Doanh số thu nợ:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long, chi nhánh cần thơ (Trang 25 - 33)

Bảng 5 : Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của MHB Cần Thơ qua 3 năm 2009 – 2011 (Đvt: Triệu đồng) Khoản mục Năm So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền Kinh tế có vốn nhà nước 13.157 1,14 10.682 1,08 12.025 1,12 (2.475) (18,81) 1.343 Kinh tế tư nhân 251.454 21,85 241.654 24,38 286.631 26,58 (9.800) (3,90) 44.977 Kinh tế cá thể 885.981 77,00 738.828 74,54 779.751 72,31 (147.153) (16,61) 40.923

Tổng 1.150.592 100 991.164 100 1.078.407 100 (159.428) (13,86) 87.243

( Nguồn: Phòng Kinh Doanh – MHB Cần Thơ )

Hình 5: Biểu đồ doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của MHB Cần Thơ qua 3 năm 2009 – 2011

Đối với thành phần kinh tế có vốn nhà nước: Trong bảng số liệu về doanh số thu nợ ta thấy doanh số thu nợ đối với thành phần này cũng tăng giảm không ổn định theo doanh số cho vay cụ thể năm 2010 đạt 10.682 triệu đồng giảm 18,81% so với năm 2009 và năm 2011 đạt 12.025 tăng 12,57% so với năm 2010. Qua đó ta thấy được công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng được thực hiện khá tốt luôn bám sát với doanh số cho vay và không để thất thoát nguồn vốn của Ngân hàng.

Đối với thành phần kinh tế tư nhân: Doanh số thu nợ năm 2010 cũng giảm giống như doanh số cho vay nếu như năm 2009 ngân hàng thu nợ ngắn hạn được 251.414 triệu đồng đối với thành phần kinh tế này thì năm 2010, con số này còn 241.654 triệu đồng ( tức giảm 3,90% ), nguyên nhân là do doanh nghiệp tư nhân cố tình chậm trễ trong công việc trả nợ, nên vấn đề thu nợ cũng gặp một số khó khăn. Đến năm 2011 doanh số thu nợ lại tăng 18,61% đạt 286.631 triệu đồng. Nguyên nhân là do tác động của gói kích cầu kinh tế, các doanh nghiệp đã vay vốn được dễ dàng hơn, cùng với việc làm ăn có phần tốt hơn năm trước dẫn đến số lượng nợ thu về cũng tăng.

Đối với thành phần kinh tế cá thể: Cùng với sự dẫn đầu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ của kinh tế cá thể vẫn chiếm ưu thế nhiều so với các thành phần kinh tế còn lại, với doanh số thu nợ qua các năm là 885,981 triệu đồng năm 2009, 738.828 triệu đồng năm 2010 và 779.751 triệu đồng năm 2011. Mặc dù luôn chiếm tỷ trọng cao ( lớn hơn 70% ) nhưng doanh số thu nợ của thành phần này lại giảm đi qua các năm. Nguyên nhân là do các hộ kinh doanh cá thể đang dần dần chuyển sang kinh doanh lâu dài nên khoản cho vay về ngắn hạn giảm kéo theo doanh số thu nợ cũng giảm theo.

2.4.1.3. Dư nợ

Nhìn chung qua 3 năm 2009 – 2011 tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế có biến động qua từng năm, cụ thể như sau:

Bảng 6: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của MHB Cần Thơ qua 3 năm 2009 – 2011 ( Đvt: Triệu đồng ) Khoản mục Năm So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

Kinh tế có vốn nhà nước 4.594 1,03 5.498 0,95 6.940 1,20 904 19,68 1.442 26,23 Kinh tế tư nhân 140.044 31,41 171.608 29,61 197.437 34,22 31.564 22,54 25.829 15,05 Kinh tế cá thể 301.19 5 67,56 402.54 7 69,45 372.53 9 64,57 101.352 33,6 5 (30.008 ) (7,45 ) Tổng 445.83 3 100 579.65 3 100 576.91 6 100 133.820 30,0 2 (2.737) (0,47 )

( Nguồn: Phòng Kinh Doanh – MHB Cần Thơ )

Hình 6: Biểu đồ tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của MHB Cần Thơ qua 3 năm 2009 – 2011

Đối với thành phần kinh tế có vốn nhà nước: Qua 3 năm 2009 – 2011, dư nợ ngắn hạn của thành phần này đều tăng. Cụ thể là 19,68% năm 2010 và 26,23% năm 2011 so với năm trước. Nguyên nhân chính là do doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này vẫn còn thấp công tác thu nợ chưa thực hiện tốt dẫn đến dư nợ tăng lên theo từng năm

Đối với thành phần kinh tế tư nhân: Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ đối với thành phần kinh tế này đều tăng qua các năm cụ thể năm 2010 tăng 31.564 triệu đồng so với năm 2009 và năm 2011 tăng 25.829 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh số cho vay và thu nợ ngắn hạn của thành phần này tăng giảm không tỉ lệ thuận với nhau làm cho doanh số cho vay nhiều hơn doanh số thu nợ dẫn đế việc tăng dư nợ qua các năm của thành phần kinh tế này.

Đối với thành phần kinh tế cá thể: Nhìn chung tình hình dư nợ đối với loại hình kinh tế cá thể tăng giảm qua các năm, năm 2010 tăng 33,65% cụ thể là 101.352 triệu đồng so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 thì giảm 7,45% cụ thể là giảm 30.008 triệu đồng so với 2010. Nguyên nhân khiến dư nợ ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này tăng giảm là vì đây là thành phần có doanh số cho vay cao nhất luôn lớn hơn 70% vì vậy cũng chịu sự tác động khá lớn của thị trường, thị trường tốt sẽ tăng, thị trường xấu sẽ giảm.

Tuy vậy, dư nợ cao hay thấp còn tùy thuộc vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ, chính sách ưu dãi của Ngân hàng hoạch định ra trong từng thời kỳ nên chưa thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng.

2.4.1.4. Nợ quá hạn

Tuy nợ quá hạn là vấn đề không Ngân hàng nào muốn, nhưng hầu như không một NHTM nào không có xảy ra vấn đề tồn đọng nợ quá hạn cho dù công tác cho vay, thẩm định có tốt và kỹ càng. Qua 3 năm 2009 – 2011 tình hình nợ quá hạn của MHB Cần Thơ tập trung vào 2 thành phần: kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể

Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng MHB qua 3 năm 2009 – 2011 (Đvt: Triệu đồng) Khoản mục Năm So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Kinh tế có vốn nhà nước 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Kinh tế tư nhân 2.212 29,94 1.946 28,43 2.186 20,17 (266)

(12,0 3) 240 12,33 Kinh tế cá thể 5.175 70,06 4.898 71,57 8.652 79,83 (277) (5,35 ) 3.754 76,64 Tổng 7.387 100 6.844 100 10.838 100 (543) (7,35) 3.994 58,36

( Nguồn: Phòng Kinh Doanh – MHB Cần Thơ )

Hình 7: Biểu đồ thể hiện tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng MHB qua 3 năm 2009 – 2011

Đối với thành phần kinh tế tư nhân: Tình hình nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế này có dấu hiệu tăng, giảm không đều quá các năm. Năm 2009 trong số 7.387 triệu đồng nợ quá hạn ngắn hạn thì có 2.212 triệu đồng của thành phần kinh tế tư nhân, chiếm 29,94% tỷ trọng. Đến năm 2010 mặc dù nền kinh tế khó khăn nhưng do Ngân hàng đã có những biện pháp giảm thiểu rủi ro trong tín dụng nên nợ quá hạn của loại hình này giảm 12,03%. Sang năm 2011 tình hình nợ quá hạn có tăng lên, là do cùng với sự gia tăng về doanh số cho vay nên vấn đề nợ quá hạn đối với loại hình kinh tế này là điều khó tránh khỏi tuy nhiên vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng.

Đối với thành phần kinh tế cá thể: Đây là nguồn cho vay ngắn hạn chủ yếu của MHB Cần Thơ qua 3 năm cho nên tỷ trọng nợ quá hạn của thành phần kinh tế cá thể vì thế cũng chiếm phần lớn trên 70%. Nếu như nợ quá hạn của thành phần kinh tế tư nhân có tăng, giảm qua 3 năm thì nợ quá hạn của thành phần kinh tế cá thể cũng tương tự, năm 2010 nợ quá hạn giảm 277 triệu đồng tức 5,35% so với năm 2009 tuy nhiên bước sang năm 2011 con số này tăng lên 3.754 triệu đồng tức 76,64% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng giảm này là do biến động của thị trường, một lý do khách quan khiến nợ quá hạn năm 2011 tăng là do công tác thu hồi nợ còn chậm, khâu phân tích, thẩm định khách hàng còn gặp một số khó khăn, dẫn đến đánh giá sai về mức độ rủi ro trong các món vay của khách hàng, một số khách hàng cố tình chậm trễ trong việc trả nợ nhằm chiếm dụng vốn của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long, chi nhánh cần thơ (Trang 25 - 33)

w