Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sau 24 tháng theo dõi, hiệu quả dự phòng sâu hố, rãnh răng 6, 7 rất cao ở những răng đ−ợc trám bít hố, rãnh răng so với những răng không đ−ợc trám bít (gấp 3,5 lần). Trong số những răng không đ−ợc trám bít, tỷ lệ sâu hố, rãnh răng hàm d−ới cao hơn có ý nghĩa thống kê so với những răng đ−ợc trám bít (5,2 lần). Tỷ lệ hố, rãnh răng 6, 7 bị sâu tỷ lệ thuận với tỷ lệ bong toàn bộ miếng trám có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài n−ớc về hiệu quả dự phòng sâu hố, rãnh răng của trám bít hố, rãnh. Tuy nhiên hiệu quả dự phòng sâu hố, rãnh răng có khác nhau giữa các tác giả và mức độ tồn tại của miếng trám theo thời gian.
Tại Việt Nam, theo tài liệu tham khảo mà chúng tôi đọc đ−ợc chỉ có một số ít nghiên cứu về hiệu quả dự phòng sâu hố, rãnh răng của trám bít hố, rãnh răng bằng các vật liệu trám bít khác nhau. Nguyễn Kim Ngọc và CS trám bít hố, rãnh răng bằng Fuji IX ở học sinh 6-8 tuổi và theo dõi trong 7 tháng cho biết tỷ lệ sâu răng ở nhóm can thiệp là 0% trong khi đó ở nhóm đối chứng tỷ lệ sâu răng là 3%. Lê Đình Giáp và CS trám bít hố, rãnh răng bằng Fuji IX ở học sinh 6-8 tuổi và theo dõi trong 48 tháng cho biết tỷ lệ sâu răng ở nhóm can thiệp là 6%. Nguyễn Đức Huệ và CS trám bít hố, rãnh răng bằng Fuji IX-GP ở học sinh 11 tuổi và theo dõi trong 16 tháng cho biết tỷ lệ sâu răng ở nhóm can thiệp là 0,4%. Phùng Thanh Lý và CS trám bít hố, rãnh răng bằng Fuji III và theo dõi trong 12 tháng cho biết tỷ lệ sâu răng ở nhóm can thiệp là 0% và ở nhóm đối chứng là 3%.
Simonsen và CS tiến hành trám bít hố, rãnh răng và theo dõi trong 12 và 24 tháng, tỷ lệ sâu răng sau trám bít lần l−ợt là 4% và 7%. Beiruti và CS nghiên cứu tại Syria năm 2006 cho biết hiệu quả dự phòng sâu răng ở nhóm trám bằng Glassionomer cao hơn từ 3,1 đến 4,5 lần (sau 3
đến 5 năm) so với composite resin. Glassionomer có hiệu quả gấp 4 lần so với composite sau khi trám lại, ở trên hố, rãnh răng 6 sau 3 năm theo dõi. David và CS nghiên cứu tại ấn Độ năm 2005 cho thấy sau 18 tháng, chỉ số DMFT =1 ở nhóm trám và DMFT = 1,5 ở nhóm không trám. Ahoruo và CS (2004) nghiên cứu tại Phần Lan cho biết tỷ lệ giảm sâu răng do sử dụng các loại trám bít là 86% (sau 1 năm theo dõi) và 57% (sau 5 năm theo dõi). ở nhóm đ−ợc trám bít tỷ lệ sâu răng giảm hơn 1/3 so với nhóm đối chứng sau 24 tháng. Chất trám bít hố, rãnh răng theo một số tác giả n−ớc ngoài là có khả năng đề kháng với sâu răng trong một thời gian dài do chất trám bít cô lập mặt nhai của răng với môi tr−ờng xung quanh, không cho thức ăn lắng đọng và phóng thích fluor, ngay cả trong tr−ờng hợp đã tổn th−ơng ngà răng thì chất trám bít cũng có tác dụng làm dừng tổn th−ơng và phục hồi ngà răng tới 89%, vì vậy trám bít hố, rãnh răng là một biện pháp có hiệu quả cao trong dự phòng sâu răng.