0
Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

ứng dụng bảo quản thực phẩm và thay thế túi nilông

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TẠO MÀNG BC TỪ CHỦNG GLUCONACETOBACTER ỨNG DỤNG LÀM BAO BÌ BẢO QUẢN THỰC PHẨM VÀ THAY THẾ TÚI NILÔNG (Trang 27 -32 )

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3. ứng dụng bảo quản thực phẩm và thay thế túi nilông

Tiến hành bảo quản một số loại quả bằng màng BC đã qua xử lý.

Mô hình nghiên cứu: chọn các loại quả chín hay được bảo quản: nho, cà

chua, cam, cà rốt, roi, dưa chuột,... chưa được bảo quản bằng chất bảo quản thực phẩm sau đó thực hiện bảo quản bằng màng BC đã xử lý với các loại quả này. Đồng thời cũng không bảo quản các quả này và bảo quản bằng túi nilông thông thường. Tất cả để ở môi trường bình thường và quan sát. Tiến hành thí nghiệm với mỗi lại quả ít nhất 3 lần.

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy:

Các loại quả thông thường khi để ngoài môi trường rất dễ bị hỏng do bị các loại vi khuẩn xâm nhập và do mất nước nên thời gian bảo quản rất ngắn chỉ từ 5 -10 ngày là đã bị hỏng hoàn toàn tùy thuộc từng loại quả.

Các loại quả được bảo quản bằng túi nilông có thời gian bảo quản lâu hơn do có sự ngăn cản vi khuẩn của túi nilông nhưng cũng chỉ bảo quản được trong thời gian ngắn chỉ từ 5 - 18 ngày tùy thuộc từng loại quả khác nhau. Thời gian bảo quản bằng túi nilông thông thường so với không bảo quản dài hơn từ 1 - 8 ngày.

Bảng 3.3. So sánh bảo quản một số loại quả bằng màng BC, túi nỉlông và không bảo quản

STT Loại quả Lô đôi chứng (ngày)

Lô bảo quản túi nilông thông thường (ngày)

Lô bảo quản băng màng BC (ngày) 1 Cà chua 10 + 1 14 + 1 23 + 1 2 Nho 4 + 1 6 + 1 8 + 1 3 Roi 4 + 1 10+1 10 + 1 4 Dưa chuột 5 + 1 5 + 1 7 + 1 5 Càrôt 5 + 1 5 + 1 5 + 1 6 Cam xanh 7 + 1 10+1 14 + 1 7 Cam dây 10 + 1 18 + 1 20 ±1 8 Xoài 4 + 1 4 + 1 7 + 1

Đặc biệt bảo quản các loại quả bằng màng BC có thể kéo dài thời gian bảo quản mà vẫn giữ được đặc tính ban đầu, không hỏng, giúp rau quả có thể sống được lâu, ít bị biến đổi về độ cứng, hương vị của quả. Các loại quả có thể bảo quản từ 5 - 23 ngày tùy thuộc vào từng loại quả. Thời gian bảo quản bằng màng BC so với các phương pháp bảo quản bằng túi nilông và không bảo quản là dài hơn rất nhiều, có thể tăng gấp đôi thời gian bảo quản. Có kết quả như vậy là do màng BC là màng dẻo, có khả năng bám dính, cấu trúc độ thấm khí nhất định (155 -250 ml/phút) và độ thấm hút nước giúp điều chỉnhmôi trường bảo quản luôn ổn định, kiềm chế quá trình hô hấp của rau quả, có khả năng ngăn cản vi khuẩn, nên có thể kéo dài thời gian bảo quản đến nhiều ngày mà quả vẫn giữ được màu sắc, chất lượng tốt.

Dựa vào kết quả nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy rằng màng BC sau xử lý có tác dụng bảo quản các loại quả rất tốt. Vì vậy màng BC có thể dùng thay thế túi nilông thông thường trong bảo quản thực phẩm.

Hình 3.4. Cà chua bọc bằng màng BC Hình 3.5. Cà chua hỏng sau 7 ngày

Lã cầua báo (Ịưaá

Roi bọc túi nilông và màng BC sau 12 ngày

Hình 3.12. Cam hỏng sau 10 ngày Hình 3.14. Cà rốt hỏng sau 5 ngày Nhận xét

3: Màng BC có thể ứng dụng làm màng bảo quản thực phẩm. Hình 3.10. Bảo quản dưa chuột Hình 3.11. Dưa chuột hỏng sau 5 ngày

1.1. Để thu được màng từ chủng Gluconacetobacter BHN2 đủ các tiêu chuẩn màng trong, mỏng, dai, kết tinh tốt, đồng nhất thì tỉ lệ diện tích bề mặt lên men trên thể tích dung dịch lên men (S/V) bằng 0,7 là thích hợp nhất.

1.2. Cà chua bọc bằng màng BC có thể để được ba tuần mà vẫn giữ được độ tươi trong khi bảo quản bằng túi nilông hoặc không bảo quản sẽ bị thối, hỏng sau 5 - 1 0 ngày.

1.3. Các loại quả bảo quản bằng màng BC sau xử lý có thể bảo quản được trong nhiều ngày (gấp hai lần so với không bảo quản) mà vẫn giữ được độ cứng, màu sắc tươi, hương vị của quả. Vậy màng BC có thể ứng dụng làm màng bảo quản thực phẩm.

2. Kiến nghị

Do giới hạn về thời gian và điều kiện thí nghiệm nên đề tài còn nhiều hạn chế. Nếu được tiếp tục nghiên cứu với điều kiện tốt hơn, tôi xin đề nghị một số ý kiến sau:

2.1. Tiến hành các thí nghiệm trên ở quy mô lớn hơn, lặp lại thí nghiệm nhiều lần hơn để kiểm chứng các kết quả thu được.

2.2. Tiến hành các nghiên cứu để tìm kiếm các nguồn nguyên liệu rẻ tiền khác phục vụ cho việc sản xuất màng BC trên quy mô công nghiệp (nước mía, nước chiết bã men bia, rỉ đường...)

2.3. Tiến hành các nghiên cứu để sản xuất màng BC trên quy mô công nghiệp để có thể sản xuất túi nilông tự hủy bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TẠO MÀNG BC TỪ CHỦNG GLUCONACETOBACTER ỨNG DỤNG LÀM BAO BÌ BẢO QUẢN THỰC PHẨM VÀ THAY THẾ TÚI NILÔNG (Trang 27 -32 )

×