BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ

Một phần của tài liệu Đề án bảo vệ môi trường chi tiết nhà máy sản xuất bột mì tiến hưng – bắc ninh” (Trang 30 - 33)

2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn thông thường phát sinh từ quá trình hoạt động của dự án gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất.

* Chất thải rắn sinh hoạt:

Do Công ty không tổ chức nấu ăn trong nhà máy, đơn vị cung cấp suất ăn cho Công ty sẽ thu gom lại toàn bộ hộp và các dụng cụ khác liên quan đến quá trình ăn uống nên chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Công ty chủ yếu từ khu vực văn phòng. Bao gồm các loại như: giấy vụn, vỏ hộp, nilon,… phát sinh với khối lượng không lớn khoảng 1,5 kg/ngày đêm tương đương với khoảng 45kg/tháng.

Bùn thải từ bể tự hoại phát sinh trung bình khoảng 15 kg/tháng. Thành phần chủ yếu của bùn thải là các loại cặn lắng, chất bẩn phân hủy từ phân, giấy vệ sinh…

Lượng chất thải phát sinh trên được Công ty thu gom hàng ngày và được lưu giữ ở khu lưu giữ tạm thời. Công ty đã ký hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Từ Sơn mang đi xử lý.

Tần suất thu gom: 3ngày/lần.

* Chất thải rắn sản xuất

- Nguồn phát sinh:

Chất thải rắn sản xuất phát sinh từ hoạt động của nhà máy bao gồm các loại sau:

+ Các loại bìa carton, bao bì giấy, nilon,… phát sinh khoảng 100 kg/tháng. + Các loại tạp chất phát sinh từ quá trình làm sạch sản phẩm gồm: đá, sỏi, rơm, rạ, vỏ trấu,… phát sinh khoảng 100 kg/ngày hay 2,6 tấn/tháng.

- Tần suất thu gom: Hằng ngày.

- Vị trí khu lưu giữ: Đặt ở đâu phía cuối nhà máyvới diện tích khoảng 12m2. - Biện pháp xử lý:

+ Đối với loại chất thải có giá trị tái sử dụng, Công ty bán lại cho Công ty TMDV và môi trường Ngôi Sao Xanh hoặc đơn vị có nhu cầu.

+ Đối với loại chất thải không còn giá trị sử dụng, Công ty thu gom và lưu giữ tạm thời vào kho chứa và thuê Công ty môi trường đô thị Từ Sơn mang đi xử lý theo hợp đồng số 54 ngày 01 tháng 03 năm 2012.

- Tần suất vận chuyển: 2ngày/lần.

Với lượng phát sinh từ nguồn chất thải trên và các giải pháp đã được áp dụng thì những tác động đến môi trường là không lớn.

2.2. Nguồn chất thải lỏng

Nước thải phát sinh từ hoạt động của Nhà máy là nước thải sinh hoạt (khu vực vệ sinh, tắm rửa), nước mưa chảy tràn và không phát sinh nước thải từ quá trình sản xuất.

* Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của Nhà máy phát sinh từ hoạt động vệ sinh, tắm rửa,… Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây hại,…

Hiện tại Nhà máy đã đi vào sản xuất ổn định, với số lượng cán bộ, công nhân khoảng 280 người. Ước tính lượng nước thải phát sinh chiếm khoảng 80% nước cấp, do vậy lượng nước thải hàng ngày của nhà máy khoảng 24 m3x0,8 = 19,2 m3/ngày đêm.

Dự trên số liệu của Tổ chức Y tế thế giới về tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tính trên một đầu người, tải lượng các chất ô nhiễm có thể phát sinh tại Nhà máy do quá trình sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên được trình bày trong bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải của cơ sở (Tính cho 280 người) Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/người/ngày) Hệ số ô nhiễm (g/người/8h/ngày) Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) BOD5 45 ÷ 54 15 ÷ 18 3,9 ÷ 4,7 203 ÷243 50 COD 72 ÷ 102 24 ÷ 34 6,2 ÷ 8,8 325 ÷ 460 150 SS 70 ÷ 145 23 ÷ 48 6,1 ÷ 12,6 316 ÷ 654 100

Chất ô

nhiễm (g/người/ngày)Hệ số ô nhiễm (g/người/8h/ngày)Hệ số ô nhiễm Tải lượng(kg/ngày) Nồng độ(mg/l) 40:2011/BTNMTQCVN (cột B)

Tổng N 6 ÷ 12 2 ÷ 4 0,5 ÷ 1,0 27,1 ÷ 54,2 40

Amoniac 2,3 ÷ 4,8 0,8 ÷ 0,6 0,2 ÷ 0,2 10,4 ÷ 8,1 10

Ghi chú: Hệ số ô nhiễm tính theo WHO – Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí – Tập I, Geneva, 1993; QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (Cột B).

So sánh với QCVN 14:2008/BTNMT (mức B) cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Nếu thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, làm giảm hàm lượng oxy có trong nước, giảm khả năng tự làm sạch của nước.

Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh:

Nguồn nước thải sinh hoạt phát sinh trong Nhà máy chủ yếu là nước thải từ khu vực nhà vệ sinh, khu tắm rửa, do vậy ngay từ khi xây dựng Công ty đã bố trí 04 khu vực bể tự hoại 3 ngăn (khu văn phòng, xưởng cơ điện, cạnh dây chuyền 1 và dây chuyền 2 và dãy vệ sinh cạnh nhà ăn ca) với dung tích mỗi khu như sau:

- Bể tự hoại ở khu văn phòng dung tích: 4 m3; - Bể tự hoại ở xưởng cơ điện dung tích: 4 m3;

- Bể tự hoại giữa dây chuyền 1 và dây chuyền 2 dung tích: 4 m3; - Dãy bể tự hoại cạnh nhà ăn ca dung tích: 10 m3.

Ngăn thu và lên men Ngăn lắng Ngăn lọc

Tấm đan bê tông

Lớp vật liệu Cặn lắng

Vách ngăn

Nước thải thải

Nước thải sau xử lý Ống thông hơi

Quy trình xử lý của nước thải sinh hoạt được mô tả như sau: Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng gồm: nắng và phân hủy cặn lắng. Bể cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm. Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí, có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc và ngăn cặn lơ lửng trôi theo nước. Cặn lắng ở trong bể dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Do thời gian nước lưu lại trong bể lớn nên hiệu quả nắng lắng khá tốt. Cặn lắng được giữ lại trong bể khoảng 3-6 tháng. Hiệu suất xử lý của bể đạt 60 – 70%.

Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động bể tự hoại 3 ngăn

Đồng thời, Công ty đã ký hợp đồng dịch vụ xử lý nước thải với công ty đầu tư phát triển hạ tầng Viglaccera để nước thải của Công ty được xử lý tiếp tại trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp.

Kết quả quan trắc chất lượng nước thải của nhà máy như sau:

Bảng 2.2. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải

Stt Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị Kết quả Phương pháp

thử nghiệm QCVN 40:2011/BTNMT cột B 1 pH - 6,8 TCVN 6492 - 2000 5,5-9 2 COD mg/l 144 APHA 5220 150 3 BOD5 mg/l 82 APHA 5210 50 4 TSS mg/l 143 TCVN 6625 - 2000 100 5 T – N mg/l 18,22 JIS K0102:1998 40 6 T - P mg/l 4,85 JIS K0102:1998 6 7 NH4+ mg/l 7,34 JIS K0102:1998 10 8 Mn mg/l 0,151 TCVN 6002-1995 1 9 Fe mg/l 2,16 TCVN 6177-1996 5 10 Hg mg/l KPH TCVN 7877-2008 0,01 11 Cu mg/l 0,015 TCVN 6193-1996 2 12 Pb mg/l 0,001 TCVN 6193-1996 0,5 13 Cd mg/l KPH TCVN 6193-1996 0,1 14 As mg/l 0,002 TCVN 6626:2000 0,1 NGĂN 1 - Điều hòa - Lắng

Một phần của tài liệu Đề án bảo vệ môi trường chi tiết nhà máy sản xuất bột mì tiến hưng – bắc ninh” (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w