Chẩn doán bệnh:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở động vật thủy sản nuôi nước lợ mặn (Trang 28 - 41)

4.1. Thu mẫu cá bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ + Chài, lưới, vợt, túi nilon + Sổ ghi chép

+ Bộ giải phẫu

4.1.2. Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao. + Quan sát biểu hiện bất thường của cá bệnh 4.1.3. Thu mẫu cá bệnh

- Thu mẫu cá nghi nhiễm trùng mỏ neo 4.2. Quan sát cơ thể cá:

- Bằng mắt thường có thể nhìn thấy trùng mỏ neo bám trên thân, vây và xoang mang, xoang miệng.

5. Phòng và trị bệnh: 5.1. Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao

- Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước.

- Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3.

5.1.2. Khử trùng cá trước khi thả

- Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước ngọt trong 10-15 phút nhằm hạn chế ký sinh trùng bên ngoài cá.

- Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế dộ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp.

5.1.3. Quản lý môi trường nuôi

- Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, cho ăn theo "4 định", hạn chế thức ăn dư thừa.

5.2. Trị bệnh: 5.2.1. Thay nước

- Nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay.

5.2.2. Ngâm lá xoan trong ao

+ Dùng lá xoan 0,4-0,5 Kg/m3 nước bón vào ao nuôi cá bị bệnh có thể tiêu diệt được ký sinh trùng Therodamas sp. Do lá xoan phân hủy nhanh tiêu hao nhiều ôxy và thải khí độc, nhất là mùa hè nhiệt độ cao, do đó phải theo dõi cấp nước kịp thời khi thiết.

5.2.3. Tắm cá trong dung dịch thuốc tím

+ Dùng thuốc tím KMnO4 nồng độ 10 -12 ppm tắm từ 1-2 giờ, ở nhiệt độ 20-30oC.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

- Câu hỏi:

+ Anh chị hãy mô tả đặc điểm và dấu hiệu bệnh lý bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước lợ mặn?

+ Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước lợ mặn?

- Bài tập thực hành:

+ Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước lợ mặn ở một ao, lồng nuôi cụ thể tại địa phương.

+ Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước lợ mặn.

C. Ghi nhớ:

- Tác nhân gây bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước lợ mặn là Therodamas sp, cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Cơ thể trùng kéo dài, các đốt hợp lại thành ống hơi vặn mình, phần đầu kéo dài thành sừng giống mỏ neo đâm thủng bám chắc vào tổ chức vật chủ.

- Trùng mỏ neo ký sinh trên thân, vây và xoang mang, xoang miệng của nhiều loài cá nước lợ mặn ở nhiều lứa tuổi, nhưng gây bệnh nghiêm trọng nhất là đối với cá hương, cá giống.

- Để phòng trị bệnh: cần lọc kỹ và khử trùng nguồn nước, định kỳ bón vôi, ngâm lá xoan, tắm hoặc phun thuốc tím KMnO4 vào ao theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh rận cá ở cá nuôi nƣớc lợ mặn Mục tiêu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh rận cá ở cá nuôi nước lợ mặn;

- Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của cá; xác định được bệnh rận cá ở cá nuôi nước lợ mặn.

A. Nội dung:

1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu:

Rận cá là một giáp xác ký sinh phổ biến, ký sinh ở da, mang, hút máu cá làm cá gầy yếu, tạo điều kiện cho tác nhân nguy hiểm xâm nhập vào bên trong cơ thể.

- Trùng gây bệnh bao gồm các giống:

Bộ Copepoda (Bộ chân chèo)

Họ Caligidae

Giống Caligus Bộ Branchiura (Bộ mang đuôi)

Họ Argulidae

Giống Argulus

Bộ Isopoda (Bộ chân đều)

Họ Aegidae Giống Alitropus Họ Corallanidae Giống Corallana 1.2. Quan sát nhận dạng: Hình 8-18: Rận cá Caligus

Hình 8-19: Rận cá (Caligus)ký sinh trên cá nước lợ và nước mặn

2. Dấu hiệu bệnh lý:

2.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao:

- Cá bị rận cá ký sinh có cảm giác ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, bơi lội lung tung, cường độ bắt mồi giảm.

2.2. Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang:

- Trùng ký sinh trên da, vây, nắp mang cá nuôi, có thể gây thành bệnh làm cá chết.

- Rận cá bám trong xoang mang của cá, phá hủy xoang mang và cung mang làm cá ngạt thở.

- Rận cá dùng tuyến độc qua ống miệng tiết chất độc phá hoại ký chủ tạo các vết thương viêm đỏ, xuất huyết dễ nhầm với bệnh đốm đỏ do vi khuẩn.

- Mặt khác các gai xếp ngược ở mặt bụng rận cá cào rách tổ chức da cá làm cho da cá bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập làm cá chết hàng loạt.

3. Phân bố và lan truyền bệnh:

- Trùng ký sinh trên da, vây, nắp mang cá nuôi, khi cảm nhiễm với cường độ cao có thể gây chết cá.

- Rận cáký sinh ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá nước lợ mặn. 4. Chẩn doán bệnh:

4.1. Thu mẫu cá bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ - Chài, lưới, vợt, túi nilon - Sổ ghi chép

- Bộ giải phẫu

4.1.2. Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao - Quan sát biểu hiện bất thường của cá bệnh 4.1.3. Thu mẫu cá bệnh

- Thu mẫu cá nghi nhiễm rận cá 4.2. Quan sát cơ thể cá:

- Chẩn đoán rận cá Caligus, Parapetalus ký sinh gây bệnh cho cá có thể quan sát bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Rận cá bám trên da, vây, mắt, trên mang, xoang miệng

- Để phân loại chúng cần dùng kính hiển vi độ phóng đại khoảng 40-80 x. 5. Phòng và trị bệnh:

5.1. Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao

- Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3.

5.1.2. Khử trùng cá trước khi thả

- Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước ngọt trong 10-15 phút nhằm hạn chế ký sinh trùng bên ngoài cá.

- Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế dộ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp.

5.1.3. Quản lý môi trường nuôi

- Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, cho ăn theo "4 định: Định chất, định lượng, định địa điểm và định thời gian".

5.2. Trị bệnh: 5.2.1. Thay nước

- Nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay.

5.2.2. Tắm cá trong dung dịch thuốc tím

- Dùng thuốc tím (KMnO4) tắm cho cá bệnh nồng độ 10 ppm thời gian 30 phút.

- Treo túi thuốc tím liều lượng 15-20g/1 m3 lồng, mỗi tuần treo 2 lần.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

- Câu hỏi:

+ Anh chị hãy mô tả dấu hiệu bệnh lý bệnh rận cá ở cá nuôi nước lợ mặn? + Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý bệnh rận cá ở cá nuôi nước lợ mặn?

- Bài tập thực hành:

+ Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh rận cá ở cá nuôi nước lợ mặn ở một ao, lồng nuôi cụ thể tại địa phương.

+ Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh rận cá ở cá nuôi nước lợ mặn.

C. Ghi nhớ:

- Tác nhân gây bệnh là các giống rận cá Caligus, Parapetalus

- Rận ký sinh trên da, vây, nắp mang cá nuôi, khi cảm nhiễm với cường độ cao có thể gây chết cá.

- Để phòng trị bệnh: cần lọc kỹ và khử trùng nguồn nước, định kỳ bón vôi, ngâm lá xoan, tắm hoặc phun một số hoá chất như thuốc tím (KMnO4), formol, vào ao theo đúng nồng độ.

Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng quả dƣa ở cá nuôi nƣớc lợ mặn Mục tiêu:

- Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước lợ mặn ;

- Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của cá; xác định được bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước lợ mặn.

A. Nội dung:

1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu:

- Bệnh trùng quả dưa ở cá nước lợ mặn là một bệnh ký sinh trùng phổ biến. Trùng ký sinh ở da, mang, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi cá nước lợ mặn nếu không phát hiện sớm và không biết cách phòng trị bệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tác nhân gây bệnh trùng quả dưa là loài Cryptocaryon irritans.

- Trùng có dạng rất giống quả dưa, kích thước cơ thể 180-700m. Toàn thân có nhiều lông tơ nhỏ, trùng mềm mại, có thể biến đổi hình dạng khi vận động. ở trong nước, ấu trùng bơi lội nhanh hơn trùng trưởng thành.

- Trùng phát triển ở nhiệt độ 20-260C (nước ấm), hiện nay có chủng phát triển ở nhiệt độ 12-140C (nước lạnh) gây bệnh ở cá bơn (Paralichthyss

olivaceus)- Hàn Quốc.

- Chu kỳ sống của trùng quả dưa có hai giai đoạn: giai đoạn dinh dưỡng ký sinh trến cá biển và giai đoạn bào nang (giai đoạn sống tự do) bám vào rong tảo sống trên đáy biển. Thời gian phát triển của bào nang ở nhiệt độ 160

C là 13- 15 ngày, ở nhiệt độ 240

C là 7-12 ngày. 1.2. Quan sát nhận dạng:

Hình 8-22: Sinh sản của trùng quả dưa (A- trùng trưởng thành; B- nhân tế bào phân đôi; C- nhân thế bào phân 3 và 4; E- bào nang)

Hình 8-23: Chu kỳ phát triển của Cryptocaryon irritans: A- phôi có 4 nhân ký sinh trên da cá; B- phôi trong bào nang chứa dải dài; C- hình thành các phôi mới; D- bào nang chưa đầy phôi; E- phôi non có 4 nhân.

2. Dấu hiệu bệnh lý:

2.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao:

- Cá bệnh nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá quẫy nhiều do ngứa ngáy.

- Khi cá yếu quá chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước. Sau cùng cá lộn nhào mấy vòng rồi lật bụng chìm xuống đáy mà chết.

- Da, mang, vây của cá bị nhiễm bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường. Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt.

- Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. 3. Phân bố và lan truyền bệnh:

Cá nuôi lồng trên biển ở châu Á thường gặp trùng lông, nhiều loài cá song

(Epinephelus spp), cá vược (Lates calcarifer), cá mú (Cromileptes sp), cá mú

(Plectropomus spp), cá hang (Lutjanus spp), cá cam (Seriola spp) và cá giò

(Rachycentron canadus). Bệnh xuất hiện vào mùa khô ít mưa, miền Bắc vào

mùa xuân, đầu hè và mùa đông. 4. Chẩn doán bệnh:

4.1. Thu mẫu cá bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ - Chài, lưới, vợt, túi nilon - Sổ ghi chép

- Bộ giải phẫu

4.1.2. Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao - Quan sát biểu hiện bất thường của cá bệnh 4.1.3. Thu mẫu cá bệnh

- Thu mẫu cá nghi nhiễm trùng quả dưa 4.2. Quan sát cơ thể cá:

- Trùng quả dưa bám trên Da, vây, mang, tơ mang cá bệnh

- Dựa theo các dấu hiệu bệnh lý quan sát bằng mắt thường và kiểm tra nhớt cá trên kính hiển vi.

- Cường độ cảm nhiễm từ 5-10 trùng/ la men là cá bị bệnh nguy hiểm. 5. Phòng và trị bệnh:

5.1. Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao

- Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước.

- Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.1.2. Khử trùng cá trước khi thả

- Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước ngọt trong 10-15 phút nhằm hạn chế ký sinh trùng bên ngoài cá.

- Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế dộ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp.

- Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, cho ăn theo "4 định", hạn chế thức ăn dư thừa.

5.2. Trị bệnh: 5.2.1. Thay nước

- Nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay.

5.2.2. Tắm cá trong dung dịch formalin - Formalin 200-300ppm, 30-60 phút

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

- Câu hỏi:

+ Anh chị hãy mô tả dấu hiệu bệnh lý bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước lợ mặn?

+ Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước lợ mặn?

- Bài tập thực hành:

+ Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích trùng quả dưa ở cá nuôi nước lợ mặn ở một ao, lồng nuôi cụ thể tại địa phương.

+ Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước lợ mặn.

C. Ghi nhớ:

- Tác nhân gây bệnh là giống Cryptocaryon irritans có hình dạng giống quả dưa. Giai đoạn sống gồm hai giai đoạn: dinh dưỡng và bào nang.

- Trùng quả dưa ký sinh trên da, mang ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá nước lợ mặn.

- Để phòng trị bệnh: cần lọc kỹ và khử trùng nguồn nước, định kỳ bón vôi, tắm hoặc phun một số hoá chất formalin vào ao lồng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Diệt trùng tốt nhất ở thời kỳ trùng bơi lội tự do ở giai đoạn bào nang.

Bài 6: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nƣớc lợ mặn Mục tiêu:

- Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh trùng bánh xe ở cá nuôi nước lợ mặn;

- Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của cá; xác định được bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nước lợ mặn.

A. Nội dung:

1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu:

- Bệnh trùng bánh xe là một bệnh ký sinh trùng phổ biến ở cá nước lợ mặn. Trùng ký sinh ở da, mang, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi cá nước lợ mặn nếu không phát hiện sớm và không biết cách phòng trị bệnh.

- Tác nhân gây bệnh trùng bánh xe là các giống: Giống Trichodina; Giống Trichodinella; Giống Tripartiella đều thuộcHọ Trichodonidae

1.2. Quan sát nhận dạng ký sinh trùng: 1.2.1. Chuẩn bị kính hiển vi, tiêu bản

1.2.2. Quan sát ký sinh trùng dưới kính hiển vi

- Nhìn mặt bên, trùng giống như cái chuông, mặt bụng giống cái đĩa. Lúc vận động trùng bánh xe quay tròn lật qua lật lại giống như bánh xe nên có tên là trùng bánh xe.

- Nhìn chính diện mặt bụng có 1 đĩa bám lớn có cấu tạo phức tạp, trên đĩa có 1 vòng răng và các đường phóng xạ.

- Một phần cơ thể có lông tơ phân bố, lông tơ luôn luôn rung động làm cho cơ thể vận động rất linh hoạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ thể có 1 hạch lớn hình móng ngựa nằm ở giữa cơ thể thường bắt màu rõ và 1 hạch nhỏ hình tròn nằm cạnh hạch lớn .

Hình 8-24: Cấu tạo của trùng bánh xe A. Quan sát mặt bên

B. Quan sát một bộ phận mặt cắt dọc

Hình 8-25: Trùng bánh xe thường gặp ký sinh trên cá nuôi ở Việt Nam:

1- Trichodina acuta; 2- T. domerguei domerguei; 3- T. nigra; 4- T.

rectangle rectangli; 5- T. nigra; 6- Trichodinella subtilis ; 7- Trichodina

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở động vật thủy sản nuôi nước lợ mặn (Trang 28 - 41)