Tiêu chuẩn lựa chọn:

Một phần của tài liệu Rối loạn giọng do căng cơ (RLGCC) (Trang 25 - 27)

- Không có bệnh lý thanh quản tại thời điểm nghiên cứu. - Không có bệnh lý toàn thân tại thời điểm nghiên cứu. - Không có bệnh lý về tai tại thời điểm nghiên cứu. - Tự nguyện tham gia trong nghiên cứu.

b. Tiêu chuẩn loại trừ:

- Có bệnh lý toàn thân và bệnh thanh quản.

- Tuổi < 18 tuổi (là nhóm tuổi chưa hoàn thiện về chất giọng) và > 60 tuổi (là nhóm tuổi có các thay đổi cấu trúc thanh quản do tuổi già ảnh hưởng đến chất giọng).

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả phân tích.

2.2.2. Quy trình nghiên cứu

Phỏng vấn + tiến hành đánh giá giọng nói => soi hoạt nghiệm thanh quản và ghi âm giọng => phân tích hình thái thanh quản trên hoạt nghiệm + phân tích âm => thu thập số liệu.

2.2.3. Phương tiện nghiên cứu

- Bộ soi hoạt nghiệm thanh quản Pulsar II (Karl Storz, Đức). - Camera nội soi Karl Storz.

- Màn hình giám sát SONY.

- Bộ lưu giữ số liệu AIDA (Karl Storz, Đức). - Ống soi thanh quản Hopkins.

- Máy tính xách tay có phần mềm phân tích âm Speech Analyzer và Praat 5.3.61.

- Preamp Behringer có bộ điều chỉnh mức âm lượng thu vào.

- Micro ghi âm Shure có đáp ứng tần số như nhau từ 20Hz đến 20kHz. - Phòng cách âm có âm nền dưới 40 dBA.

2.2.4. Thu thập số liệu

2.2.4.1. Phỏng vấn và sử dụng bộ câu hỏi trong bệnh án nghiên cứu

- Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh để khai thác các thông tin về nghề nghiệp, tiền sử bệnh giọng nói, cách sử dụng giọng nói, tình trạng giọng nói hiện tại.

- Đối tượng nghiên cứu tự điền vào các phần được yêu cầu trong bộ câu hỏi nghiên cứu.

2.2.4.2. Ghi âm giọng nói

Một phần của tài liệu Rối loạn giọng do căng cơ (RLGCC) (Trang 25 - 27)