- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS ): 1020 mg/l
2.3. Nguồn chất thải khí
Trong quá trình hoạt động, các tác động đến môi trường không khí chủ yếu là bụi và khí thải từ:
- Hoạt động giao thông vận tải: Vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm,… - Hoạt động sản xuất: Nghiền, sàng, nhập nguyên vật liệu, đóng bao,...
* Đánh giá tác động:
Bụi và khí thải từ hoạt động sản xuất:
Nguồn phát sinh:
Quá trình sản xuất bột mì được tiến hành bởi nhiều công đoạn. Tại một số công đoạn sẽ làm phát sinh bụi và khí thải. Cụ thể:
- Quá trình nghiền: Phát sinh bụi tại nơi cấp nguyên liệu nghiền, tại những nơi thiết bị hở hoặc nơi chứa sản phẩm sau khi nghiền.
- Quá trình sàng: Chủ yếu sinh ra bụi tại nơi đưa nguyên liệu vào sàng hoặc tại những nơi thiết bị hở.
- Quá trình đóng gói sản phẩm: Sản phẩm sinh ra sẽ theo dây chuyền tự động chảy vào bao. Do vậy, công đoạn này phát sinh bụi chủ yếu từ quá trình đưa bột vào bao và từ quá trình vận chuyển các bao sản phẩm. Lượng bụi phát sinh không lớn, cục bộ.
Đánh giá tác động từ bụi:
- Bụi phát sinh là bụi nguyên liệu, không có bụi vô cơ.
- Theo tính toán của chủ dự án, lượng bụi tạo ra tại khu vực nghiền và sàng trung bình vào khoảng 0,1% lượng nguyên liệu sử dụng.
Do các dây chuyền sản xuất có công nghệ tương tự, nên chúng tôi tiến hành tính toán nồng độ bụi tại khu vực sản xuất ở 1 xưởng có khả năng phát sinh bụi lớn nhất. Nhà xưởng được lựa chọn tính toán là xưởng số 1 (do công suất sản xuất lớn, diện tích nhà xưởng nhỏ).
Khi đó khối lượng bụi tạo ra hằng ngày trung bình vào khoảng 0,1%x150:30 = 0,5 tấn/ngày = 5,8 (mg/s).
- Nguồn thải bụi và khí thải của dự án là những nguồn thải thấp (nguồn điểm) nằm trên mái nhà xưởng sản xuất thuộc vùng gió quẩn phía trên của nhà đứng độc lập. Nhà xưởng sản xuất có chiều cao Hnh = 14m với chiều dài l = 27m và chiều rộng b = 12m.
Phương pháp tính toán:
Nồng độ chất ô nhiễm do nguồn thải thấp gây ra được tính toán theo phương pháp của V.S.Nhikitin như sau:
+ Khi 0<x<6Hnh:
Cx = [(1,3.M.k)/u].[0,6/(Hnh.l)+42/(1,4l+b+x)2], (mg/m3); + Khi x>6Hnh:
Cx = 55.M.k/[u(1,4l+b+x)2], (mg/m3);
Trong đó:
Cx – Nồng độ tính toán chất ô nhiễm tại mặt cắt đi qua tâm nguồn thải, mg/m3; M – Tải lượng của chất ô nhiễm, mg/s. Mbụi = 5,8 mg/s;
k – Hệ số với nguồn thải nằm trong vùng gió quẩn phía trên và sau nhà, k = 1; u – Vận tốc gió trung bình, m/s; Mùa hè: u = 2,5 m/s; Mùa đông: u=1,8 m/s. Hnh – Chiều cao nhà xưởng 14m, chiều dài l = 27m và chiều rộng b = 15m. x – Khoảng cách từ mặt tường phía khuất gió đến điểm tính toán, m. Kết quả tính toán được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 2.3: Nồng độ bụi tạo ra từ quá trình sản xuất (mg/m3)
Mùa X (m) 2 5 10 Hè 0,052 0,047 0,04 Đông 0,072 0,065 0,056 QĐ 3733/QĐ- BYT 8
Như vậy lượng bụi tạo ra thấp hơn tiêu chuẩn cho phép khi tính trung bình cho toàn xưởng sản xuất. Tuy nhiên nồng độ bụi tại nơi phát sinh sẽ cao hơn nhiều lần so với kết quả tính toán tại các vị trí phát sinh.
Công ty cũng đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu như: - Đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ và khép kín.
- Áp dụng các giải pháp quản lý nội vi như: Bố trí các túi vải thu hồi bụi tại những nơi phát sinh nhiều bụi; Quét dọn, thu hồi lượng bụi rơi vãi quanh khu vực phát sinh thường xuyên,…
Bằng việc áp dụng hiệu quả các giải pháp trên, nồng độ khí thải và bụi trong nhà máy luôn nằm tron giới hạn cho phép.
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường khu vực xưởng sản xuất như sau:
Bảng 2.4. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất
TT Chỉ tiêu đo đạc và phân tích Vị trí đo đạc và lấy mẫu Phương pháp thử nghiệm TCVS 3733/2002/QĐ- BYT, trong 1h K1 K2 K3 1 Bụi lơ lửng (mg/m3) 0,461 0,628 0,601 TQKT-1993 8 2 Ồn (dBA) 91,3 87,5 86,4 TCVN 5965-1995 85
3 Nhiệt độ (oC) 24,7 25,5 25,8 Đo nhanh
Thiết bị chuyên dụng ( Wearther Orade) 34 4 Độ ẩm (%) 71,2 71,4 71,2 85 5 Tốc độ gió (m/s) 0,1 0,1 0,1 0,4* 6 Ánh sáng (lux) 58 82 84 150** 7 SO2 (mg/m3) 0,047 0,039 0,044 TQKT-1993 5 8 NO2 (mg/m3) 0,036 0,033 0,041 TQKT-1993 5 9 CO (mg/m3) 1,16 1,03 1,24 TQKT-1993 20
Qua kết quả quan trắc chất lượng môi trường khu vực sản xuất ngày 22 tháng 03 năm 2012 cho thấy: Các thông số ô nhiễm như bụi, SO2, NO2, CO,.. đều nằm trong giới hạnh cho phép của TCVS 3733/2002/QĐ-BYT.
Từ hoạt động giao thông:
Giả sử nhà máy hoạt động hết công suất và lượng nguyên vật liệu cần cung cấp bằng khối lượng sản phẩm, tức là khoảng 500 tấn/ngày thì tổng nguyên vật liệu và sản phẩm vận chuyển là 1.000 tấn/ngày.
Giả sử xe chở nguyên vật liệu và sản phẩm sử dụng là loại xe 25 tấn. Khi đó tổng số chuyến xe ra vào khu vực dự án là 40 chuyến xe/ngày. Ngoài ra còn có một số lượng ít các xe ô tô, xe máy của cán bộ công nhân viên chức ra vào nhà máy. Do vậy hoạt động của dự án sẽ làm gia tăng đáng kể lượng xe ra vào công ty và lượng xe lưu thông quanh khu vực dự án.
Thành phần của khí thải bao gồm các khí như: Bụi, CO, SO2, NOx, VOC,... Đây là các khí có độc tính cao đối với con người và động vật. Tuy nhiên, số lượng xe ra vào nhà máy là không quá lớn, kết hợp với việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu như bê tông
hóa các tuyến đường nội bộ, quét dọn vệ sinh định kỳ,... thì những tác động từ hoạt động này là không đáng kể.
Bằng việc áp dụng hiệu quả các giải pháp trên, nồng độ khí thải và bụi ở khu vực xung quanh nhà máy luôn nằm tron giới hạn cho phép.
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường khu vực xung quanh như sau:
Bảng 2.5. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí khu vực xung quanh
TT Chỉ tiêu đo đạcvà phân tích
Vị trí đo đạc
và lấy mẫu Phương pháp thử nghiệm QCVN 05:2009/BTNMT trong 1h K4 1 Bụi lơ lửng (µg/m3) 68 TQKT-1993 300
2 Tiếng ồn (dBA) 56,5 Thiết bị chuyên dụng 70
(QCVN26:2010)
3 NO2 (µg/m3) 41 TQKT-1993 200
4 SO2 (µg/m3) 32 TQKT-1993 350
5 CO (µg/m3) 976 TQKT-1993 30000
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất cho thấy: các chỉ tiêu đo đạc, phân tích đều đạt QCVN 05:2009/BTNMT trong 1h và QCVN 26:2010/BTNMT, khu vực thông thường, từ 6h đến 21h;