Lượng C tích lũy của hai loài cây Vàng anh và Re bầu trong rừng IIb tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật máy xây dựng Nghiên cứu đặc điểm sinh khối và tích lũy carbon của loài cây Re Bầu (Cinnamomun bejolghota), Vàng Anh (Saraca dives) ở rừng phục hồi sau khai thác kiệt IIB tại Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 41 - 44)

IIb tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Qua khảo sát chúng ta thấy rằng hai loài cây này là hai loài tương đối phổ biến ở trạng thái rừng IIb trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Cây Vàng anh thì có nhiều hơn ở khe, lạch nước hay những nơi có độ ẩm cao... còn cây Re bầu thì phân bố đều khắp trên lâm phần rừng. Cây con tái sinh tự nhiên tốt tuy nhiên chịu tác động nhiều từ người dân sống gần và quanh rừng. Cây to, sống lâu năm còn rất ít.

5.1.2. Sinh khối của hai loài cây Vàng anh và Re bầu trong rừng IIb tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Nhìn chung khả năng sinh trưởng, phát triển sinh khối và cấu trúc của cùng một loài cây trên địa bàn ba xã Cù Vân, Quân Chu, Phúc Lương là gần tương đương nhau. Tổng sinh khối tươi cả cây Re Bầu ở xã Cù Vân tăng lên theo cấp kính từ 97,50kg đến 366,50kg, Xã Quân Chu tăng từ 97,14kg đến 337,38kg, Phúc Lương tăng từ 93,34kg đến 331,53kg. Cây Vàng anh: Cù Vân tăng từ 106,52kg đến 335,19kg, Quân Chu tăng từ 107,78kg đến 331,86kg và Phúc Lương tăng từ 105,2kg đến 337,84kg.

Hai loài cây có cấu trúc sinh khối khác nhau nhưng tổng sinh khối thì cây Re bầu cao hơn cây Vàng anh nhưng không nhiều và đề tăng lên theo cấp kính. Cấu trúc (tỷ lệ % so với cả cây) thân cành lá tăng dần theo cấp kính còn phần trăm của rễ giảm dần theo cấp kính.

5.1.3. Lượng C tích lũy của hai loài cây Vàng anh và Re bầu trong rừng IIb tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Nhìn chung ta có thể thấy rằng lượng C tích lũy của hai loài cây Vàng anh và Re bầu tại các địa điểm nghiên cứu khác biệt nhau không lớn. Trong cùng địa bàn huyện Đại Từ các cây cùng loài, cùng cấp kính có lượng carbon tích lũy tương đương nhau. Cây có cấp kính càng lớn thì tích lũy carbon càng

nhiều và ngược lại. Trung bình lượng carbon tích lũy trên các bộ phận như sau: Cây Re bầu gồm thân chứa 41,61kg, cành chứa 7,28kg, lá chứa 2,26kg, rễ chứa 10,14kg, tổng 61,29 kg/cây; Cây Vàng anh gồm thân chứa 43,12kg, cành 7,03kg, lá 2,2kg, rễ 9,81kg, tổng cả cây 62,16 kg/cây cao hơn re bầu 0,97kg.

Qua quá trình phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm ta thu được tỷ lệ hàm lượng carbon trong sinh khối khô (phiếu kết quả phân tích mẫu kèm theo). Đây chính là hệ số giúp ta tính hàm lượng carbon từ sinh khối khô một cách chính xác hơn.

5.1.4. Xác định mối tương quan giữa hàm lượng carbon, sinh khối tươi và sinh khối khô với nhân tố D1.3 sinh khối khô với nhân tố D1.3

Qua quá trình phân tích và lập hàm tương quan. Ta có thể dễ dàng tính toán được sinh khối tươi, sinh khối khô, hàm lượng carbon tích lũy của hai loài cây Re bầu và Vàng anh bằng phương trình tương quan. Tuy nhiên để tính toán có độ chính xác cao hơn (tương quan chặt hơn) ta nên dùng các phương trình tương quan có dạng Y=a + b*X sau:

Nhân tố Loài cây Phương trình tương quan R S

Các phương trình tương quan trên dây có tương quan giữa các biến là khá chặt đều có R = 0,97 hoăc 0,98 và S là không quá lớn và nhỏ hơn phương trình dạng Y= a + b*log X.

5.2. KIẾN NGHỊ

Qua thực tế nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, để xác định chính xác lượng C tích lũy trong hai loài cây Re bầu và Vàng anh trên toàn bộ lâm phần rừng sau khai thác kiệt IIB cần có thời gian nghiên cứu dài hơn, cần tiến hành nghiên cứu thử nghiệm trên nhiều địa điểm hơn. Vì đối tượng nghiên cứu là trạng thái rừng IIB có biên độ giao động rất lớn, hơn nữa nó chịu sự tác động rất lớn của các hoạt động của con người, các đặc điểm lâm phần…

Do điều kiện về thời gian nên đề tài mới chỉ xác định được sinh khối và hàm lượng carbon cho hai loài Re bầu và Vàng anh trong thời gian ngắn, mà điều kiện tự nhiên, thời tiết của huyện Đại Từ thuộc miền Bắc, là nơi có thời tiết bốn mùa rõ rệt nên trạng thái sinh lý sinh trưởng phát triển của cây vào mỗi mùa và mỗi địa điểm là khác nhau.

Đây là kết quả nghiên cứu khảo nghiện hai loài Re bầu và Vành anh tại khu vực Đại Từ Thái Nguyên, nên kết quả đề tài chỉ áp dụng cho hai loài này trên khu vực Đại từ Thái Nguyên. Để đề tài có thể áp dụng rộng rãi hơn ngoài thực tế tại nhiều địa phương khác nhau cần có quá trình khảo nghiệm, nghiên cứu thêm tại các khu vực khác nhau và nhiều loài cây khác nhau trên toàn bộ lâm phần để có thể áp dụng cho công tác lượng hóa carbon chứng chỉ rừng…

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật máy xây dựng Nghiên cứu đặc điểm sinh khối và tích lũy carbon của loài cây Re Bầu (Cinnamomun bejolghota), Vàng Anh (Saraca dives) ở rừng phục hồi sau khai thác kiệt IIB tại Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 41 - 44)