Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Thông tin di truyền chứa trong ADN được lưu giữ và truyền từ thế hệ tế bào, từ thế hệ cha mẹ sang thế hệ sau theo cơ chế nào?
- Thông tin di truyền được truyền qua các thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác, từ thế hệ cha mẹ sang con cái theo cơ chế sao chép.
- Hình thức truyền thông tin di truyền là gì?
- Hình thức truyền thông tin theo mã di truyền.
Nguyên tắc sao chép của ADN
Sự sao chép (tái bản) của ADN theo những nguyên tắc nào?
- ADN sao chép theo các nguyên tắc như: nguyên tắc khuôn mẫu, nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X) và nguyên tắc giữ lại một nửa (nguyên tắc nửa bảo toàn).
Cơ chế sao chép của ADN
Ở tất cả các sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn, sự sao chép ADN đều theo cơ chế sao chép nửa gián đoạn. Một mạch mới được tổng hợp liên tục, còn một mạch mới thứ 2 tổng hợp từng đoạn rồi các đoạn nối với nhau.
Trước hết đề cập đến sao chép ADN ở E.coli là một trong các sinh vật nhân sơ điển hình.
Cho học sinh quan sát Hình 1 SGK 12 - và đặt câu hỏi:
- Bắt đầu sao chép, ADN tách ra hình thành 2 mạch đơn có đầu thế nào?
- ADN tách ra thành 2 mạch đơn, một mạch có đầu 3’-OH và mạch kia có đầu 5’-P
- Các enzim và các nhân tố tham gia và chức năng của chúng là gì?
- Các enzim tham gia:
+ ARN pôlimeraza: tổng hợp đoạn mồi. + ADN pôlimeraza; kéo dài mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
+ Enzim nối: để nối các đoạn Okazaki - Các nhân tố tham gia;
+ ADN khuôn
+ Đoạn mồi để bắt đầu sao chép - Mạch khuôn nào tổng hợp mạch mới
bổ sung, liên tục? Mạch khuôn nào tổng hợp gián đoạn?
- Mạch khuôn có đầu 3’-OH tách trước thì mạch mới bổ sung tổng hợp liên tục. Mạch khuôn có đầu 5’-P tách trước thì mạch mới bổ sung tổng hợp các đoạn Okazaki.
Cho học sinh quan sát Hình 1 SGV 12 và đặt câu hỏi:
- Sinh vật nhân chuẩn có nhiều phân tử ADN. Vậy sự sao chép của ADN có những điểm gì khác với sinh vật nhân sơ?
- Sinh vật nhân chuẩn có nhiều phân tử ADN, hình thành nhiều vòng sao chép trên một phân tử ADN. Các phân tử ADN khác nhau có thể sao chép đồng thời. Các enzim tham gia sao chép có nhiều loại hơn so với nhân sơ.
Khái niệm về gen
Khái niệm cơ bản nhất khi nghiên cứu di truyền học là khái niệm về gen - Gen là gì? - Gen là một đoạn của phân tử axit
nucleic mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm như prêtêin hay ARN.
- Gen có bao nhiêu loại? Chức năng chủ yếu của các loại gen này là gì?
- Gen có nhiều loại như:
+ Gen cấu trúc: mã hoá cho tổng hợp chuỗi pôlipeptit trong prôtêin.
+ Gen điều hoà: tạo sản phẩm kiểm soát hoạt động của gen khác.
này sang vị trí khác trong hệ gen (có thể mang gen khác và di chuyển đồng thời).
Mã di truyền
Thông tin di truyền chứa trong ADN qui định sự gắn kết các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
Trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong gen (ADN) qui định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin được gọi là mã di truyền. Mã di truyền được đọc trên mARN.
Mã di truyền là mã bộ ba. Tại sao vậy? - Mã di truyền là mã bộ ba vì có các bằng chứng chứng minh:
+ Có 4 loại nuclêôtit (A, T, G, X) mà được mã hoá cho 20 loại axit amin. Nếu mã do 1 hoặc 2 nuclêôtit thì không đủ. Do vậy có thể là mã bộ ba (43 = 64 tổ hợp). Số tổ hợp nhiều hơn do có thể nhiều bộ ba mã hoá cho 1 loại axit amin và có 3 bộ ba kết thúc.
+ Nhiều bằng chứng đột biến gen cũng chứng minh mã di truyền là bộ ba.
- Giáo viên nêu tóm tắt 5 đặc tính của mã di truyền.
IV. Củng cố
- Thế nào là sao chép ADN kiểu nửa gián đoạn?
- Đoạn Okazaki là gì? Được sao chép ở mạch khuôn nào?
- Sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có những điểm gì khác với sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ.
- Có bao nhiêu loại gen? Chức năng của chúng là gì? - Nêu bằng chứng, chứng tỏ mã di truyền là mã bộ ba.