Chùa Linh Xứng dựng năm 1126 nói rõ điều đó:

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị ở Việt Nam thời Lý - Trần ( 1009 - 1400) (Trang 34 - 68)

Thái uý ( Lý Thường Kiệt) tuy thân vướng việc đời mà lòng vẫn hướng về đạo Phật. Có lẽ vì nhà vua và mẫu hậu tôn sùng giáo lý nhà Phật... cho nên thái uý vâng theo ý chỉ của đức vua và mẫu hậu mà nâng đỡ Phật pháp vậy” [55, tr 153].

Quý tộc quan lại đua nhau trọng đãi các nhà sư. Sách Thiền uyển Tập

anh cho chúng ta biết ít nhiều về tình hình đó. Thiền sư Cứu Chỉ được vua

Thái Tông đến chùa thăm 3 lần. Thiền sư Đại xả (1120-1180) được vương công thời bấy giờ đua nhau thờ làm thầy, nhất là Kiến Ninh Vương và công chúa Thiên Cực lại càng kính trọng sư. Thiền sư Quảng Nghiêm (1122-1190) được Binh bộ thượng thư Phùng Giáng Tường nghe tiếng đem lòng hâm mộ, mời sư đến chùa Tịnh Quả. Thiền sư Trí Thiền thời Anh Tông và Cao Tông cũng được phụ quốc thái uý Tô Hiến Thành và thái bảo Ngô Hoà Nghĩa thờ làm thầy.

Nhiều nhà sư xuất thân từ tầng lớp quý tộc quan lại. Chẳng hạn như Viên Chiếu (999-1090) là con của anh bà thái hậu Linh Cảm (mẹ của Lý Thánh Tông); sư Quảng Trí là anh của bà Hoàng Phi Chiêu Phụng; Sư Huệ Sinh (mất 1063) là anh em của binh bộ viêm ngoại lang Lâm Tương; sư Mãn Giác (1052-1196) là con của trung thư ngoại lang Lý Hoài Tố, sư Trí Bảo là con của thái úy Tô Hiến Thành...

Các chùa tháp lớn thời Lý phần lớn do nhà vua hay tầng lớp quý tộc bỏ

tiền xây dựng. Bia chùa Linh Xứng chép rằng: “từ khi có Phật giáo đến nay

núi non thì không nơi nào là không mở mang để xây dựng chùa chiền, nhưng không có các bậc vương công đại nhân giúp đỡ thì làm sao mà nên được”

[55, tr. 155]

Do sự ủng hộ của vua chúa quý tộc quan liêu, Phật giáo thời Lý chiếm vị trí to lớn trong đời sống chính trị, xã hội. Ảnh hưởng của Phật giáo lan truyền khắp mọi miền đất nước. Năm 1010, vừa mới dời đô ra Thăng Long. Lý Thái Tổ đã cho xây dựng một loạt chùa ở đây. Ngoài Thăng Long, trong thời Lý chùa chiền được xây dựng khắp nơi, tận cả những vùng đất xa. Đất Thanh Hoá từ thời nhà Đinh và Tiền Lê đã có nhiều chùa thì nay có thêm một

loạt chùa mới, nhất là từ khi Lý Thường Kiệt ra trấn nhậm ở nơi đây. “Để

thực hiện chính sách kinh dinh khai phá vùng Nghệ An của nhà Lý, nhiều quý tộc đại thần như Lý Nhật Quang (con thứ tám của vua Lý Thái Tổ) đã vào trấn nhậm ở nơi đây và chính họ cũng dựng lên nhiều chùa thờ Phật”[55, Tr.

155-156]. Đáng lưu ý là vào thời Lý đã có những ngôi chùa được xây dựng ở

các vùng dân tộc thiểu số, chẳng hạn như chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, xây dựng khoảng năm 1107 ở Châu Vị Long (Tuyên Quang), trong vùng của người Tày.

Chùa nhiều và sư cũng đông, trong thời Lý, có nhiều đợt dân đi làm tăng với số lượng khá đông. Ngay trong năm 1010, khi mới lên ngôi và mới dời đô ra Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã có lệnh cho độ dân làm sư... Năm 1014, vua lại chuẩn y lời tâu của tăng thống Thẩm Văn Uyển xin lập đàn chay ở chùa Vạn Tuế trong Thành Thăng Long để tăng đồ đến thụ giới. Hơn hai năm sau, năm 1016, hơn một nghìn người ở kinh đô Thăng Long được độ làm tăng đạo. Năm 1019, Lý Thái Tổ lại xuống chiếu độ dân trong cả nước làm sư...

Do nhiều người xuất gia đi làm sư, trong nhiều chùa thời Lý, số tăng đồ

lên rất đông. Sách Thiền Uyển Tập Anh cho biết: Thiền sư Đa Bảo ở chùa

núi Thiên Phúc (Tiên Sơn, Hà Bắc): “học trò có hàng nghìn người, nên chỗ ở

của sư thành một nơi tùng lâm sầm uất”[55, Tr. 156]. Tăng đồ của sư Nguyễn

Học ở Chùa Quảng Báo (Hà Bắc) lên đến hàng trăm người. Thiền sư Đạo Huệ ở chùa Quang Minh học trò có hơn nghìn người. Còn ở Chùa Thanh Tước

trên núi Du Hý (Hà Bắc cũ), nơi Thiền sư Trí Bảo tu hành thì “tăng đồ và dân

chúng đông như chợ”[55, tr.157].

Để nuôi sống một số tăng đồ lớn như vậy các chùa thời Lý thường có nhiều ruộng đất. Ruộng chùa có thể do nhà vua cắt ruộng công ban cho, nhưng cũng có nhiều quý tộc quan lại cúng ruộng cho chùa. “Theo Văn bia

chùa Vạn Phúc (chùa Phật tích ở Tiên Sơn, Hà Bắc) thì năm Thái Thuỵ Bình thứ 4 (1057) nhà chùa đã cho xây thêm một trăm ngôi chùa ở đây và cúng hơn một trăm thửa ruộng” {55, Tr.157}. Chùa Báo Ân (Mê Linh), dựng năm

1209 có chép một người họ Nguyễn đã cúng cho chùa nhiều thửa ruộng “các

sứ cộng 126 mẫu, cúng làm ruộng oản nuôi sư, 3 mẫu cho người giữ chùa, còn bao nhiêu để lại cho dân, phòng khi tu sửa, cùng là sắm cỗ chay oản quả, dịp hội hè, bố thí cho cô hồn” [55, Tr. 157].

Ruộng chùa thời Lý thường do dân làng xã canh tác, đóng tô, nhưng

trong một số chùa còn có cả “điền nô”, tức là một loại nô tỳ làm ruộng. Đại

Việt sử ký Toàn thư chép rằng: bấy giờ nhà chùa có cả điền nô và của chứa trong kho. Một số nhà sư còn được vua Lý cấp thực hộ, tức cho hưởng tô thuế của một số hộ nông dân. Sách Thiền Uyển tập anh có ghi, Thiền sư Mãn Giác

ở chùa Giáo Nguyên được vua Lý cho ăn lộc 50 hộ. Sau khi sư Không Lộ chết (1119), vua Lý xuống chiếu cho làm rộng thêm chùa và cho 20 hộ được miễn lao dịch để hương đèn thờ phụng. Sư Giác Hải chết, vua Lý Thần Tông cũng cho 20 hộ để thờ phụng sư...

Chính vì vậy nhà chùa có nhiều ruộng đất và của cải như vậy nên năm 1088, vua Lý Nhân Tông đã cho các quan văn cao cấp kiêm là chức đề cử - vị quan quản lý tài sản của chùa.

Tinh thần sùng Phật, còn được biểu hiện thông qua sinh hoạt Phật giáo, cùng với nhiều lễ hội của nó, đã trở thành một đặc điểm của văn hoá thời Lý. Do việc xây chùa tháp ở khắp nơi, luôn có những lễ hội được tiến hành để khánh thành các kiến trúc Phật giáo này. Có những hội lớn do nhà vua tổ chức. Chẳng hạn năm 1118, mở hội Thiên Phật (nghìn Phật) để khánh thành chùa Thắng Nghiêm Thánh Thọ. Năm 1119, mở hội khánh thành chùa Tịnh Lự. Năm 1121, mở hội khánh thành chùa Báo Thiên...

“Đến khi làm lễ khánh thành, sai phụng thường chỉnh đốn kiệu xe,

khiến phong bá quét sạch bụi bặm. Khói trầm đàn toả như mây toả khắp sơn khê....Chuông trống vang ầm, khánh kêu inh ỏi. Phía trước xe mây tam bảo, đằng sau kiệu báu thánh hoàng...”[55, tr162].

Dựng chùa có hội, mà tạc tượng đúc đồng cũng có. Sử chép năm 1036, mở hội long trì, khánh thành pho tượng Phật Đại Nguyện. Năm 1040, mởi hội La Hán, làm lễ khánh thành việc tạc hơn một nghìn tượng Phật, vẽ một nghìn tranh Phật...

Hơn thế nữa, dưới thời vua Lý Nhân Tông, sử còn chép hai lần sang Tống xin kinh Tam tạng, đó là vào năm 1081, sứ giả là Lương Dụng Luật, và năm 1098 sứ giả là Nguyễn Văn Tín. Như vậy thế kỷ XI, ở nước ta đã có

nhiều bộ kinh Tam tạng in và viết tay. Thiền Uyển Tập anh có chép vào thời

Lý các kinh phổ biến là Pháp Hoa, Viên Giác, Hoa Nghiêm, Kim Cương... Sang thời Trần các vua Trần Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông đều là đệ tử của nhà Phật, thậm chí còn là người lãnh đạo giáo hội Phật

giáo: “Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông là những nhà chính trị giỏi nhưng

đồng thời cũng là những phật tử thật sự” [30, Tr 279]. Đạo Phật giai đoạn này

đã trở thành yếu tố tâm lý liên kết toàn dân lại trong một mục đích chung là xây dựng và bảo vệ quốc gia. Trong giai đoạn đầu, các ông vua triều Trần cùng giới quý tộc vẫn ủng hộ Phật giáo. Vua vẫn tiếp tục ban đất cho chùa, vương hầu công chúa vẫn tiếp tục dựng nhiều chùa để làm phúc.

Sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ cũng nói: “Các chùa như

Hoàng Giang, Đông Cổ, An Sinh, Yên Tử, Phổ Minh Ngọc Thanh... dựng lên nhan nhản khắp nơi; những người cắt tóc làm tăng ni nhiều bằng nửa dân số thường, nhất là huyện Đông Triều, sự sùng thượng lại càng quá lắm: chùa chiền dựng lên, làng lớn có tới hơn 10 chùa, làng nhỏ cũng có chừng năm, sáu: ngoài bao bằng luỹ, trong sơn bằng vàng son” [30, Tr.388]. Chính vì

tăng sĩ quá đông nên Giáo hội Trúc Lâm đã tổ chức kiểm tra tự viện và làm sổ tăng tịch. Như vậy phong trào theo Phật trong quần chúng lên rất mạnh. Dân chúng tự động cất chùa, cúng dường ruộng đất cho chùa để cung cấp lương thực cho tăng sĩ. Ta có thể thấy rằng phần lớn những ngôi chùa nhỏ được dựng lên khắp nơi ở các làng đều do quần chúng dựng lên và nuôi dưỡng.

Nhờ sự giúp đỡ của giới quý tộc, thế lực kinh tế của các giáo hội Trúc Lâm cũng rất lớn. Các chùa có khá nhiều ruộng đất. Theo bia tháp Viên Thông, Pháp Loa đã được vua Trần Anh Tông cho 100 mẫu ruộng ở Hương Đội gia cấp luôn cả canh phu (người cày), sau lại cấp thêm 80 mẫu ruộng ở Hương An Đinh. Năm 1312, vua Trần Anh Tông lại cấp thêm 500 mẫu ruộng nữa cho Pháp Loa. Hoàng Hậu Tuyên Từ cũng cúng 300 mẫu cho chùa Siêu Loại. Năm 1318, Hoa Lư cư sĩ cúng 200 mẫu cho chùa Quỳnh Lâm.

Như vậy đến thời Pháp Loa giới quyền quý vẫn tiếp tục sùng Phật và mộ Phật. Năm 1316, vua Trần Anh Tông xin chính thức thụ Tại Gia Bồ Tát Giới. Năm 1319, Pháp Loa nhận lời mời của quốc phụ thượng tể Quốc Chấn vào giảng Đại Tuệ Ngữ Lục trong phủ An Hoa. Cũng năm ấy, ông trao giới tại gia cho Hoa Dương công chúa. Năm 1320, Tuệ Nhân Đại Vương xin được thụ Bồ Đề Tâm Giới, và quốc phụ thượng tể thụ Tại gia Bồ Tát Giới. Năm 1324 Chiêu Từ hoàng thái phi xuất gia, Thụ Bồ Tát Giới. Năm 1329 Tuyên Chân công chúa và Lệ Bảo công chúa cũng xuất gia.

Mỗi lần có việc dựng chùa, tô tượng, nhà vua và quý tộc quan lại lại quyên cúng rất nhiều của cải. Chẳng hạn, năm 1322 nhiều người trong triều

đình đóng góp vào việc cúng dường để đúc 1000 tượng Phật như: Thái hậu Bảo Từ, Bảo Huệ quốc mẫu, công chúa Bảo Vân, Văn Huệ Vương, Uy Huệ Vương, Đái Quan Vương, thượng vị Chương Nhân Hầu, Hoài Ninh Hầu, Đặng Trung Tử.... Và nếu không được sự ủng hộ của chính quyền thì giáo hội

đã không thể thực hiện được việc trung san Đại Tạng Kinh - công trình văn

hoá lớn nhất của Phật giáo đời Trần mà nay đã bị mai một.

Sùng Phật, trọng Phật đó là trạng thái của xã hội Đại Việt thời Lý - Trần. Không chỉ có nhà nước Lý - Trần sùng Phật, mà cả xã hội Đại Việt sùng Phật và vận dụng hài hoà tư tưởng từ bi, hỉ xả của đạo Phật

Phật giáo bắt đầu suy yếu từ thế kỷ XIV do tầng lớp ủng hộ Phật giáo mạnh mẽ là quý tộc nhà Trần đã mất dần uy lực chính trị và kinh tế. Chế độ sở hữu ruộng đất lớn bắt đầu tan rã. Các quan lại xuất thân nho học, bắt đầu nắm vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Nho giáo và chế độ khoa cử dần dần thay thế. Đặc biệt 1396, khi Hồ Quý Lý sa thải tông đồ, bắt những người dưới 40 tuổi phải hoàn tục, thì Phật giáo thực sự mất vai trò huy hoàng của mình

2.1.2. Xây dựng mô hình tập quyền thân dân thời Lý - Trần

Trong suốt gần bốn thế kỷ, vai trò của Phật giáo được phát huy cao độ, tinh thần Phật giáo đã là chất liệu cố kết nhân tâm, là cầu nối giữa chính quyền trung ương với địa phương. Vị Hoàng Đế đầu tiên cai trị đất nước bằng một bộ máy dân sự là Lý Công Uẩn. Ông là người sáng lập ra triều Lý vào năm 1009, và khai sinh ra thủ đô Thăng Long vào năm 1010. Ông sớm nhận thức được vai trò của nhân dân, trong công cuộc xây dựng đất nước. Trong

Chiếu dời đô ông viết “trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân”. Tư tưởng thân

dân, khoan dân, lấy dân làm gốc, coi dân như lực lượng quyết định trong công cuộc bảo về đất nước. Thời kỳ này tư tưởng chính trị tiêu biểu được phản ánh thông qua hai đại biểu kiệt xuất; Vua đầu triều Lý Công Uẩn và vị tướng tài Lý Thường Kiệt.

Ngay từ đầu thời Lý, xu thế tập trung quyền lực vào tay Hoàng Đế đã

được thể hiện rõ. Nhưng tính chất tập quyền của thời kỳ này là một kiểu tập

quyền thân dân, quyền lực của Hoàng đế và triều đình dựa trên sự ủng hộ của

dân. Mô hình này đã phát huy cao độ tính chất làng – nước hoà đồng đã hình thành từ buổi đầu dựng nước. Thay vì dựa vào quân đội thường trực mạnh như thời Đinh, nhà Lý thực thi chính sách “Ngụ binh ư nông” (gửi lính vào nhà nông) với nguyên tắc “tĩnh vi nông, động vi binh” (khi hoà bình thì làm nhà nông, lúc chiến tranh thành chiến binh), theo đó triều đình quản lý chặt chẽ dân đinh, thường xuyên tổ chức các kỳ huấn luyện quân sự cho các trai làng, sau đó họ lại trở về làm ruộng như các nông dân khác. Khi có chiến tranh họ tòng quân nhập ngũ, tham gia chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Để thực thi chính sách này nhà Lý phải dựa vào làng xã trên cơ sở thực thi đường lối thân dân. Cũng từ đây, triều đình bắt đầu quan tâm đến chính sách đoàn kết các dân tộc thiểu số - đó là chính sách “nhu viễn” (mền mỏng với phương xa) và chính sách kimi, đưa công chúa gả cho các tù trưởng miền núi, thực chất là tranh thủ các tù trưởng ở miền núi nhằm cố kết các cộng đồng dân cư trong một quốc gia đa dân tộc. Sử chép từ năm 1036 thời Lý Thái Tông cho đến 1167 thời Lý Anh Tông, ít nhất có chín trường hợp gả công chúa cho tù trưởng các châu thuộc vùng trung - thượng du Bắc Bộ ngày nay. Cụ thể: Năm 1029, Lý Thái Tông gả công chúa Bình Dương cho châu mục châu Lạng (vùng Lạng Sơn và một phần Bắc Giang) là Thân Thiệu Thái. Năm 1036, Lý Thái Tông gả công chúa Kim Thành cho Lê Tông Thuận châu mục châu Phong (Vĩnh Phú). Cùng năm trên gả công chúa Trường Ninh cho châu mục Thượng Oai (?) là Hà Thiện Lãm. Năm 1066, Lý Thánh Tông gả công chúa Thiên Thành cho Thân Đạo Nguyên 2 châu Lạng (Lạng Sơn và một phần Bắc Giang). Năm 1082, Lý Nhân Tông gả công chúa Khâm Thánh cho châu mục châu Vị Long (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) là Hà Di Khánh. Năm 1127, Lý Nhân Tông gả công chúa Diên Bình cho thủ lĩnh phủ Phú Lương (Thái

Nguyên) là Dương Tự Minh... Một khi đã lấy công chúa, các tù trưởng địa phương có quan hệ mật thiết với nhà vua như cha con. Như vậy lãnh thổ và cư dân trong thực tế nhà vua giao cho con rể quản lý.

Ngoài ra nhà vua còn thực hiện chính sách “tịch điền”, việc vua đi cày chỉ là cử chỉ tượng trưng, nhưng nó ảnh hưởng đến tâm lý người nông dân

“Đời Lý rất coi trọng việc làm ruộng, năm nào vua cũng đi xem cấy, xem gặt”

[58, tr 137].

Năm giáp thân (1044), khi vua Lý Thái Tông đánh thắng Chiêm Thành

trở về, đã xuống chiếu xá một nửa tiền thuế cho dân. Chiếu rằng: “Việc đánh

dẹp phương xa làm tổn hại đến công việc nhà nông. Thế mà ngờ đâu mùa đông năm nay lại được mùa lớn. Nếu trăm họ no đủ thì chẫm còn lo gì thiếu thốn! vậy xá cho thiên hạ một nửa tiền thuế năm nay” [sdd, 63, tr 224-225].

Mất mùa giảm thuế đã đành, ở đây được mùa cũng giảm thuế, bởi vì như vua

đã nói “nhân dân no đủ thì vua không sợ thiếu thốn”.

Vào năm 1103 những người “Con gái nhà nghèo đến mức phải đợ

mình làm mướn, con trai nghèo đến nỗi không có vợ” [31, Tr. 338] thì “Thái

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị ở Việt Nam thời Lý - Trần ( 1009 - 1400) (Trang 34 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)