Bất khả tể tướng

Một phần của tài liệu Nhà Nguyễn (Trang 30 - 31)

Thời Gia Long đặt quan chế trên cơ sở tham khảo thời Hậu Lê. Sang thời Minh Mạng có việc tổ chức lại bộ máy và áp dụng tới hết thời Nguyễn, theo đó đứng đầu bộ máy quan lại là tứ trụ triều đình. Khi tham khảo sử sách các đời trước cũng rất khó tìm thấy chức danh tể tướng trong hàng quan lại đầu triều[119] :

• Thời Tiền Lê: Đứng đầu là thái sư, thái úy, tổng quản • Thời Lý: Thái sư, thái phó, thái bảo, tổng quản, tướng công

• Thời Trần: lấy ba chức thái, ba chức thiếu (thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo), thái úy, tư đồ, tư mã, tư không. Chức Tể tướng thì thêm danh hiệu Tả hữu tướng quốc bình sự

• Thời Hậu Lê, trong quan chế thời Hồng Đức (Lê Thánh Tông) năm 1471 và được áp dụng phổ biến trong các triều vua Hậu Lê sau, không thấy có chức danh tể tướng.

Như vậy việc triều Nguyễn không đặt chức danh tể tướng cũng là điều bình thường như các triều đại trước, không có cơ sở để khẳng định đó là một điều quy định “bất khả tể tướng” của nhà Nguyễn.

Lê Nguyễn cho rằng việc nhà Nguyễn không đặt chức danh tể tướng, áp dụng chế độ khoa cử đỗ tam giáp và nhiều triều vua không phong hoàng hậu không có gì là bất thường và không phải là sự áp dụng riêng biệt của triều đại này, mà nó phù hợp và tiếp thu theo thông lệ từng có ở các triều đại trước[120] .

Nhận định

Nhà Nguyễn là vương triều đã hoàn thành việc chấm dứt chia cắt, phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài dù rằng phong trào Tây Sơn là những người đầu tiên thực hiện quá trình này (thậm chí cuối thời Tây Sơn cũng đang có nguy cơ phân liệt)[a].

Triều Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mạng đều lo củng cố vương quyền đồng thời củng cố chủ quyền dân tộc, chống mọi sự vi phạm, xâm phạm từ bên ngoài và bên trong, kể cả bằng những biện pháp như trấn áp quyết liệt Công giáo thời kỳ Minh Mạng và Tự Đức[b].

Một phần của tài liệu Nhà Nguyễn (Trang 30 - 31)