0
Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945-2000) TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ (Trang 28 -30 )

Hoạt động 1:Tìm hiểu nhưng xu thế chính của thế giới sau chiến tranh lạnh.

Giáo viên sơ lược về sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Đông Âu và Liên Xô, ảnh hưởng của Mĩ bị thu hẹp dần.

Hoạt động nhóm: GV chia lớp làm hai nhóm

Giáo viên cung cấp tư liệu và hình ảnh cho các nhóm học sinh. Tư liệu nhóm 1.

Từ sau năm 1991, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp, phát triển theo các xu thế chính sau đây:

Một là, trật tự thế giới “hai cực” đã sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Trung Quốc.

Hai là, sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia,

Ba là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mỹ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mỹ làm bá chủ thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mỹ không dễ gì có thể thực hiện được tham vọng đó.

Bốn là, sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở bán đảo Bancăng, ở một số nước Châu Phi và Trung Á.

Tư liệu và hình ảnh nhóm 2. Tư liệu:

Bước sang thế kỷ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hy vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người. Nhưng cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mỹ ngày 11 – 9 – 2001 đã làm cả thế giới kinh hoàng.

Sự kiện ngày 11 – 9 đã đặt các quốc gia – dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường. Nó đã gây ra những tác động to lớn, phức tạp đối với tình hình chính trị thế giới và cả nước trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, các quốc gia – dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.

Hình ảnh sự kiện 11/9/2001.

Khủng bố ngày 11/9/2001 ở nước Mỹ Học sinh đọc tư liệu, xem hình trả lời các câu hỏi sau:

Nhóm 1: Tìm hiểu về các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Theo em,

Đảng và Nhà nước ta sẽ tận dụng các xu thế đó trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ như thế nào?

Nhóm 2: Tìm hiểu về sự kiện ngày 11/9/2011, nhận xét. Nêu quan điểm của

HS trong cuộc chiến chống khủng bố ngày nay

HS các nhóm thảo luận, trao đổi, cử đại diện trình bày, nhóm khác có thể bổ sung.

GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt ý:

Các xu thế chính của thế giới ngày nay

- Trật tự thế giới “hai cực” tan rã. Trật tự thế giới đang hình thành theo xu hướng “đa cực” với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc...

- Các quốc gia hầu như đều điều chỉnh chiến lượt phát triển, tập trung phát triển kinh tế.

- Mĩ đang ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới nhưng Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.

- Sau Chiến tranh lạnh, tuy hòa bình thế giới được củng cố, thiết lập nhưng nội chiến, xung đột vẫn diễn ra, tại nhiều khu vực như bán đảo Bancăng, châu Phi, Trung Á.

Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mĩ đã gây ra những khó khăn, thách thức mới đối với hòa bình, an ninh của các dân tộc.

Xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là hòa bình, hợp tác để cùng nhau phát triển.

c) Sơ kết bài học:

GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau:

- Trình bày những quyết định quan trọng của hội nghị Ianta. - Vì sao chiến tranh lạnh bùng nổ?

- Trình bày những sự kiện thể hiện xu thế hòa hoãn Đông –Tây? Nguyên nhân chấm dứt chiến tranh lạnh?

- Nêu những xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Những xu thế đó đã tạo ra cơ hội và thách thức như thế nào đối với nước ta.

d) Dặn dò, hướng dẫn HS học ở nhà.

- Học bài cũ.

- Sưu tầm tranh ảnh và đọc thêm những tư liệu có liên quan đến Hội nghị Ianta, chiến tranh lạnh và xu thế phát triển của thế giới ngày nay.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945-2000) TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ (Trang 28 -30 )

×