Chiến lược trọng tâm hóa của VietinBank

Một phần của tài liệu Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược của Vietinbank (Trang 33 - 40)

Các chính sách triển khai chiến lược tâm trung của VietinBank:

Chính sách cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Hiện VietinBank đang tiến hành đổi mới công nghệ theo chương trình tái cơ cấu ngân hàng, đưa các sản phẩm mới ra thị trường như. Dựa trên nền tảng công nghệ tin học hiện đại cung cấp bởi các hãng phần mềm uy tín trên thế giới, kết nối online toàn hệ thống, khách hàng có thể thực hiện giao dịch gửi, rút tại bất kỳ trụ sở nào của VietinBank trên toàn quốc với phương thức giao dịch hiện đại tại một cửa duy nhất rất thuận tiện (one-stop). Chương trình giao dịch với các dịch vụ tín dụng, thanh toán quốc tế, quản lý nợ… đang được đẩy mạnh một bước để tiến hành theo phương thức khách hàng sẽ chỉ phải giao dịch với một cán bộ theo dõi khách hàng duy nhất (one-face) đối với hầu hết các giao dịch.

Bên cạnh đó, cải thiện tốc độ giải quyết yêu cầu của khách hàng chính là mấu chốt của cạnh tranh theo chất lượng sản phẩm và thời gian đáp ứng yêu cầu dịch vụ.

Chiến lược phát triển thị trường :

- Chiến lược tăng cường năng lực tài chính; tiếp tục chấn chỉnh, củng cố và mở rộng mạng lưới.

+ Tập trung nguồn lực củng cố và mở rộng hệ thống mạng lưới kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính, nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Duy trì vị thế thị phần, phát triển mở rộng hoạt động hiện tại trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và đẩy mạnh ngân hàng bán buôn và tập trung mở rộng thị phần tại các khu vực khách hàng trọng điểm trên cơ sở an toàn và sinh lời cao. Tận dụng hệ thống mạng lưới và cơ sở hạ tầng sẵn có để phát triển thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

+ Trong năm 2011, VietinBank sẽ đánh giá lại hoạt động của toàn bộ các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch để có giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh song song với việc tiếp tục nghiên cứu và mở rộng mạng lưới tại các địa bàn tiềm năng, các khu đô thị, thương mại, khu công nghiệp. Trong Quý II năm 2011 VietinBank sẽ khai trương hai chi nhánh tại CHLB Đức và thực hiện các thủ tục mở Chi nhánh tại Lào và Myanmar.

- Mở rộng phạm vi hoạt động:

+ Sau khi mở một ngân hàng với đầy đủ hoạt động dịch vụ của một ngân hàng hiện đại tại Frankfurt, ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động quốc tế tại các trung tâm tài chính của thế giới hoặc các quốc gia có hoạt động thương mại sôi động với Việt Nam bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Châu Âu, Hồng Kông, Singapore, v.v. . Trong thời gian sắp tới, Vietinbank sẽ khai trương chi nhánh Berlin và đầu năm 2012 sẽ mở chi nhánh tại Lào.

Chiến lược phát triển sản phẩm :

• Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng và đầu tư một cách an toàn, hiệu quả • Tiếp tục cải tiến công tác thanh toán trong và ngoài nước

=>VietinBank sẽ tiếp tục cải tiến công tác thanh toán trong và ngoài nước theo hướng dẫn đơn giản hóa thủ tục, đẩy nhanh tốc độ thanh toán và tạo thêm nhiều tiện ích cho khách hàng.

Chiến lược tăng trưởng bằng hội nhập :

Chiến lược liên doanh : Kí đối tác chiến lược với Tổ chức tài chính Quốc tế (IFC) và Tổng công ty cảng hàng không miền Trung (MAC)

- Với tổ chức tài chính Quốc tế: Vào ngày 25/1/2011,Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Quỹ cấp vốn Ngân hàng IFC đã ký đối tác chiến lược.

Theo lễ ký kết này, IFC và Quỹ cấp vốn Ngân hàng IFC sẽ đầu tư khoảng 182 triệu USD góp vốn cổ phần vào VietinBank (chiếm 10%) và cung cấp khoản vay thứ cấp đạt tiêu chuẩn vốn tự có cấp hai trị giá 125 triệu USD với lãi suất Libor 6 tháng và 1,5%/năm trong thời gian 10 năm. Khoản đầu tư này cùa IFC và Quỹ Cấp vốn Ngân hàng IFC sẽ mang lại nguồn vốn dài hạn rất cần thiết cho VietinBank, đưa ngân hàng này trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hóa đầu tiên thu hút thành công nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

- Trở thành đối tác chiến lược của Mac: Ngày 12/11/2009, tại Đà Nẵng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) và Tổng Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) và Tổng Công ty Cảng Hàng Không Miền Trung (MAC) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ, các cơ chế lãi suất, phí dịch vụ ưu đãi… cho MAC và các đơn vị thành viên.

Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm :

Đa dạng hóa các mảng hoạt động của ngân hàng:Vietinbank sẽ phát triển mạnh mảng ngân hàng đầu tư với chiến lược phân bổ tài sản 70/30 vào hai lĩnh vực chính là cho vay

và đầu tư, nhằm đảm bảo tính thanh khoản của cả hệ thống và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

6.Đánh giá hiệu quả chiến lược của Vietinbank

Với việc lựa chọn những chiến lược hết sức đúng đắn và phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp,có thể khẳng định rằng Vietinbank đang đi đúng hướng.

Hiện tại, VietinBank là một trong những Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản chiếm hơn 10% thị phần ngành ngân hàng, nguồn vốn tăng trưởng bình quân trên 20%/ năm. VietinBank có mạng lưới hoạt động rộng khắp 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Lợi nhuận Vietinbank 2011 cao nhất ngành ngân hàng

Năm 2011 đã chính thức khép lại với vô vàn khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam. Biến động phức tạp về lãi suất, tỷ giá và giá vàng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng. Tuy vậy, VietinBank đã vững vàng vượt qua với tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt xa mức kế hoạch được ĐHĐCĐ giao. 2010 2011 % 2011 so với Kế hoạch 2011 % so với kế hoạch

2010

Tổng tài sản (tỷ đ) 367.712 460.421 25,4% 441.000 104,4%

Vốn điều lệ (tỷ đ) 15.173 20.230 33% - -

Lợi nhuận trước thuế

(tỷ đ) 4.598 8.105 76% 5.100 159%

Kết quả kinh doanh năm 2011 của VietinBank (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh tổng tài sản và vốn điều lệ tăng mạnh so với năm 2011, lợi nhuận trước thuế của VietinBank tăng 76% so với năm 2010 và đạt mức 8.105 tỷ đồng, cao nhất trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam.

Mặc dù điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, các nguồn vốn huy động của các ngân hàng liên tục sụt giảm, đặc biệt là trên thị trường 1, VietinBank vẫn có mức tăng trưởng huy động đạt 24,4%. Điều này giúp cho Ngân hàng luôn ổn định về tính thanh khoản không bị rơi vào vòng xoáy của cuộc đua lãi suất huy động trên thị trường 1 hay vay nợ đồng lần trên thị trường 2.

Tăng trưởng tín dụng và đầu tư của VietinBank cũng tăng tương ứng 24,8%,

đóng góp một phần lớn vào lớn nhuận của ngân hàng năm 2011. Như vậy, sau gần 3 năm chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần, với sự cố gắng nỗ lực, có chiến lược định hướng, chỉ đạo kinh doanh tích cực, minh bạch, an toàn, hiệu quả với tinh thần chủ động, sáng tạo, năm qua toàn hệ thống đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Các chỉ tiêu tăng trưởng cao, hoạt động kinh doanh đảm bảo chất lượng.

Trong số 4 ngân hàng cổ phần lớn, VietinBank là ngân hàng có tổng tài sản lớn

nhất. Lợi nhuận năm 2011 vượt xa so với Vietcombank và BIDV là những ngân

hàng có sự chênh lệch về vốn điều lệ cũng như tổng tài sản không nhiều. Cụ thể là lợi nhuận của VietinBank cao hơn Vietcombank 42%, gấp gần 2 lần so với BIDV và gấp gần 3 lần so với Sacombank.

Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của VietinBank là ROA và ROE luôn ở mức rất cao so với trung bình của ngành. Cụ thể là ROA và ROE của VietinBank tương ứng là 1,96% và 25.4%, cao hơn so với Vietcombank là 1,3% và 17,5% và cao hơn nhiều so với mức trung bình của ngành là ~1,2% và ~15%.

Bên cạnh kết quả hoạt động kinh doanh tốt, VietinBank cũng là doanh nghiệp đi đầu đóng góp thực hiện công tác an sinh xã hội. Từ năm 2007 đến nay tài trợ trên 1.500 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2011 tài trợ 664 tỷ đồng. Ngân hàng liên tục đứng trong Top10 doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất Việt Nam trong những năm gần đây.

Ngoài công tác an sinh xã hội, VietinBank luôn quan tâm đến lợi ích của cán bộ nhân viên. Không chỉ tổ chức đào tạo thường xuyên đối với cán bộ, ngân hàng chủ trương thu hút những cán bộ giỏi làm việc thông qua mức lương cao và chế độ đãi ngộ hợp lý. Đây chính là nguyên nhân khiến năng suất lao động và hiệu quả làm việc và lợi nhuận của VietinBank cao hơn so với các ngân hàng khác. Thực tế cho thấy, VietinBank luôn là ngân hàng trả lương cho cán bộ cao nhất trong ngành ngân hàng trong những năm gần đây.

Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo và với ý chí quyết tâm, sự nhất trí đồng lòng của trên 18.000 cán bộ nhân viên, VietinBank sẽ gặt hái được thành công trong năm mới 2012 và các năm tiếp theo để xứng đáng với danh hiệu ngân hàng chủ lực và là trụ cột của nền kinh tế Việt Nam.

Các khó khăn từ quá trình gắn kết chiến lược với môi trường cạnh tranh:

- Môi trường bên ngoài, nhất là môi trường cạnh tranh thường xuyên thay đổi, do đó dự

báo chính xác chúng để đưa ra chiến lược cạnh tranh khả thi là khó khăn.

- Do cạnh tranh chi phối, nên việc ổn định nhà cung ứng SPDV đầu vào như khách hàng

tiền gửi, việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Vietinbank sẽ gặp nhiều khó khăn

- Cạnh tranh cũng sẽ dẫn đến khó khăn trong việc phát triển nguồn khách hàng đầu ra, vì

một người đi vay, có chục Ngân hàng sẳn sàng cho vay với lãi suất hấp dẫn. - Do cạnh tranh dẫn đến đối phương sử dụng chiến lược nâng lãi suất tiền huy động và hạ

lãi suất tiền cho khách hàng vay sẽ là khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Vietinbank

- Khó khăn trong tổ chức bộ máy gọn, tinh, hiệu quả đảm bảo rằng thực hiện tốt chiến

lược; Khó khăn trong xây dựng và phát triển văn hóa Ngân hàng.

- Khó khăn về con người: Trình độ, ý thức của các cấp nhân viên thực thi chiến lược còn

hạn chế.

- Khó khăn trong việc tiếp nhận, triển khai kịp thời các SPDV mới cung cấp ra thị trường ngày càng phong phú mang hàm lượng công nghệ cao (ATM, M-Banking, E-Banking, Internet Banking, Visacard, Mastercard ...), hỗ trợ, tư vấn khách hàng,

cung cách phục vụ chuyên nghiệp, quảng bá thương hiệu (phương tiện truyền thông báo chí, thông tin đại chúng, tổ chức sự kiện…). khó khăn.

Một phần của tài liệu Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược của Vietinbank (Trang 33 - 40)