Các yếu tố cá nhân

Một phần của tài liệu TẬP bài GIẢNG môn học MARKETING căn bản (Trang 25 - 26)

Tuổi tác và giai đoạn của chu trình sống:

Vào mỗi lứa tuổi, mỗi giai đoạn khác nhau của đời người, chúng ta lại có những nhu ac62u và mong muốn khác nhau, chúng ta có thể thay đổi địa vị xã hội, nghề nghiệp v.v... nên hành vi tiêu dùng chắc chắn cũng thay đổi theo:

Độ tuổi Đặc trưng Hành vi tiêu dùng

20-25 Độc thân, có thể còn phụ thuộc Thích thời trang, nghỉ ngơi tích cực, đầu tư cho học tập, ít gánh nặng về tài chính

25-30 Mới đi làm, sống độc lập, có thể có gia đình nhưng chưa có con hay độc thân

Mua sắm cho mình là chính ( độc thân) hay cho bản thân vợ chồng, du lịch, giải trí và thời trang, không hài lòng về tài chính, muốn kiếm thêm tiền

30-35 Đã có gia đình, có thể có con, công việc và thu nhập ổn định hơn, nhưng chưa nhiều

Mua sắm chín chắn hơn, chủ yếu cho gia đình và con nhỏ, có thể nghĩ tới mua nhà, xe. Tìm cách nâng cao thu nhập để mua sắm thoải mái hơn 35-45 Ổn định và phát triển, có nhiều

nhu cầu hơn cả

Mua sắm cho cá nhân để khẳng định mình, đầu tư cho con cái học hành, mua hàng kỹ lưỡng, chọn kỹ, bắt đầu quan tâm nhiều tới sức khỏe

45-55 Hoàn thiện và lắng đọng, có định hướng tốt hơn

Mua sắm tích cực: du lịch, dưỡng bệnh, nghỉ ngơi, đa số đã có nhà, xe, con cái có thể tự lập hay giúp đỡ, hướng tới các tiêu dùng cho xã hội

Trên 55 Hưu trí ( có thể độc thân hay có gia đình)

Mua sắm mang tính hoài niệm và tiết kiệm. Tùy thuộc tầng lớp xã hội, nhưng đa số tập trung vào sức khỏe, giái trí và làm từ thiện hay tôn giáo Một số các yếu tố luôn song hành với độ tuổi và chu kỳ sống và ảnh hưởng tới hành vi mua hàng là:

Nghề nghiệp: văn hóa nghề nghiệp, các yêu cầu cụ thể của từng nghề nghiệp cũng ảnh hưởng nhiều

phẩm, và thường mua các sản phẩm có nguồn gốc đáng tin, các sản phẩm phục vụ cho nghề nghiệp như sách tham khảo, quần áo đứng đắn v.v..Còn các bà nội trợ thì chỉ quan tâm tới gái cả, chất lượng chứ ít khi để tâm tới các thông tin, và chỉ thường mua thực phẩm, đồ dùng gia đình, chứ ít mua sách hay văn hóa phẩm.

Tình trạnh kinh tế: mức thu nhập cá nhân có ành hướng lớn tới hành vi mua hàng. Khi còn nghèo, thu

nhập thấp thì có xu hướng tiết kiệm, lựa chon kỹ hơn. Khi thu nhập cao thì mua sắm thoải mái và theo sự thỏa mãn tâm lý nhiều hơn là theo nhu cầu thật sự. Chúng ta hãy xét hai loại thu nhập sau: Disposable income: thu nhập có thể chi tiêu ( thu nhập còn lại sau thuế và các nghĩa vụ)

Discrationary income: thu nhập còn lại sau khi chi cho các nhu cầu cơ bản.

Khi Discrationary Income còn lại càng nhiều thì người ta càng có xu hướng chi tiêu xa xỉ, sành điệu và thoải mái hơn.

Ví dụ như Linh có việc làm thêm với thu nhập 3 triệu/tháng thì Linh có thể tự do hơn trong chi tiêu của mình cho các nhu cầu về mỹ phẩm, thời trang hay giải trí mà không ngại ngần vì xài tiền của ba mẹ. Như vậy, khi có nhiều tiền hơn, hành vi tiêu dùng của Linh sẽ thay đổi theo hướng tích cực.

Lối sống: lối sống bị ảnh hưởng bởi tầng lớp xã hội, các nền văn hóa mà một cá nhân thuộc về. Nó là

bức tranh dung toàn diện về cá nhân trong sự tác động qua lại với môi trường xung quanh. Linh có thể có lối sống phóng khoáng, tư do của các cô gái trẻ ở đô thị lớn, như thuật ngữ “comsmopolitant” tạm dịch là “thị thành” thì cô sẽ lựa chọn xe máy kiểu dáng hiện đại, trẻ trung và có màu sắc, hay cũng có thể Linh có lối sống bảo thủ và khép kín của người Miền Trung thì cô sẽ chọn lựa những kiểu xe máy truyền thống, cổ điển. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào cá tính của Linh và cách giáo dục của gia đình.

Cá tính: tính cách riêng biệt của từng người có ảnh hưởng rất nhiều tới hành vi mua hàng. Ví dụ: nếu

Linh có cá tính phóng khoảng, cởi mở hay hướng ngoại thì cô sẽ chọn loại xe máy được quảng cáo là “năng động, trẻ trung và cá tính” với màu sắc bắt mắt và kiểu dáng hiện đại. Ngược lại nếu Linh là người hiền lành, trầm tư hay hướng nội thì cô sẽ chọn những màu sắc dịu nhẹ và kiểu dáng không quá cầu kỳ.

Một phần của tài liệu TẬP bài GIẢNG môn học MARKETING căn bản (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w