Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp chiết pha rắn để tách và làm giầu kim loại nặng trong một số đối tượng môi trường (Trang 31 - 32)

Luận văn nghiên cứu giải quyết khó khăn trong việc xác định lƣợng vết

cadimi và chì trong các mẫu thực phẩm bằng thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử hiện nay. Đó là ảnh hƣởng của các ion gây nhiễu thƣờng có trong thành phần của dung dịch và hạn chế của giới hạn đo các thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử thƣờng đƣợc sử dụng ở nƣớc ta. Lƣợng cadimi và chì thƣờng là rất nhỏ trong các mẫu nƣớc ngọt đóng chai. Do vậy luận văn tập chung nghiên cứu việc sử dụng phƣơng pháp chiết pha rắn để tách và làm giàu lƣợng vết cadimi và chì trong các mẫu thực phẩm, sử dụng thiết bị đo quang phổ hấp thụ ngọn lửa (FAAS) xác định hàm lƣợng tổng cadimi và chì trong mẫu nƣớc ngọt đóng chai . Để thực hiện mục tiêu, quá trình nghiên cứu đƣợc tiến hành nhƣ sau :

Bƣớc 1: Nghiên cứu, tìm ra các điều kiện tối ƣu để tách và làm giàu cadimi và chì bằng việc sử dụng phƣơng pháp chiết pha rắn.

 Khảo sát sử dụng vật liệu cột nhồi Muromac A1 làm vật liệu cột nhồi SPE để tách, làm giàu Cd(II) và Pb(II) trong mẫu : Nhựa Muromac A1 là loại khá thông dụng hiện nay, với nhóm chức iminodiacetic axit (IDA) tồn tại ở nhiều dạng khác nhau tùy theo pH của môi trƣờng. Nhựa Muromac A1 đã đƣợc áp dụng để tách khoảng 15 nguyên tố kim loại nhƣ : V, Ba, Be, Fe, Cu, Pb, Zn, Co, Ni, Cd, Mn trong các loại nƣớc biển và các loại nƣớc tự nhiên. Vấn đề đặt ra là nghiên cứu sử dụng Muromac A1 để tách và làm giàu Cd(II) Và Pb(II) trong mẫu với các điều kiện nhƣ nhiệt độ, pH, dung môi giải hấp, tốc độ dòng pha động để thu đƣợc kết quả tối ƣu.

 Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ pH, tốc độ dòng, dung môi dùng làm pha động, quá trình rửa giải, ảnh hƣởng của các ion gây nhiễu.... để tối ƣu hóa quá trình chiết pha rắn. Từ đó xây dựng hoàn chỉnh quy trình cho quá trình tách, làm giàu Cd(II) và Pb(II) với cột chiết Muromac A1.Tính toán các kết quả thu đƣợc của phƣơng pháp : độ làm giàu, khả năng chọn lọc, giới hạn nồng độ Cd(II) mà phƣơng pháp có thể áp dụng.

Bƣớc 2 : Sử dụng thiết bị đo quang phổ hấp thụ nguyên tử để xác định lƣợng

cadimi và chì trong mẫu. Các mẫu sau khi đã đƣợc xử lý theo quy trình đã xây dựng, đƣợc đo trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử FAAS.

Bƣớc 3 : Khảo sát, xác định cadimi và chì trong các mẫu nƣớc ngọt đóng chai

cocacola, nƣớc C2, nƣớc sting, nƣớc Vfres.

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp chiết pha rắn để tách và làm giầu kim loại nặng trong một số đối tượng môi trường (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)