Đồ án môn học – Tìm hiểu về hợp chất Alkaloid
5.2. Phân lập và tinh chế các alkaloid
Kết tinh từng phần: Là một cách để phân tách hỗn hợp. Những dung môi hữu cơ thường được dựng ở đây là: Hexan, benzen, ether, etylaxetat, methanol, axeton và chloroform. Các alkaloid ít tan trong chloroform nói chung tan dễ trong dioxan nóng. Nếu alkaloid tan nhiều trong các dung môi khác nhau đã nêu trên thì việc phân tách chúng ra khá dễ dàng. Methanol hay ethanol là những dung môi duy nhất có thể phối hợp tốt với chloroform; cũng hay sử dụng các hệ dung môi axetol - methanol;
hexan - ether khan. Để có thể thu được những tinh thể alkaloid lớn nhất ta đã sử dụng hỗn hợp methanol - nước và acetone - nước để tiến hành kết tinh. Một số dung môi trước khi sử dụng phải làm sạch như: ether phải được khử peoxide và ethanol phải được loại bỏ acetone.
Chưng cất phân đoạn: là một phương pháp được áp dụng cho trường hợp trong hỗn hợp có thể có một hoặc có nhiều cấu tử sẽ bay hơi. Phương pháp này có thể áp dụng Lupine và lycopodium.
Tạo muối: Là phương pháp được sử dụng đối với hỗn hợp có một hỗn hợp có cấu tử tạo muối không tan.
Trường hợp riêng đối với các bazơ phenolic: Ta bão hòa dung dịch kiềm loãng bằng cacbon dioxide hoặc ammonium chloride
Đối với các amin bậc 2 và bậc 3: Ta thực hiện theo cách sau: đầu tiên acetyl hóa, sau đó xử lý với axít vô cơ loãng. Amin bậc 3 sẽ nằm trong phần dung dịch axít. Amin bậc 2 nẵm dưới dạng dẫn xuất acetyl, để có thể thu lại amin bậc 2 ta thủy phân bằng axít nhẹ.
Nhiệt độ nóng chảy và độ quay cực là hai tiêu chuẩn quan trọng để xác định độ tinh khiết của 1 alkaloid. Hoạt độ quang học của alkaloid phụ thuộc vào dung môi vào nồng độ alkaloid
5.2.1.phương pháp sắc ký lỏng
• Định Nghĩa: Sắc ký là quá trình tách liên tục từng lượng nhỏ (vi phân) các chất trong hỗn hợp khi pha động cùng với hỗn hợp chất cần phân tách đi xuyên qua pha tĩnh. Cơ sở lý thuyết của quá trình này được giải thích là do khác biệt về sự phân bố của từng chất giữa pha tĩnh và pha động
• Phân loại: Tùy theo cách ứng dụng và cơ chế của các quá trình sắc ký mà có nhiều phương pháp phân loại các loại hình sắc ký khác nhau. Cách phân biệt lớn nhất và hay được sử dụng nhất là dựa vào trạng thái của pha động: Các phương pháp sắc ký được chia thành hai nhóm lớn là sắc ký lỏng (pha động là các loại dung môi) và sắc ký khí (pha động là chất khí);
Phân loại theo cơ chế của quá trình tách
Sắc ký hấp phụ Sắc ký phân bố Sắc ký trao đổi ion Sắc ký rây phân tử
Phân loại theo cách hình thành sắc đồ
Phương pháp tiền lưu Phương pháp thế đẩy Phương pháp rửa giải
Phân loại theo trạng thái tập hợp của pha động và pha tĩnh
Sắc ký khí Sắc ký lỏng
Ngoài ra còn có các phương pháp phân loại khác cũng được sử dụng phối hợp như: phân loại theo cơ chế tách, theo quá trình khai triển sắc đồ (sắc đồ - sự mô tả nồng độ, thời điểm hay vị trí phát hiện các cấu tử cần tách trong quá trình sắc ký), theo thiết bị hình thành sắc đồ .v.v… Sơ đồ dưới đây mô tả một cách cụ thể hơn sự phân loại và các loại hình sắc ký chủ yếu:
Các phương pháp phân loại nói trên thực ra chỉ có tính tương đối, tùy từng trường hợp ứng dụng cụ thể mà người ta sử dụng một hay phối hợp các cách phân loại này để giải thích cơ chế và điều khiển các quá trình tách sắc ký.
• Thuyết tốc độ trong lý thuyết sắc ký
Thuyết tốc độ được Lapidus và Amundson đưa ra năm 1952 và được Van Deemter và các cộng sự phát triển. Năm 1959 Giddings đã chú ý toàn diện tới quá trình trao đổi chất cũng như khía cạnh động học… và làm cho lý thuyết sắc ký được hoàn chỉnh hơn.
Theo thuyết này, sự giãn rộng vùng chất trên cột tách do ba nguyên nhân chính: khuếch tán xoáy, khuếch tán phân tử trong pha động, tốc độ trao đổi chất giữa hai pha.