Chủ động trong công tác huy động và sử dụng VLĐ.

Một phần của tài liệu phân tích và hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động tại công ty đóng tàu phà rừng (Trang 41 - 44)

II. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

c. Tình hình quản lý hàng tồn kho của Công ty.

3.2.1. Chủ động trong công tác huy động và sử dụng VLĐ.

3.2.1.1. Giải pháp tạo lập vốn cho Công ty.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty có thể huy động một lượng vốn tiền tệ nhất định. Do đó việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng VLĐ là một trong những biện pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.

Với nhiệm vụ chính :Đóng mới và ửa chữa tàu biểnVLĐ của Công ty cần phải chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Hàng năm để quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, Công ty thường phải dự trữ một lượng nguyên vật liệu khá lớn. Nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo việc tổ chức và sử dụng VLĐ mang lại hiệu quả cao, theo tôi khi lập kế hoạch huy động và sử dụng VLĐ Công ty cần chú trọng một số vấn đề sau:

- Trước hết phải xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu thu mua nguyên vật liệu, đảm bảo tính liên tục cho quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn cần thiết phục vụ cho tái đầu tư trong các lĩnh vực: Đổi mới trang thiết bị, đào tạo cán bộ công nhân viên ...Từ đó đề

ra các biện pháp huy động nhằm cung ứng một cách đầy đủ, kịp thời, tránh tình trạng thiếu vốn như hiện nay, gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng VLĐ.

- Trên cơ sở xác định VLĐ như kế hoạch đã lập, Công ty cần xây dựng kế hoạch huy động bao gồm: Việc lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định số vốn hiện có, số vốn cần bổ sung. Theo tôi để đảm bảo cho nhu cầu VLĐ, trước hết Công ty cần phải tìm cách huy động tối đa nội lực từ bên trong, tăng cường huy động các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn trước mắt, tận dụng các khoản nợ ngắn hạn chưa đến thời hạn thanh toán như các khoản phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước nhưng chưa đến kỳ nộp, áp dụng hình thức tín dụng thương mại (Mua chịu đối với người cung cấp), bởi khi sử dụng các khoản vốn này giúp Công ty không phải bỏ ra chi phí, Công ty càng có nhiều điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Thực tế đã cho thấy số vốn bị chiếm dụng của Công ty hiện nay là quá lớn, buộc Công ty phải đi vay ngắn hạn để có vốn sản xuất. Như vậy nếu Công ty nhanh chóng thu hồi được các khoản phải thu thì sẽ có vốn để bổ sung cho nhu cầu VLĐ, từ đó giảm được các khoản vay Ngân hàng, giảm được chi phí vay không đáng có. Để làm được điều này theo tôi Công ty nên áp dụng các biện pháp như: Chiết khấu, giảm giá ở một mức độ hợp lý đối với khách hàng quen thuộc và thanh toán trước thời hạn, đồng thời có biện pháp đôn đốc khách hàng thanh toán tiền hàng, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá nhiều như năm vừa qua.

Công ty cũng có thể vay của cán bộ công nhân viên, đây là một nguồn vốn rất hữu ích vì tiềm năng của nó nhiều khi là rất lớn. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của Công ty, thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng tăng theo, họ có điều kiện bỏ ra những khoản tiền tích luỹ, đầu tư. Công ty nên khai thác tập trung nguồn vốn này sẽ giúp cho Công ty có thêm vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải thông qua các thủ tục phức tạp, những đòi hỏi khắt khe của Ngân hàng khi muốn vay vốn. Hơn nữa, về phía cán bộ công nhân viên trong Công ty, việc cho Công ty vay vốn trước hết là họ sẽ được hưởng lãi suất thích đáng, đồng thời tăng thêm sự gắn bó của mình với Công ty, thúc đẩy họ hoạt động tích cực hơn bởi vì trong đó có cả số vốn mà họ đã đầu tư vào Công ty.

vay Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Trong những năm vừa qua số vốn vay Ngân hàng của Công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao, khi sử dụng nguồn vốn này Công ty phải trả một khoản lãi suất nhất định do đó tất cả các khoản vốn mà Công ty huy động được cần phải đưa vào sử dụng ngay, sử dụng có hiệu quả nếu không tình hình tài chính của Công ty sẽ không gặp phải không ít khó khăn. Đồng thời trong thời gian tới Công ty cần xây dựng được những dự án kinh doanh mới có hiệu quả và thuyết phục để có thể xin cơ quan quản lý cấp trên cấp thêm vốn cho sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên để có thể khai thác tốt nguồn vốn này đòi hỏi Công ty phải hoạt động có hiệu quả và tình hình tài chính của Công ty phải ổn định, rõ ràng nhờ đó mới có thể nâng cao uy tín của Công ty đối với cán bộ công nhân viên, Ngân hàng, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý cấp trên, tạo niềm tin của họ và hoạt động kinh doanh của Công ty. Song song với kế hoạch tổ chức huy động vốn, Công ty cần chủ động lập kế hoạch về phân phối và sử dụng số vốn đã tạo lập được sao cho có hiệu quả nhất.

3.2.1.2. Về chiến lược sử dụng vốn của Công ty.

Khi đưa các nguồn vốn huy động được vào sử dụng, Công ty cần căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh đã lập, làm cơ sở điều trị cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Nếu trong trường hợp có phát sinh thêm nhu cầu VLĐ, Công ty cần chủ động đáp ứng kịp thời nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục, không gián đoạn. Ngược lại, nếu thừa VLĐ Công ty phải có biện pháp xử lý linh hoạt như đầu tư mở rộng sản xuất, cho các đơn vị khác vay... làm cho đồng vốn luôn vận động và không ngừng sinh sôi nảy nở .

Kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh là một bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như đối với các kế hoạch khác, do đó việc lập các kế hoạch này nhất thiết phải dựa vào sự phân tích tính toán và các chỉ tiêu kinh tế tài chính của các kỳ trước làm cơ sở, kế hoạch phải được lập sát, đúng, toàn diện và đồng bộ làm cơ sở tin cậy cho việc tổ chức và sử dụng VLĐ mang lại hiệu quả cao nhất cho Công ty. Sau khi xây dựng kế hoạch huy động vốn, việc lựa chọn nguồn vốn nào phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế, nhưng tốt hơn là nên huy động nguồn vốn Công ty tự bổ sung từ các quỹ, nếu vẫn thiếu mới vay Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Khi vay vốn cần tránh để tình trạng vốn vay chiếm tỷ lệ lớn hơn tài sản lưu động. Nếu Công ty có nguồn vốn tự bổ sung lớn thì sẽ có sức hút mạnh đối với các

nhà cho vay, các chủ nợ vì như vậy Công ty sẽ có khả năng trả các khoản nợ hơn. Công ty sẽ mạnh dạn trong việc ra quyết định đầu tư, khẳng định tiềm năng của mình. Tuy nhiên cần phải biết bảo quản, mở rộng vốn đi vay bằng cách khi bỏ ra một lượng vốn đầu tư phải làm sao cho vòng luân chuyển vốn lại thấp nhất. Ngoài ra Công ty nên tận dụng bộ phận tiền chưa sử dụng trong qũy để kinh doanh như vậy sẽ làm giảm bớt gánh nặng về lãi suất vay, từ đó có điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

Một phần của tài liệu phân tích và hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động tại công ty đóng tàu phà rừng (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w