Đặc điểm thạch học

Một phần của tài liệu Đặc điểm chuyên hóa địa hóa Urani của một số phức hệ Magma trũng Tú Lệ (Trang 44 - 49)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ HỆ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm thạch học

3.1.1. T hp các đá phun trào Tú L - Ngòi Thia

Các đá thuộc các phức hệ Tú Lệ và Ngòi Thia có thành phần chính là ryolit, ryolit porphyr , trachyt porphyr, trachyt dạng felsit, trachyryolit porphyr, ryotrachyt porphyr

Đối với đá núi lửa axit phức hệ Tú Lệ chủ yếu bao gồm trachydacit, trachyrhyolite và rhyolite với kiến trúc porphyr. Ngoài ra còn gặp fenzit, comendit và pantelerit. Các ban tinh trong các đá kiểu này thường là thạch anh, feldspar kali,

đôi khi - plagioclas. Trong thành phần các đá núi lửa phức hệ Ngòi Thia, chủ yếu phát triển rhyolite với các tinh thể ban tinh thạch anh và feldspar kali. Nền đá thường có kiến trúc microfenzit hoặc có độ kết tinh tốt hơn một chút và trong trường hợp này, cùng với tập hợp hạt thạch anh-feldspar còn thấy phát triển rộng rãi biotit. Các đá á núi lửa chỉ khác đá núi lửa là có độ kết tinh tốt hơn; chúng đều đặc trưng cấu tạo dòng chảy rõ rệt và khác biệt với các biến loại bị biến dạng mạnh là trong số các tinh thể thuộc phần nền của đá có các tinh thể feldspar hoặc amphibol tự hình và có chiều dài định hướng theo dòng chảy của dung nham (ảnh 3.1-4)

Ryolit porphyr là loại đá phổ biến nhất trong trũng Tú Lệ, ảnh lát mỏng cho thấy đá tương đối tươi đến rất tươi, đá có màu xám trắng, phớt hồng, ban tinh có thể

nhận thấy bằng mắt thường. Thành phần ban tinh chủ yếu là (K)-feldspar và thạch anh chiếm đến 30% tổng thể tích đá. Ban tinh feldspar dao động từ 5 đến 25 %, tự

hình, kích thước đến 0,5 x 1 mm. Lượng thạch anh dao động từ vài hạt cho đến 15% (mẫu 120405-3), tinh thể bán tự hình xuất hiện dạng mảnh vỡ, méo mó, kích thước

đến 1 x 1 mm. Nền có kiến trúc dòng chảy, thành phần bao gồm các vi tinh thể

Ảnh 3.1. (+) Rhyolite không bị biến dạng phức hệ Ngòi Thia.

Ảnh 3.2 (+) Rhyolite phức hệ Tú Lệ hơi nén ép định hướng.

Ảnh 3.3. (+) Trachyrhyolite phức hệ Ngòi Thia phát triển khoáng vật màu amphibol hạt nhỏ phần nền.

Ảnh 3.4 (+) Rhyolite phức hệ Tú Lệ đá bị

nén ép định hướng biến đổi sericit hóa mạnh ở phần nền.

Ảnh 3.5. Ryolit phorphyr. Ban tinh K- feldspar dạng tấm kéo dài, trong nền gồm tập hợp khoáng vật thạch anh, K-feldspar, biotit, sericit. Khoáng vật đi kèm: sphen, khoáng vật thứ sinh: carbonat. Nền có kiến trúc dạng dòng chảy. Nicol (+), 80x

Ảnh 3.6. Ryolit phorphyr. Ban tinh thạch anh dạng tự hình và dạng mảnh vỡ, ít hạt K- feldspar. Nền gồm tập hợp khoáng vật thạch anh, K-feldspar, sericit, Nền có kiến trúc dạng dòng chảy. Nhìn chung đá có dạng ruf hoặc tuf lava. Nicol (+), 80x

Trachyt porphyr là loại đá có khối lượng ít hơn ở phần tây nam trũng Tú Lệ ở phần đông bắc chúng xen kẽ với rhyolite, màu xám trắng phớt hồng nghèo ban tinh hơn so với ryolit porphyr, chủ yếu là (K-) feldspar dao động từ 5 cho đến 15%. Feldspar có kích thước đến 1 x 1,8 mm. Nền chủ yếu có kiến trúc dòng chảy, bao gồm tổ hợp các vi tinh như K-feldspar, mica (biotit?), và ít thạch anh. Một số

khoáng vật thứ sinh như thuộc nhóm carbonat được quan sát trong phần nền. (ảnh 3.7-8)

Ảnh 3.7. Trachyt phorphyr, ban tinh K- feldspar, nền vi tinh có kiến trúc dạng dòng chảy. Nicol (+), 80x

Ảnh 3.8. Trachyt phorphyr, ban tinh K- feldspar, nền vi tinh có kiến trúc dạng dòng chảy. Nicol (+), 80x

3.1.2. Phức hệ Phu Sa Phìn

Phức hệ này được cấu thành bởi syenit porphyr, granit felspat kiềm, granit granophyr, syenit kiềm, graosyenit kiềm, granosyenit porphyr, granit kiềm đặc trưng cho thể xâm nhập á núi lửa. (Ảnh 3. 9) [18]

Ảnh 3. 9. Đá granosienit porphyr bị cà nát. Nicol (bt - biotit, sc - sericit, q - thạch anh, fe – felspat),80x

- Syenit porphyr: Trên nền cơ sở nổi rõ ban tinh felspat kali - natri có kích thước khá lớn (1 - 1,5 cm) màu trắng hoặc xám phớt lục, xám tro. Thành phần khoáng vật trung bình gồm: felspat kali (50 - 90%), plagioclas là oligoclas (5 - 30%), thạch anh (5 - 10%), biotit (3 - 10%), horblend thường là loại kiềm - vôi (0 - 3%). Granosyenit porphyr: các ban tinh felspat kali có khi kéo dài 2 - 3cm, thạch anh nền cơ sở có kích thước hạt nhỏ. Khoáng vật đặc trưng: felspat kali (53 - 70%), plagioclas (10 - 22%), thạch anh (15 - 20%), biotit (5 - 8%), horblend lục (< 3%), hiếm khi gặp pyroxen.

- Granit felspat kiềm và granit granophyr: đá có kiến trúc dạng porphyr, thường phổ biến ở các thể nhỏ hoặc rìa các thân lớn, hoặc rìa tiếp xúc với các đá phun trào á núi lửa. Thành phần khoáng vật: felspat kali (40 - 70%), plagioclas (15 - 25%), thạch anh (20 - 33%), biotit (1 - 8%), amphibol (1 - 5%).

- Syenit kiềm và granosyenit kiềm: felspat kali (52 - 90%), plagioclas (0 - 20%), thạch anh vài hạt cho đến 4 - 20%, amphibol kiềm (2 - 10%), pyroxen kiềm

- 10%), hiếm gặp biotit (1 - 2%).

- Granit kiềm:đá màu xám sáng phớt hồng, xám sẫm, phớt lục, có kiến trúc hạt vừa đến thô, đôi khi bị cà nát, cấu tạo khối. Thành phần khoáng vật trung bình: felspat kali (34 - 60%), plagioclas (10 - 20%), thạch anh (20 - 28%), amphibol kiềm (1 - 16%), amphibol thường là horblend (0 - 5%), pyroxen kiềm (0 - 8%), biotit (0 - 3%).

Khoáng vật phụ magnetit, zircon, ziatolit, pyrit, chalcopyrit, apatit, fluorit. Biến đổi thứ sinh đặc trưng là albit hoá, thạch anh hoá, clorit hoá.

3.2.3. Phức hệ Yê Yên Sun

Phức hệ này có thành phần chủ yếu là granit biotit, ngoài ra còn có granit biotit – amphibol với thành phần chuyển tiếp là syenit, granosyenit biotit.

Granosyenit porphyr (Ảnh 3. 10), syenit và granosyenyt biotit có amphibol:

có quan hệ chuyển tiếp với granit amphibol, chúng có diện phân bố hẹp, thường ở

rìa khối, có hạt vừa đến nhỏ màu xám, xám sẫm đôi khi có màu xám sáng, đôi khi có kiến trúc porphyr yếu với ban tinh là felspat kali. Thành phần khoáng vật: felspat kali (26 - 94%), plagioplas (> 49%), thạch anh (14 - 21%), amphibol (6 - 16%). Biotit khá phổ biến trong đá (1 - 6%)... Khoáng vật phụ thường gặp sphen, orthit, apatit, zircon và các khoáng vật quặng magnetit, ilmenit. [18]

Granit biotit - amphibol khá phổ biến trong khối Yê Yên Sun. Đá hơi sẫm màu hoặc xám sáng, hạt vừa nhỏ, cấu tạo khối, đôi nơi bị ép có cấu tạo định hướng yếu. Khoáng vật đặc trưng: felspat kali (25 - 52%), plagioplas (21 - 35%), thạch anh (24 - 30%), amphibol (4 - 7%) thường cộng sinh chặt chẽ cùng biotit (1 - 3%)... Khoáng vật phụ là magnetit.

Granit biotit là loại đá phổ biến nhất của phức hệ có độ hạt vừa phải. Thành phần khoáng vật đặc trưng: felspat kali (30 - 48%), plagioplas (19 - 36%), thạch anh (21 - 28%), biotit (3 - 10%)... Đá cấu tạo khối đôi khi bị ép dải.

Một phần của tài liệu Đặc điểm chuyên hóa địa hóa Urani của một số phức hệ Magma trũng Tú Lệ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)