Ngoài 4 bệnh chính kể trên, nho còn bị một số bệnh khác với mức độ nhẹ hơn và không thường xuyên gồm bệnh đốm lá do nấm Phaeoisariopsis vitis, thẹo quả (Anthracnose) do nấm Elsinoe ampelia, mốc xám (gray mould) do
Botrytis cinerea và thối quả (black rot) do Gingnardia bidwelli gây ra.
Bệnh đốm lá xuất hiên vào cuối vụ trên lá già.
Các vết bệnh hình góc cạnh khô và thủng lá làm giảm diện tích quang hợp. Có thể dùng boócđô 1% hoặc Topsin M 70% WP 0,1 – 0,15% kết hợp trừ nấm xám.
Hình 4.2.8. Triệu chứng bệnh đốm lá nho
Bệnh thẹo quả (thán thư) tấn công giai đoạn quả lớn nhanh với các vết hình tròn màu nâu đậm lõm xuống mà nhiều người làm nho lầm tưởng do ảnh hưởng của thuốc.
Hình 4.2.10. Bệnh mốc xám trái nho
Bệnh mốc xám tấn công vào các chùm nho khi chín làm quả nho nức vỡ chảy nước, từ đó mọc lên lớp mốc dài bao phủ một phần hay cả chùm nho.
Bệnh thối quả nho chủ yếu tấn công gây hại quả. Đầu tiên là các chấm đen nhỏ, sau đó lan rộng có màu nâu hơi đen cuối cùng làm cho quả nho teo lại và có màu đen.
Những loại nấm trên được phòng trừ bằng cách phun Score 250ND (2 ml/bình 8 – 10 lít), Topsin M 70% (10 – 15g/bình 10 lít) hoặc Anvil 5 SC (10 – 15 ml/bình).
Hình 4.2.11: Thuốc Tilt Super 300ES (Hoạt chất Difenoconazole +
Propiconazole )
Hình 4.2.12: Thuốc Topan 70WP (Hoạt chất Thiophanate -Methyl)
Hình 4.2.13: Thuốc Anvil 5SC
Hình 4.2.15. Bệnh thối đen trái nho
Những vùng nho lâu năm trên thế giới người ta còn gặp nhiều bệnh do vi khuẩn, virut và các tác nhân tương tư virut gây ra.
Bệnh do vi khuẩn: Bệnh vi khuẩn có bệnh u mụn thân (do Agrobacterium) bệnh thối đọt (do Xanthomonas)... Những bệnh này gây hại không nhỏ cho người trồng nho.
Triệu chứng bệnh có thể gồm khối u trên cành không làm cây chết nhanh mà tồn tại một thời gian dài, tiếp theo lá nho chuyển dần sang vàng và cháy từ mép lá, sau đó là thời kỳ lụi tàn của vườn nho.
Hình 4.2.18. Bệnh vi khuẩn u mụn thân nho
Biện pháp phòng trừ: chủ yếu áp dụng phòng bệnh bằng cách cắt tỉa và tiêu hủy cây bị bệnh, cắt tỉa cành tạo sự thông thoáng vườn nho, bón phân cân đối, tưới nước.
Có thể sử dụng một số loại thuốc trừ vi khuẩn như Streptomycin sulfate (Tên thương mại là BAH 98SP, Poner 40T)
Thuốc có thể hỗn hợp với một số thuốc trừ bệnh khác.
Do thuốc có thể gây vàng lá nên khi phun có thể cho thêm vào bình phun muối clorua hay xitrat.
Không được hỗn hợp với các thuốc trong nhóm cúc tổng hợp trừ sâu và các thuốc mang tính kiềm.
Thường được hỗn hợp với các thuốc trừ vi khuẩn có phương thức tác động khác để làm chậm sự hình thành tính kháng thuốc
Bệnh do virut: bệnh cuốn lá, bệnh sinh bần vỏ thân, bệnh thoái hóa gây lá hình quạt, suy giảm do virut đốm vòng cà chua, suy giảm do virut khảm đào...
Hình 4.2.19. Triệu chứng lá hình quạt do bị bệnh virus
Biện pháp phòng trừ: Bệnh do virus gây ra không có thuốc đặc hiệu để diệt trừ. Chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh như:
+ Chọn cây giống sạch bệnh,
+ Vệ sinh đồng ruộn bằng cách loại bỏ các cây bị bệnh, thu gom lại và đốt,
+ Tiêu diệt các côn trùng môi giới truyền bệnh như các loại rầy rệp. Tuy nhiên ở nước ta, một vùng mới trồng nho những bệnh do vi khuẩn, virut chưa phải là đối tượng gây hại trầm trọng nên chúng ta không đề cập nhiều trong tài liệu này.
B. Câu hỏi và bài thực hành 1. Câu hỏi
Câu 1. Nấm bệnh mốc sương gây hại chủ yếu bộ phận nào trên cây nho?
a. Lá non và lá bánh tẻ. b. Hoa và trái
c. Phần cổ rễ
d. Tất cả các bộ phận của cây
Câu 2. Bệnh mốc sương gây hại nặng trong điều kiện nào? a. Thời tiết khô hanh
b. Thời tiết ẩm, mưa nhiều c. Thời kì nho sinh trưởng mạnh d. Cả a và c.
Câu 3. Triệu chứng bệnh phấn trắng hại nho biểu hiện
a. Đốm mốc màu xám tro trên lá. b. Nứt quả
c. Xuất hiện mạnh ở giàn nho rợp, thiếu ánh sáng d. Cả a, b, c
Câu 4. Biện pháp nào sau đây phòng trừ bệnh nấm xám có hiệu quả?
b. Dung dịch vôi – lưu huỳnh. c. Thuốc trừ nấm Topsin M 70%. d. Cả b, c
Câu 5. Biện pháp nào diệt trừ tuyến trùng có hiệu quả và ít tốn kém?
a. Sử dụng giống kháng tuyến trùng.
b. Chọn giống kháng tuyến trùng làm gốc ghép.
c. Trồng mới nho cần dọn sạch rễ hoặc trồng cây họ đậu d. Dùng mocap 10 G rải đều ruộng nho
Câu 6. Trong các bệnh liệt kê sau đây, bệnh nào phát hiện ở cây nho? a. Bệnh cuốn lá do virus.
b. Bệnh u mụn do vi khuẩn.
c. Bệnh mốc xám, bệnh thối quả nho d. Cả a, b, c
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 4.2.1.
Kiểm tra xác định loại bệnh hại trên vườn nho và xây dựng biện pháp phòng trừ
- Mục tiêu:
+ Nhận diện các loại bệnh hại trong vườn nho
+ Kiểm tra và xác định thành phần bệnh hại và bệnh phổ biến trong vườn nho.
+ Xác định biện pháp phòng trừ phù hợp và hiệu quả
- Nguồn lực cần thiết:
+ Giấy A0: 12 tờ
+ Bút viết bảng: 12 cây + Kính lúp: 02 cái/nhóm
+ Bao nilon/chai/lọ: 5 cái/nhóm + Dụng cụ bắt côn trùng
+ Dao: 02 cái/nhóm + Kéo: 02 cái/nhóm
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc
+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu cho học viên, lưu ý học viên về các triệu chứng của một số loại bệnh hại phổ biến trên cây nho.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân: Phiếu thực hành giao cho nhóm theo nội dung sau:
Thứ tự Nội dung các bước
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
1 Nhận biết các triệu chứng gây hại tương ứng với mỗi loại bệnh hại - Quan sát bằng mắt những hình chụp và các tiêu bản của tất cả các triệu chứng gây hại của bệnh hại chính trên cây nho.
- Ghi nhận những sự thay đổi khi cây bị gây hại (hình dạng, kích thước, màu sắc…)
- Nhận diện chính xác triệu chứng gây hại tương ứng của từng loại bệnh khác nhau.
2 Điều tra
thành phần bệnh hại
- Quan sát hiện tượng cây (màu sắc, hình dạng của lá, thân, quả…).
- Đối với các loại hình triệu chứng bệnh hại qua các tiêu bản, hoặc tranh ảnh.
- Ghi chép phân loại bệnh (số lượng lá, cành, quả…bị bệnh) và cấp bệnh tương ứng
- Chọn ruộng điều tra đại diện cho tuổi cây, giống, địa hình.
- Chọn điểm điều tra đảm bảo tính khách quan, đủ số lượng cây điều tra 2 Viết báo cáo Tổng hợp những ghi nhận từ
việc nhận diện bệnh hại và triệu chứng, các bệnh đang phổ biến trên ruộng nho
Mô tả chính xác hình dáng, màu sắc, kích thước triệu chứng tương ứng với mỗi bệnh hại.
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc, các nhóm tự thảo luận để xác định loại bệnh hại.
+ Giáo viên quan sát, kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thực hiện.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả sau khi đi điều tra và thảo luận + Các nhóm còn lại tham gia nhận xét, chất vấn, chia sẻ.
+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học, giải đáp câu hỏi của học viên và đánh giá kết quả.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ
- Địa điểm: Lớp học, vườn nho của người dân tại địa phương.
- Tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Xác định được loại bệnh hại nho
+ Xây dựng được các biện pháp phòng trừ phù hợp
2.1. Bài thực hành số 4.2.1.
Phun thuốc phòng trừ bệnh hại
- Mục tiêu:
+ Thực hiện pha, phun thuốc phòng trừ loại bệnh hại đã xác định
+ Phun đảm bảo yêu cầu 4 đúng
+ Đảm bảo an toàn vệ sinh, môi trường trong khi thực hiện công việc
- Nguồn lực cần thiết:
+ Nước sạch để pha thuốc
+ Bình phun thuốc: 01 cái/nhóm
+ Một số loại thuốc trừ bệnh: 5 loại, mỗi loại 2-3chai/gói.
+ Đồ bảo hộ lao động: mỗi người một bộ (ủng, găng tay, khẩu trang, mũ, áo quần).
+ Vườn nho
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc
+ Gọi một vài học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát.
+ Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của học viên làm mẫu.
+ Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành,
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân. Mỗi nhóm phun thuốc cho 500 m2 vườn nho, giao phiếu hướng dẫn thực hành theo nội dung sau:
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc
+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Lưu ý học viên về cách pha và phun thuốc bảo vệ thực vật.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ - Địa điểm: Vườn nho của người dân tại địa phương. - Tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Pha thuốc đúng liều lượng và nồng độ + Phun thuốc đúng kỹ thuật
Bài 3. Quản lý dịch hại tổng hợp Mục tiêu:
- Nêu được biện pháp phòng trừ dịch hại theo hướng an toàn hiệu quả; - Thực hiện được các biện pháp canh tác, biện pháp sinh học và hóa học không gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn cho người sử dụng; - Có trách nhiệm trong công việc.
A. Nội dung
1. Hiểu biết về quản lý dịch hại tổng hợp
Các hiện tượng dùng thuốc bừa bãi, dùng thuốc quá mức hoặc dùng thuốc không cần thiết gây hậu quả khôn lường đối với sản xuất nông nghiệp và ô nhiễm môi trường sống, như:
Hình thành tính chống thuốc của sâu, bệnh hại. Xuất hiện những loài sâu hại mới.
Tiêu diệt các loài thiên địch của sâu hại.
Gây ngộ độc cho người, gia súc và các động vật có ích khác. Nhiễm độc môi trường, nguy hại cho các động vật hoang dã…
Qua nhiều cuộc hội thảo, các nhà khoa học cho răng, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng không phải chỉ áp dụng đơn thuần biện pháp hóa học mà phải phối hợp với các biện pháp phòng trừ khác dựa trên cơ sở sinh thái học.
Định nghĩa về quản lý dịch hại tổng hợp IPM
“IPM là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và biến động quần thể của các loại dịch hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế” (Theo FAO, 1972).
Những nguyên tắc của IPM
Không thể tiêu diệt hết các cơ thể gây hại trên đồng ruộng mà chỉ có thể duy trì mật số của chúng ở dưới mức gây hại kinh tế.
Không thể quan niệm IPM là một “quy trình in sẵn” để áp dụng trong mọi trường hợp, ở mọi nơi, mọi lúc, mà cần coi đó như là một nguyên tắc thực hiện trong mỗi tình huống cụ thể.
Những biện pháp có thể áp dụng trong IPM rất đa dạng và phong phú và ngày càng được đưa ra sử dụng rộng rãi trong sản xuất.
Nguyên tắc chung của biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại điều: - Theo dõi thường xuyên để có thể phát hiện và dự báo tình hình sâu bệnh
hại trước khi phát sinh thành dịch. - “Phòng” là chủ yếu, “trừ’ là quan trọng. - Sử dụng nhiều biện pháp xen kẽ nhau.
2. Biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại nho 2.1. Sử dụng giống kháng
- Hầu hết các giống nho thuộc loài V. Vinifera như nho không hạt Thompson seedless, nho đỏ Cardinal, Aneb-e-shahi, Ribier... đều mẫn cảm cao với nhiều loại nấm bệnh.
- Loài V. Labrusca, V. Aestivalis, V. Codifolia, V. Rupstris, V. Rotundifolia...là những loại ít mẫn cảm và kháng được nhiều bệnh như nấm mốc sương, rỉ sắt, thối đen...
- Qua theo dõi trong vườn tập đoàn nho ở Trung tâm Nha Hố, chúng tôi thấy có một số giống kháng cao với bệnh mốc sương như Pakchong, Kioho, Alden... nên đưa vào cơ cấu giống nho ăn tươi.
- Biện pháp canh tác: Thu dọn tàn dư sau mỗi vụ thu hoạch, nhặt bỏ lá và các bộ phận bị bệnh trong vụ, điều chỉnh mùa vụ, bón phân cân đối và đầy đủ, quản lý nước, bố trí giàn nho hợp lý, thông thoáng... có thể làm giảm áp lực bệnh.
2.2. Biện pháp canh tác
+ Bón phân cân đối.
+ Làm giàn nho nên cách ly nhau tạo sự thông thoáng.
+ Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tàn dư thực vật, tỉa bỏ trái, lá bệnh, chồi nách, chồi yếu đem ra khỏi vườn tiêu hủy. Tuyệt đối không đổ xuống mương nước.
+ Hệ thống thoát nước tốt trong mùa mưa. + Bón phân cân đối và đầy đủ
+ Khi đang có dịch bệnh xảy ra nên tìm cách hạn chế sự lây lan từ ruộng này sang ruộng khác.
+ Trên một vùng nên tổ chức cùng cắt nho một lúc sẽ rất thuận lợi cho công tác chăm sóc và hạn chế sâu bệnh lây lan.
+ Duy trì mật độ cành hợp lý: 6-8 cành/m2 . + Thường xuyên loại bỏ cành, chồi nách yếu.
+ Không nên trồng xen một số cây như xoài, ớt, hành, tỏi dưới giàn nho hoặc gần giàn nho .
2.3. Biện pháp vật lý, cơ giới
Dùng nhân lực để bắt giết dịch hại: Có thể dùng vợt, bẫy, dao cưa để chặt, cưa cành quả bị sâu bệnh. Đây là biện pháp có thể huy động lực lượng tham gia diệt sâu để bảo vệ cây trồng.
+ Không nên để vườn nho khô, tưới nước để hạn chế bọ trĩ.
+ Vườn nho thường bị rệp sáp: cần phải rửa cành kỹ sau khi cắt cành + Dùng tay bắt và giết sâu, giết ổ trứng, cắt bỏ các lá có sâu mới nở với vườn xuất hiện sâu xanh da láng.
+ Với các bệnh trên lá cần ngắt bỏ lá bệnh đem đi tiêu hủy
Dùng bẩy bả để diệt sâu:
Dùng bẫy đèn: để bắt giết các côn trùng ưa thích với ánh sáng đèn.
Tổ chức bẫy đèn vào thời kỳ trưởng thành xuất hiện nhiều: thực hiện liên tục 3 – 5 ngày, bắt đầu từ 19 – 23 giờ. Nguồn ánh sáng là đèn dầu, đèn điện…
Đèn đặt trên chậu nước có một lớp dầu mỏng. Đặt đèn cao hơn bề mặt cây trồng từ 30 – 40cm. Bẫy đèn phải rộng cả huyện hoặc cả thành phố mới có hiệu quả. Trời mưa, sáng trăng hiệu quả sẽ bị hạn chế.
Bả độc được dùng để trừ các loại côn trùng có xu hướng thích mùi vị, hóa chất. Thành phần bả gồm chất hấp dẫn dịch hại và có 1% chất độc. Ví dụ: Bả chua ngọt (diệt họ ngài đêm và các loại sâu bướm): Thành phần bả gồm 4 phần mật + 4 phần giấm + 1 phần rượu + 1% thuốc (Padan 95WP) trộn đều cho vào chậu đặc trên bờ ruộng hoặc trên giá cao 1 – 1,2m, đặt 4 – 5 chậu/ha. Bả mở vào ban đêm, ban ngày đậy lại.
2.4. Biện pháp sinh học
* Dùng các loài vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng:
Trong tự nhiên côn trùng bị chết do nhiều loại vi sinh vật khác nhau gây bệnh. Những loại thiên địch này được nghiên cứu và tạo thành các hợp chất trừ sâu vi sinh. Ví dụ: