập luận.
Hãy kể tên một số phép lập luận thường gặp?
GV: Muốn quá trình nghị luận thành công cần phải sử dụng những thao tác nghị luận cơ bản nào?
GV: Theo em, trong một bài văn có thể vận dụng nhiều phương