3.1. Một số phương hướng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanhniên dân tộc Thái ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn niên dân tộc Thái ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
3.1.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên dântộc Thái về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh tộc Thái về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh
Tăng cường tuyên truyền và giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đến mọi đoàn viên thanh niên, định hướng tư tưởng lối sống để trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động.
Đất nước ta đang bước vào một giai đoạn mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện đầy đủ về chính trị - văn hóa-
xã hội để tiến lên chủ nghĩa xã hội, đây là quá trình lâu dài và đầy khó khăn. Trước tiên muốn xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa thì cần phải có những con người chủ nghĩa xã hội, nền tảng và chủ nhân của chính xã hội đó, một xã hội vì con người. Mặt khác muốn làm được điều đó thì trước hết ta phải có định hướng đúng đắn về công tác giáo dục con người, sự giáo dục này nên bắt đầu từ thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai.
Tuyên truyền giáo dục về chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng, văn hóa, lối sống, truyền thống văn hóa lịch sử cho thế hệ trẻ bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, nó là sự kết hợp giữa giáo dục trong gia đình- giáo dục nhà trường- giáo dục xã hội. Giáo dục có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động từ sách báo, phim ảnh, các hoạt động xã hội… Đối với hoạt động của thanh niên có rất nhiều chương trình hay và ý nghĩa: các hoạt động tình nguyện, chương trình hiến máu nhân đạo,… Các hoạt động trên tạo ra môi trường hoạt động lành mạnh cho đoàn viên thanh niên có điều kiện học hỏi, giao lưu nâng cao trình độ và khả năng hoạt động thực tiễn của bản thân.
Trong kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, thanh niên luôn chủ động nâng cao tri thức, mở rộng sản xuất, dám nghĩ dám làm, xây dựng các trang trại, mở rộng chăn nuôi, kinh doanh sản xuất. Hiện nay Đoàn thanh niên huyện Tương Dương đang chủ động phối hợp với các ban ngành đoàn thể, cùng các tổ chức đoàn cơ sở xây dựng các mô hình trang trại điển hình, tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham quan và học tập để nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn huyện. Đặc biệt đối với phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay, xóa nhà tranh tre dột nát, xây dựng đường bê tông, giữ gìn vệ sinh làng xóm, xây dựng làng xã văn hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đoàn viên thanh niên và các em thiếu niên tại khối trường học, phát huy tinh thần hiếu học của dân tộc, cần cù chịu khó vươn lên học hỏi và chiếm lĩnh tri thức.
Tiếp tục đổi mới các hình thức học tập lý luận chính trị, cách quán triệt triển khai các nghị quyết của Đảng, của Đoàn.
Giáo dục truyền thống, ý chí tự lực, tự cường và tự tôn dân tộc. Phát huy vai trò tích cực của đoàn viên thanh niên trong việc kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đi đầu trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại; đấu tranh chống các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan.
3.1.2. Tổ chức các hoạt động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhcho thanh niên dân tộc Thái cho thanh niên dân tộc Thái
Thông qua hoạt động văn hoá - văn nghệ để giáo dục đạo đức cho thanh niên có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu biết phát huy hình thức này để giáo dục đạo đức cho thanh niên dân tộc Thái sẽ có nhiều lợi thế, bởi vì văn hoá - văn nghệ là một hoạt động văn hoá nghệ thuật thu hút đông đảo nhiều người xem, là một món ăn tinh thần không thể thiếu được của mỗi người dân Việt Nam. Do đó, thông qua hình thức này sẽ có ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho các thanh niên.
Để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động văn hoá - văn nghệ có hiệu quả cao thì chúng ta phải chú ý để thực hiện tốt những vấn đề sau :
- Tổ chức Đoàn cần tổ chức chương trình văn nghệ vào những ngày lễ trọng đại trong năm như ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3), ngày giải phóng miền Nam Việt Nam(30/4), ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh(19/5), ngày Quốc khánh(2/9)... cho thanh niên các xã, các trường học tham gia biểu diễn và lựa chọn những tiết mục xuất sắc để khen thưởng. Chủ đề của đêm hội diễn văn nghệ, tổ chức Đoàn phải quán triệt trước cho thanh niên thực hiện chứ không nên để các đoàn viên tự chọn theo cảm hứng hoặc không theo một chuẩn mực nào. Chủ đề phải là những bài hát, bài thơ... ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi cuộc kháng chiến thần thánh trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân ta, ca ngợi công cuộc đổi mới của đất nước. Thông qua những bài hát, bài thơ đó làm rung động trái tim của các thanh niên, từ đó làm cho thanh niên yêu đời hơn, sống tốt hơn, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và Tổ quốc hơn.
- Tổ chức Đoàn có thể tổ chức thực hiện thông qua việc lồng ghép văn hoá - văn nghệ vào các buổi sinh hoạt Đoàn để giáo dục đạo đức cho thanh niên. Việc lồng ghép có thể là vài ba tiết mục văn nghệ của các thanh niên có năng khiếu về hát, đọc thơ mời lên biểu diễn. Làm được như vậy vừa có tác dụng thay đổi không khí, tránh bị gò bó, căng thẳng, giải toả được sự ức chế thần kinh trong quá trình sinh hoạt của thanh niên, vừa có tác dụng giáo dục đạo đức cho các thanh niên, qua đó tạo hưng phấn và tâm lý thoải mái để thanh niên rèn luyện bản thân tốt hơn.
- Cần phải quan tâm hơn nữa việc cung cấp các sách, báo, tạp chí cho thanh niên có kiến thức sâu rộng hơn về thời sự cũng như tình hình trong nước và quốc tế. Đồng thời, tạo điều kiện mua thêm các sách báo có tính giáo dục đạo đức, đặc biệt là những sách nói về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu đọc sách của thanh niên. Ngoài ra, vào những dịp đặc biệt trong năm, tổ chức Đoàn nên phát động rộng rãi các cuộc thi đọc sách về đạo đức, tìm hiểu sách tốt, hay, hấp dẫn trong thanh niên ở khối cơ quan, khối cơ sở, ở trường học và cho thanh niên viết bài thu hoạch, lựa chọn những bài đạt kết quả xuất sắc để khen thưởng cho các thanh niên. Qua đó, kích thích, cổ vũ được sự say mê, tìm tòi sách hay để đọc và vì vậy sẽ có tác dụng to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên.
Như vậy, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên dân tộc Thái thông qua hoạt động văn hoá - văn nghệ có ý nghĩa rất to lớn, nó nhằm góp phần xây dựng thế hệ trẻ về đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách tốt đẹp, biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, biết tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại, bảo vệ, phát huy di sản văn hoá của địa phương và xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh ở cơ sở. Đồng thời, bảo vệ và phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng trong thanh niên, đẩy lùi và ngăn chặn các
văn hoá phẩm đồi truỵ, bạo lực, góp phần giữ gìn ổn định chính trị, làm lành mạnh xã hội.
3.1.3. Xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh cho thanh niên dân tộc Thái Minh cho thanh niên dân tộc Thái
Để công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên đạt hiệu quả cao thì việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng và cần thiết. Dựa trên cơ sở các chuẩn mực đạo đức được xây dựng để thanh niên phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống, qua đó nhằm giáo dục thanh niên thành con người có ích cho xã hội.
Việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức cho thanh niên phải dựa trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính của ngành Giáo dục và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Nội dung tiêu chuẩn đạo đức phải được đưa ra thảo luận dân chủ, công khai, thẳng thắn trong sinh hoạt đoàn viên, sau đó thống nhất thành các chuẩn mực đạo đức để các thanh niên thực hiện. Bởi vì, Hồ Chí Minh đã dạy: Trong đoàn thể cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, các đoàn viên cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt thì hỏi, bàn cho thông suốt... Hơn nữa, một vấn đề cần phải chú ý trong quá trình xây dựng chuẩn mực đạo đức để đoàn viên tuân theo một cách dễ dàng, đó là yêu cầu nội dung phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện và sát thực với tình hình, hoàn cảnh của từng địa phương.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều tác phẩm, bài viết, bài nói về đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. Mỗi loại đối tượng, Bác đều đề cập đến những chuẩn mực đạo đức rất dễ hiểu, dễ nhớ, ngắn gọn, súc tích và dễ thực hiện. Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, đặc thù ngành nghề, Người cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức thành những phẩm chất cụ thể để mọi người thực hiện. Đối với thanh niên, “Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững
chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân” [22; 106], ngoài ra còn “Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, người tiên tiến phải giúp đỡ người kém, người kém phải cố gắng để tiến lên... Phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như tự tư tự lợi, tự kiêu tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường...” [22; 106]…
Qua trích dẫn một số trường hợp trên trong rất nhiều lần Bác nói về chuẩn mực đạo đức cách mạng của từng ngành, từng lớp người, chúng ta thấy Người yêu cầu rất ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ và quen thuộc với người Việt Nam. Do đó, khi xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để thanh niên có nội dung phấn đấu thì chúng ta phải chú ý đến điều này của Bác.
Theo Thạc sỹ Thái Bình Dương - Giảng viên bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Vinh - thì “Hồ Chí Minh nêu lên những chuẩn mực đạo đức chung có ý nghĩa phổ biến đối với mọi tầng lớp là trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Ngoài những chuẩn mực chung đối với mọi người, tuỳ theo từng đối tượng, từng thời điểm, nhất là theo yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng, Hồ Chí Minh đã cụ thể hoá nội dung đạo đức cách mạng cho phù hợp” [15; 11]. Do vậy, theo tác giả việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với học sinh thì cần phải tập trung chú ý vào những điểm chính, đó là: phải biết yêu nước, thương nòi; có chí tự lập, tự cường, năng động, sáng tạo; thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương và nội quy, quy chế trường học; khiêm tốn, liêm khiết, trung thực, giản dị, giữ vững được
bản sắc văn hoá dân tộc; có nhận thức đúng đắn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam...
Sau khi xây dựng và thống nhất “khung chuẩn” về chuẩn mực đạo đức để thanh niên rèn luyện, phấn đấu thì phải có biện pháp theo dõi, giám sát để đánh giá, xếp loại đúng, chính xác, khách quan đạo đức của các đoàn viên. Có như vậy mới động viên, khuyến khích được sự nỗ lực phấn đấu, rèn luyện của thanh niên trong quá trình rèn luyện ở xã hội cũng như mọi sinh hoạt tại gia đình và cộng đồng nơi cư trú. Trên cơ sở các tiêu chí đã đặt ra, trong các buổi sinh hoạt Đoàn phải tổ chức kiểm điểm những việc đã làm được và biện pháp để thực hiện những việc chưa làm được trong thời gian tới.
Như vậy, việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng. Nó nhằm làm cho thanh niên thấy rõ được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong quá trình rèn luyện, tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật... để từ đó các đoàn viên coi chuẩn mực là hướng phấn đấu, là quy tắc ứng xử trong học tập và cuộc sống hàng ngày.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ ChíMinh cho thanh niên dân tộc Thái ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An Minh cho thanh niên dân tộc Thái ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
3.2.1. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động giáo dụccác giá trị truyền thống, văn hoá văn nghệ và giáo dục lối sống trong sạch, các giá trị truyền thống, văn hoá văn nghệ và giáo dục lối sống trong sạch, lành mạnh cho thanh niên dân tộc Thái
Trước hết cần tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng rèn luyện đạo đức xây dựng nếp sống văn hoá nâng cao đời sống tinh thần cho thanh niên.
- Phối hợp với trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn – Hội - Đội cơ sở. Đẩy mạnh công tác giáo dục LLCT, tình hình nhiệm vụ của huyện, của địa phương, truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Triển khai chương trình tuyên truyền phổ biến pháp luật cho thanh niên. - Phát động và tổ chức tốt các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao tạo không khí sinh hoạt tinh thần vui tươi lành mạnh trong thanh niên. Đẩy mạnh phong trào tuổi trẻ sống đẹp, ngăn chặn đẩy lùi mê tín, lôi kéo thanh niên vào các đạo giáo, các loại sách báo, băng đĩa, phim ảnh và các hình thức thông tin có nội dung độc hại, phản động đồi trụy, kích động bạo lực ảnh hưởng xấu đến thanh niên.
- Tập trung phát triển trung tâm học tập cộng đồng, các thiết chế văn hóa, đầu tư điểm vui chơi giải trí, sân bãi thể dục thể thao trước mắt phát huy và đưa vào sử dụng các hạng mục vui chơi thể thao ở Trung tâm văn hoá huyện.
- Bảo vệ thanh niên trước những tác động của âm mưu diễn biến hòa bình, các hành vi tuyên truyền lừa bịp lôi kéo thanh niên, phạm pháp.
Theo TS. Đinh Thế Định- Trưởng khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Vinh - thì giáo dục truyền thống là “Giáo dục cái vốn văn hoá dân tộc, cái bản sắc dân tộc trong nhân cách xã hội, qua những biểu hiện sáng tạo của mọi người trong lao động, trong chiến đấu cũng như cuộc sống bình thường. Giáo dục truyền thống là biến những giá trị truyền thống thành những phẩm chất của con người mới trong sự nghiệp xây dựng, sáng tạo xã hội mới” [16; 14]. Do đó,