Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long, chi nhánh cần thơ (Trang 33 - 37)

Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ

2.4.2.1. Doanh số cho vay

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cho vay theo ngành mà Hội sở đề ra, MHB Cần Thơ đã không ngừng mở rộng và đa dạng hóa đối tượng cho vay đối với nhiều ngành trong khu vực thành phố Cần Thơ

Bảng 8: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của MHB Cần Thơ qua 3 năm 2009 – 2011 ( Đvt: Triệu đồng ) Khoản mục Năm So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Xây Dựng 15.730 1,31 12.534 1,11 14.648 1,36 (3.196) (20,3 2) 2.114 16,8 7 TM - DV 974.036 80,88 869.372 77,28 799.459 74,32 (104.664 ) (10,7 5) (69.91 3) (8,0 4) Ngành khác 214.513 17,81 243.078 21,61 261.563 24,32 28.565 13,32 18.485 7,60 Tổng 1.204.279 100 1.124.984 100 1.075.670 100 (79.295) (6,58) (49.314) (4,38)

( Nguồn: Phòng Kinh Doanh - MHB Cần Thơ )

Đối với ngành xây dựng: Tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong lĩnh vực xây dựng rất nhỏ và giảm qua các năm, năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành xây dựng là 15.730 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,31% sang năm 2010 con số này đã giảm đi 20,32% còn 12.534 triệu đồng đến năm 2011 doanh số cho vay tăng nhẹ nhưng vẫn không bằng năm 2009 cụ thể năm 2011 đạt 14.648 triệu đồng tăng 16,87% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của lĩnh vực xây dựng bị giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cho vay ngắn hạn là do công trình xây dựng, nhu cầu về vốn trong lĩnh vực này chủ yếu là trong trung và dài hạn.

Đối với ngành thương mại dịch vụ: Đây là lĩnh vực mà luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các lĩnh vực cho vay ngắn hạn qua 3 năm. Do đặc tính của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động, thời gian ngắn nên đối tượng vay chủ yếu là TM – DV, khách hàng vay chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một phần là do đặc tính của ngành TM – DV phụ thuộc nhiều vào tính thời vụ nên nhu cầu về vốn ngắn hạn tạm thới thiếu hụt là tương đối lớn. Doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành này qua 3 năm có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010 là năm mà đa số các doanh nghiệp đều làm ăn không có hiệu quả nhiều, vì thế mà doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010 giảm 104.664 triệu đồng so với năm 2009 giảm 10,75% do chi tiêu của người dân không còn rộng rãi như trước nữa, cầu về hàng hóa không nhiều, nên các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực TM –DV cũng không có nhu cầu sản xuất kinh doanh nhiều dẫn đến nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt cao, một lý do nữa là do thời gian này hàng loạt các NHTM khác thi nhau cạnh tranh về lãi suất cho vay nên MHB Cần Thơ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn để dành thị phần trong lĩnh vực TM – DV. Đến năm 2011 con số này tiếp tục giảm xuống còn 799.459 triệu đồng giảm 8,04% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các doanh nghiệp đang chuyển dần đầu tư sang các ngành kinh tế khác.

Ngành khác: Ngoài hai lĩnh vực trên Ngân hàng còn cho vay một số lĩnh vực khác như: khai thác, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, lĩnh vực văn hóa, tiêu dùng hộ gia đình… Doanh số cho vay ngắn hạn đối với nhóm nghành này có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010 đạt 243.078 triệu đồng tăng 13,32% so với năm 2009 đến năm 2011 đạt 261,563 triệu đồng tăng 7,60% so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này là do các nhóm ngành này đang dần phát triển tạo ra nguồn đầu tư lớn của các doanh nghiệp vào lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long, chi nhánh cần thơ (Trang 33 - 37)

w