Các kết quả về đặc tính chuyên hóa địa hóa urani của các phức magma khu vực trũng Tú Lệđược tổng hợp trong bản đồ chuyên hóa địa hóa urani của một số phức hệ
magma trũng Tú Lệ (xem hình 4.7). Bản đồ này được xây dựng trên cơ sở các chú giải bản đồ, gồm có hệ số tập trung urani, tổ hợp nguyên tố đi cùng urani; trong đó hệ số
tập trung urani được đưa vào từng phức hệ magma trên bản đồ và được thể hiện bằng các màu khác nhau tương ứng với các mức hàm lượng khác nhau[33]. Qua bản đồ
chuyên hóa địa hóa urani, kết hợp với các số liệu xạ và dị thường urani [16], có thểđưa ra một số nhận định sau:
- Về mức độ chuyên hóa địa hóa urani của các phức hệ magma trũng Tú Lệ, có thể thấy các đá granitod của cả bốn phức hệ Tú Lệ, Ngòi Thia, Phu Sa Phin, Yê Yên Sun đều thể hiện tính chuyên hóa địa hóa urani (1.5 <Ktt< 2), tuy nhiên mức độ chuyên hóa địa hóa này là yếu, do vậy khả năng thành tạo quặng hóa urani với hàm lượng lớn là rất thấp, có chăng chỉ hình thành những cụm dị thường xạ hoặc một vài điểm quặng hóa với mức hàm lượng không cao đúng như đã được phát hiện và trình bày trong nhiều tài liệu[1, 16].
- Mặc dù có hệ số tập trung urani xấp xỉ nhau, nhưng mỗi phức hệ magma đều có những nét đặc thù riêng về các tổ hợp nguyên tố đi cùng U. Phức hệ Tú Lệ và Ngòi Thia, đặc trưng bới tổ hợp urani và các nguyên tố Th, Ta, Nb và nhóm đất hiếm nặng ((Lu, Yb, Tm, Er, Ho, Dy); phức hệ Yê Yên Sun là tổ hợp U với Rb, còn trong phức hệ
Phu Sa Phìn là urani với Th và Lu.
- Mối liên quan giữa đặc điểm chuyên hóa địa hóa urani và các dị thường xạ
cũng như các điểm khoáng hóa urani trong khu vực:
Sử dụng bản đồ chuyên hóa địa hóa urani các phức hệ magma khu vực trũng Tú Lệ (hình 4.7) cùng với các số liệu xạ và dị thường urani [16], cho thấy các dị thường xạ ở khu vực này đều nằm trong các đá thuộc hai phức hệ Tú Lệ và Ngòi Thia, hoặc có
quan hệ không gian rất gần gũi với các tổ hợp đá này. Cả hai phức hệ đều có hàm lượng urani khá cao, hệ số tập trung Ktt = 1.64 ở phức hệ Tú Lệ và Ktt = 1.63 đối với phức hệ Ngòi Thia, điều này chứng tỏ cả hai phức hệ phun trào axit này đều thể hiện tính chuyên hóa địa hóa urani. Từ đó có thể thấy các ý kiến cho rằng nhiều trường dị
thường xạ ở khu vực trũng Tú Lệ có liên quan về nguồn gốc phát sinh với các tổ hợp
đá phun trào này là có cơ sở, tuy nhiên cần phải được nghiên cứu thêm bởi các phức hệ
magma xâm nhập trong khu vực này cũng có hệ số tập trung urani khá cao.
Trong phức hệ Yê Yên Sun, hệ số tập trung của urani nhỉnh hơn các phức hệ
phun trào (Ktt = 1.7), điều này cho thấy về lý thuyết, Yê Yên Sun cũng có khả năng là nguồn phát sinh các dị thường urani trong khu vực trũng Tú Lệ, tuy nhiên khoảng cách không gian giữa các cụm dị thường U và phức hệ Yê Yên Sun lại khá xa nhau, vì vậy cần phải xem xét những bằng chứng rõ ràng hơn mới có thể khẳng định điều này.
Nhiều triển vọng nhất là phức hệ Phu Sa Phìn, bởi hệ số tập trung urani cao hơn hẳn các phức hệ khác (Ktt = 1.92). Không chỉ có hệ số tập trung Urani cao mà qua bản
đồ chuyên hóa các phức hệ magma khu vực trũng Tú Lệ kết hợp với các số liệu xạ và dị thường urani (hình 4.7) có thể thấy vị trí không gian giữa phức hệ Phu Sa Phìn và các cụm dị thường urani đã được phát hiện là rất gần gũi, nhiều trường dị thường xạ cắt qua các khối granitoid phức hệ Phu Sa Phìn.
Từ những kết quả này cho thấy, Phức hệ Phu Sa Phìn cùng với các phức hệ
phun trào Tú Lệ, Ngòi Thia nhiểu khả năng là nguồn phát sinh các dị thường urani ở
khu vực trũng Tú Lệ. Tuy nhiên, do tính chuyên hóa địa hóa urani của các thành tạo magma ở mức yếu nên triển vọng khoáng sản urani ở đây là không lớn vì vậy việc
đánh giá triển vọng khóng sản urani ở đây cần phải được xem xét và cân nhắc kỹ
lưỡng.
KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu ở trên có thểđưa ra một số kết luận sau :
- Cả bốn phức hệ magma: Tú Lệ, Ngòi Thia, Phu Sa Phìn, Yê Yên Sun đều có những nét tương đồng về thành phần nguyên tố hiếm – vết, đó là bằng chứng về sự gần gũi trong điều kiện thành tạo cũng như nguồn magma của chúng.
- Các phức hệ magma này đều thể hiện tính chuyên hóa địa hóa urani, được minh chứng bằng hệ số tập trung Ktt >1.5 ( Ktt=1.64 trong phức hệ Tú Lệ; 1.63 trong phức hệ Ngòi Thia, 1.7 trong phức hệ Yê Yên Sun và 1.92 trong phức hệ Phu Sa Phìn)
- Phức hệ Tú Lệ và Ngòi Thia, đặc trưng bới tổ hợp urani và các nguyên tố Th, Ta, Nb và nhóm đất hiếm nặng ((Lu, Yb, Tm, Er, Ho, Dy); phức hệ Yê Yên Sun là tổ
hợp U với Rb, còn trong phức hệ Phu Sa Phìn là urani với Th và Lu.
- Phức hệ Phu Sa Phìn cùng với các phức hệ phun trào Tú Lệ, Ngòi Thia nhiều khả năng là nguồn phát sinh các dị thường urani ở khu vực trũng Tú Lệ. Tuy nhiên do tính chuyên hóa địa hóa urani của các thành tạo magma ở khu vực này ở mức yếu nên khả năng thành tạo quặng hóa urani với trữ lượng lớn là rất thấp, có chăng chỉ hình thành những cụm dị thường xạ hoặc một vài điểm quặng hóa với mức hàm lượng không cao. Vì vậy việc đánh giá triển vọng khoáng sản urani ở đây cần phải được xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng.
- Các phức hệ magma trong khu vực nghiên cứu còn chứa nhiều nguyên tố với hệ sô tập trung ở mức rất cao, có ý nghĩa trong sinh khoáng như: As, Ta, Nb với Ktt >10 ở hai phức hệ Tú Lệ, Ngòi Thia; Nb (Ktt=25.98), Ta (Ktt=14.78), As (Ktt= 9.69), Yb (Ktt=7.22) ở phức hệ Yê Yên Sun và Nb (Ktt=19.3), As (Ktt=9.45), Ta (Ktt=6.85), Au (Ktt=5.56) trong phức hệ Phu Sa Phìn. Đây là điều cần được quan tâm trong nghiên cứu sinh khoáng và tìm kiếm khoáng sản trong khu vực
KIẾN NGHỊ
- Các kết quả nghiên cứu chuyên hóa địa hóa urani cho thấy cần tập trung vào các đối tượng là các đá granitoid thuộc phức hệ xâm nhập Phu Sa Phìn và hai phức hệ
phun trào Tú lệ, Ngòi thia trong việc tìm kiếm, đánh giá tiềm năng urani khu vực trũng Tú Lệ. Ngoài urani, trũng Tú lệ còn có hàng loạt nguyên tố khác có hệ số tập trung cao (As, Ta, Nb, Yb), cần được quan tâm trong nghiên cứu sinh khoáng và tìm kiếm.
- Đây là những kết quả bước đầu trong nghiên cứu chuyên hóa địa hóa nhưng đã cho thấy tính hiệu quả và ý nghĩa quan trọng của nghiên cứu chuyên hóa địa hóa trong nghiên cứu sinh khoáng cũng như cảnh báo môi trường (phóng xạ) nói chung. Do đó cần mở rộng hướng nghiên cứu này ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Hoai, 1996. Đánh giá tái nguyên khoáng sản nhóm kim loại phóng xạ
và kim loại hiếm (U, Th, RE, Nb, Ta, Li, Be, Ge, Cd). Báo cáo chuyên đề - đề
án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản Việt Nam”
2. Dovjikov A.E. (Chủ biên), 1965. Địa chất Miền Bắc Việt Nam , NXb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Nguyên Vĩnh và nnk, 1972. Báo cáo địa chất và khoáng sản tờ Yên Bái, tỉ lệ 1/200 000. Lưu trữ Trung tâm Thông tin – lưu trữđịa chất Hà Nội
4. Dương Đức Kiêm và nnk, 2002. Báo cáo kết thúc Đề tài “Bản đồ kiến tạo và sinh khoáng Bắc Bộ”. Lưu trữ Tổng cục Địa chất.
5. Trần Văn Trị và nnk (1977). Địa chất Việt Nam – Phần miền Bắc. Thuyết minh kèm theo bản đồ ĐC VN – Phần miền Bắc 1: 1.000.000. Nxb KHKT, Hà Nội, 355tr.
6. Nguyễn Đắc Đồng (chủ biên) và nnk (2000). Báo cáo địa chất và khoáng sản nhóm tờ Trạm Tấu, kèm theo bản đồ ĐC & KS nhóm tờ Trạm Tấu 1:50.000. Lưu trữĐC, Hà Nội
7. Nguyễn Vĩnh và nnk., (1977). Trầm tích silur muộn – Devon ở Tây Bắc Việt Nam. Những vấn đề địa chất Tây Bắc, Việt Nam: 82-108. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
8. Nguyễn Vĩnh và nnk., 1978. Địa chất và khoáng sản tờ Yên Bái tỷ lệ 1:200 000. Lưu trữĐịa chất, Tổng cục ĐC. Hà Nội
9. Trần Văn Trị và nnk (1997). Địa chất Việt Nam: Phần miền Bắc, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà nội.
10. Trần Trọng Hòa, 2005. Hoạt động magma nội mảng lãnh thổ Việt Nam và Khoáng sản liên quan. Báo cáo tổng kết đề tài hợp tác theo nghị định thư, Viện Khoa học
11. Trần Văn Trị, Vũ Khúc (Chủ biên) và nnk, 2009. Địa chất tài nguyên Việt nam. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
12. Lê Như Lai (1994), “Những nét cơ bản về magma và kiến tạo Tây Bắc Việt Nam”, Báo cáo hội thảo khoa học đề tài KT. 01. 04, Hà nội.
13. Phạm Thị Dung, 2013. Thạch luận granitoid Phanerozoi khối nâng Phan Si Pan và triển vọng khoáng sản liên quan. Luận án Tiến Sỹ
14. Dovjicov A.E. và nnk (1965), Địa chất miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ
thuật, Hà nội.
15. Nguyễn Văn Phổ, 2002. Địa hóa học, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 16. Nguyễn Văn Niệm, 2012. Đặc điểm thạch địa hóa các đá felsic vùng trũng Tú Lệ
và khoáng sản liên quan. Luận án Tiến sỹ
17. Nguyễn Hoàng, Trần Thị Hường, Phạm Tích Xuân, Phạm Thanh Đăng, Nguyễn Thị Thu, Phan Văn Hùng, Cù Sỹ Thắng, 2014. Đặc điểm nguồn và tuổi đá phun trào khu vực Trạm Tấu (Trũng Tú Lệ). Tạp chí trái đất (Đang in)
18. Nguyễn Hoàng Ly, 2012. Nghiên cứu bản chất kiến tạo của tổ hợp đá rhyolite khu vực Tú Lệ và ý nghĩa của chúng trong bình đồ kiến tạo khu vực. Luận văn Thạc Sỹ
Tiếng Anh
19. Tran Tuan Anh et al., 2004. Mesozoic bimodal alkaline magmatism in Tu le Basin, North Vietnam: Contraints from geochemical and isotopic significances. J. Of Geology, B/24: 1-9, Ha Noi
20. Tran Tuan Anh, Tran Trong Hoa, Pham Thi Dung, 2002: Granites of the Ye Yensun complex and their significances in tectonic interpretation of the early Cenozoic stage in West Bac Bo. Journal of Geology, Series B, No.19-20, pp.43-53.
21. Taylor, S. R. & McLennan, 1995. S. M. The geochemical evolution of the continental crust. Rev. Geophys. 33, 241– -265.
22. S.I. Arbuzov. 2006. METAL BEARENCE OF SIBERIAN COALS. Tomsk Polytechnic University (TPU). — 2007. — Vol. 311, № 1 . — С. [P. 73-79]
23. K.Breiter, M.Sokolova, A. Sokol, 1991. Geochemical specialization of the tin- bearing granitod massifs of NW Bohemia. Springer-verlag 1991, Mineral, diposita 26, 298-306.
24. Arkadiy A. Golovin, Lev A. Krinochkin, Vladimir S. Pevzner , 2004. Geochemical specialization of bedrock and soil as indicator of regional geochemical endemicity, GEOLOGIJA. 2004. T. 48. P. 22–28
25. LeMaitre, R.W. 1989: A Classification of Igneous Rocks and Glossary of Terms; Blackwell, Oxford, 193 p
26. Sun, S.S. and McDonough, W.F. 1989: Chemical and isotopic systematics of oceanic basalt: implications for mantle composition and processes; in Magmatism in the Ocean Basins, A.D Saunders and M.J. Norry (ed.), Geological Society Special Publication 42, p. 313–345.
27. Irvine, T.N. and Baragar, W.R.A. 1971: A guide to the chemical classification of the common volcanic rocks; Canadian Journal of Earth Sciences, v. 8, p. 523– 548.
28. Goldschmidt, Victor (17 March 1937). "The principles of distribution of chemical elements in minerals and rocks. The seventh Hugo Müller Lecture, delivered before the Chemical Society". Journal of the Chemical Society: 655–673
29. Naoto TAKENO, 2005. Atlas of Eh-pH diagrams, Intercomparison of thermodynamic databases, Geological Survey of Japan Open File Report No.419
Tiếng Nga 30. Сафронов Н.И., Мещеряков С.С., Иванов Н.П. Энергия рудообразования и поиски полезныхископаемых. Л. Недра, 1978. (Bản dịch tiếng việt) 31. Вернадский В.И. Избранные сочиненияю Т.1 АН СССР, 1954. (Bản dịch tiếng việt) 32. Соловев А.П. Геохимические методы поисков месторождегмй полезных ископаемых. Недра. Москва, 1985, 291 ст. (Bản dịch tiếng việt) 33. Буренков Э.К. и др. (ред.). Требования к производству и результатам многоцелевого геохимического картирования масштаба 1: 1 000 000. Москва, 1999. (Bản dịch tiếng việt)